Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

VÀI LỜI CUỐI CHO BÁC SỸ TRƯƠNG THÌN

Bài viết của Nguyễn Thu Trâm:

                  TRƯƠNG THÌN

 
Đã khá lâu tôi không nhắc đến tên của bác sỹ Trương Thìn trong các bài viết của tôi, bởi khi hai nhạc sỹ trẻ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị đưa ra tòa xét xử và kết án vào ngày 30 tháng 10 năm 2012.Trong  một bài viết để lên tiếng về sự việc đó, tôi đã đặt câu hỏi “Sao Không Xuống Đường?” trong đó tôi đã nêu đích danh các nhân sỹ trí thức, các dân biểu, nghị sỹ, các tu sĩ, các giáo sư đối kháng với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chuyên xuống đường biểu tình, chống đối… và tôi cũng đã hỏi Bác sỹ Trương Thìn và một số cựu sinh viên “cấp tiến” của miền Nam rằng sao các anh không xuống đường để đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho hai nhạc sỹ trẻ yêu nước, như các anh đã từng xuống đường, đã tuyệt thực để đòi hỏi chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trả tự do cho những sinh viên cộng sản Dương Văn Đầy, Đỗ Hữu Bút, Nguyễn Ngọc Phương , Cao Thị Quế Hương, Huỳnh Tấn Mẫm…  bị bắt vào ngày 10 tháng 3 năm 1970 khi cơ quan công lực đã có đủ bằng chứng rằng đó là những đoàn viên, đảng viên cộng sản, là cán bộ thành đoàn được mặt trận giải phóng cài cắm vào đội ngũ sinh viên học sinh để lèo lái tập thể sinh viên Sài Gòn tham gia vào nhiều hình thức đấu tranh chống chính quyền, phá rối hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa…  Rồi không lâu sau khi bài viết được đăng tải trên các báo mạng, thì từ Sài gòn một thân hữu của bác sỹ Trương Thìn đã gửi email cho tôi báo tin rằng hiện bác sỹ Trương Thìn đang bệnh rất nặng, có thể là những ngày cối đời và ông cũng hết sức ray rức về những việc làm của mình trong thời trai trẻ lạc lầm. Thân hữu của Bác sỹ Trương Thìn cũng mong tôi đừng nhắc lại chuyện quá khứ của ông và nhóm sinh viên do ông phụ trách nữa. Từ đó, tôi đã không còn nhắc gì đến chuyện buồn về những việc làm của một số nhân sỹ trí thức miền Nam và của nhóm sinh viên học sinh ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản đó cho đến nay.

Giờ đây, khi nghe tin bác sỹ Trương Thìn đã chết tôi lại đọc được nhiều bài báo lề đảng ca ngợi, táng dương ông hết lời thậm chí có một số bài viết còn vinh danh ông như một danh nhân lỗi lạc của dân tộc, mặc dù khi ông còn sống thì chính quyền cũng đâu có tin dùng ông cho xứng đáng với những công trạng ông đã có với đảng, với “bác” ngay khi ông đang là lãnh tụ của nhóm sinh viên chống chính thể Cộng Hòa ở miền Nam, mà nhà nước chỉ bố thí cho ông những công việc mang tính vô thưởng vô phạt, như một hình thức ngồi chơi xơi nước, bởi thực ra cộng sản chỉ lới dụng máu xương của ông và các đồng đội của ông thôi chứ chúng đâu có bao giờ đi tin dùng những kẻ mà từ khi sinh ra đã mang trong người dòng máu phản phúc như các ông, vì cộng sản cũng suy nghĩ được rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa vốn đã ban phát cho các ông quá nhiều ân huệ trong cuộc đời mà các ông còn phản trắc, còn chống nghịch  được, còn ăn cháo đái bát được, thì với chế độ cộng sản sẽ tước đoạt hết tất cả mọi quyền tự do căn bản của con người thì những kẻ đã từng phản phúc như các ông rồi sẽ tạo phản, sẽ chống nghịch lại họ là chuyện làm sao tránh khỏi.
Điều đó đã từng xãy ra trong lich sử con người từ ngàn xưa đến nay rồi mà! Và trong chế độ cộng sản thì việc đó lại càng xảy ra nhiều hơn, vì cộng sản vốn là chúa tể vắt chanh bổ vỏ mà! Đến cả ông Võ Nguyên Giáp trước làm bộ trưởng quốc phòng, sau làm bộ trưởng đặt vòng ngừa thai, thì đối với bác sỹ Trương Thìn được nhà nước bổ nhiệm làm Phó Giám Đốc Sở Y Tế và Hội trưởng hội đông y thành phố, chuyên nghiên cứu về thuốc xuyên tâm liên thì cũng là lẽ thường.
Dù rằng nghĩa tử là nghĩa tận, nhắc đến những tội lỗi của một người đã chết là điều không nên, nhưng vì những việc làm của ông Trương Thìn và những sinh viên học sinh do ông phụ trách đã khiến cho miền Nam tự do rơi vào tay cộng sản, khiến cho đất nước Việt Nam đắm chìm trong  tăm tối, khiến cho dân tộc Việt Nam điêu linh và đó đích thị là tội ác với quê hương, với dân tộc, với tiền nhân và với hồn thiên sông núi, cho nên nếu không một lần nhắc lại những tội ác đó e rằng chúng tôi cũng đắc tội với quê hương. Cho nên một lần nữa tôi lại viết về sinh viên y khoa Trương Thìn, về bác sỹ Trương Thìn thêm một lần cuối, rồi những đúng sai, những lầm lạc trong cuộc đời ông lịch sử sẽ phán xét, vì ta không thể chấp nhận để riêng cho báo chí lề phải viết về ông để  chỉ ca ngợi, để tán dương ông, một con người trí thức mà đối với đất nước Việt Nam, với dân tộc Việt Nam ông đã phạm quá nhiều tội lỗi.
Nhiều người từng biết rằng bác sỹ Trương Thìn sinh ra và lớn lên ở  Huế, học hết bậc trung học ở trường Trung Học Hàm Nghi ở Thành Nội Huế rồi đi học y khoa ở Sài gòn và trở thành lãnh tụ của sinh viên thân cộng ở Sài gòn. Nhưng đã có ai từng đặt câu hỏi rằng liệu bác sỹ Trương Thìn có vai trò gì trong cuộc thảm sát đồng bào Huế Mậu Thân 1968 và ông có cảm giác như thế nào khi những người người cộng sản đồng chí của ông đã thảm sát hàng ngàn đồng bào, đồng hương của ông một cách man rợ như thế trong biến cố tết Mậu Thân? Đã có ai đặc câu hỏi rằng tại sao một trí thức như sinh viên Trương Thìn lại có thể mù quáng đến mức tin cộng sản và theo cộng sản? Bởi nơi ông Trương Thìn sinh ra là làng Bao Vinh không xa thành phố Huế lắm, có một bến cảng được ví như là một Hội An của đất kinh kỳ, tức là nơi mà cư dân có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với đủ nên văn hóa Đông-Tây thì sao mà ông Trương Thìn lại dễ dàng bị cộng sản lừa bịp đến vậy? Xưa nay cộng sản chủ yếu chỉ lợi dụng và lừa bịp thành phần dân chúng bần hàn và ít học thôi mà! Lạ quá!
Về việc sinh viên Trương Thìn chon học ngành y khoa cũng là chuyện lạ! Bởi lời tuyên thệ của sinh viên y khoa trong ngày tốt nghiệp nghe ra vô cùng nhân văn và cao cả như sau:
 “Trước đấng tối cao mà tôi tin tưởng,
Trước Apollon thần chữa bệnh, trước Æsculapius thần y học, trước thần Hygieia và Panacea, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên thần.
 
Trước di ảnh của y tổ Việt Nam  và thế giới Hải Thượng Lãn Ông và Hippocrate.
 
Trước các thầy và các bạn đồng môn và nhất là trước lương tâm chức nghiệp của tôi, tôi xin tuyên bố sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời tuyên thệ và lời cam kết sau đây:

Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và nếu họ muốn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ mà không lấy tiền công và cũng không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bởi một lời cam kết và một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.

Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.

Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.

Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc đó cho những người chuyên.

Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Tôi sẽ luôn coi nghề thày thuốc mà tôi đã chọn là một cơ hội để cứu người, giúp đời chứ không phải là một phương tiện thượng mại.
 
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người.
 
Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại.
Thật là cao cả thay những bác sỹ y khoa, bởi họ đã chọn nghề thầy thuốc như là chọn lựa một cơ hội để cứu người, giúp đời chứ không phải là một phương tiện thương mãi!
 Nhưng thật lạ là nhiều sinh viên y khoa sài gòn của những năm 1960s lại là đoàn viên, đảng viên cộng sản, là những cơ sở của biệt động Sài gòn, họ không chỉ xuống đường kích động, đấu tranh chống chính quyền và phá hoại hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa, mà trong biến cố Mậu Thân 1968 họ cũng là chỉ điểm cho những cuộc tấn công đẫm máu, những vụ thảm sát đồng bào, đồng chủng giữa những ngày Xuân tưởng như thanh bình đó. Tại sao những sinh viên y khoa lại không luyện rèn y đức, y nghiệp để cứu người mà chỉ toàn đi giết người như vậy? Lạ quá!
Và chắc nhiều người cũng biết rằng sau khi tốt nghiệp Đại Học Y Khoa Sài gòn, bác sỹ Trương Thìn cũng đã tham gia quân đội trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến – Một bác sỹ quân y cộng sản được đưa vào tùng sự trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sát cộng. Lạ quá! Có lẽ ngành an ninh quân đội của Việt Nam Cộng Hòa không biết việc này chăng? Mỗi khi nhớ đến sự việc này, tôi không khỏi giật mình khi nghĩ rằng với ngần ấy thời gian phục vụ trong quân y của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến, bác sỹ Trương Thìn đã làm gì khi phải điều trị cho hàng ngàn thương binh, bệnh binh Thủy Quân Lục Chiến? Có khi nào lý tưởng cộng sản trong trái tim ông lấn át cái lương tâm chức nghiệp của ông, khiến ông không còn nhớ đến lời thề Hippocrate mà trở thành một “dũng sỹ diệt Mỹ Ngụy” thì bác sỹ Trương Thìn chắc chắn sẽ trở thành anh giải phóng quân giết người có bằng cấp, nên không cần đến bom mìn súng đạn như Bảy Lốp hay những đặc công, những du kích khác…. Biết đâu chừng!
Vì vậy mà sau khi miền Nam bị hoàn toàn rơi vào tay cộng quân Bắc Việt thì cả triệu sỹ quan, hạ sỹ quan của QLVNCH phải bị tập trung cải tạo, trong số đó dễ có đến cả hàng ngàn sỹ quan quân y, trong khi đó cựu sỹ quan quân y Trương Thìn vẫn an nhiên tự tại ở Sài gòn, rồi được đảng và nhà nước bổ nhiệm chức phó giám đốc sở y tế thành phố HCM, viện trưởng viện y dược học thành phố HCM và vẫn tiếp tục sinh hoạt văn nghệ với nhóm những cựu sinh viên “Hát Cho Đồng Bào Tôi Nghe” thuở trước, với cả bác sỹ chính trị Huỳnh Tấn Mẫm nữa.
Tôi không biết, nhưng một số bè bạn thì rỉ tai nhau rằng bác sỹ quân y Trương Thìn đã vì nuốt lời thề Hippocrate trong thời gian phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH, nên cuối đời ông phải khổ đau bệnh tật như vậy lại không có một mụn con trai để nối dõi tông đường cho dòng họ Trương, tức là Trương Thìn đã “vô hậu kế đợi”. Tôi không biết, nhưng một số bạn bè khác cũng rỉ tai nhau rằng bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm cũng vậy, cũng vô hậu kế đợi, rằng vợ chồng Tấn Mẫm chỉ sinh được một mụn con trai nhưng lại bị thiểu năng trí tuệ. Tôi không biết, nhưng bạn bè rỉ tai nhau rằng hai tên đồ tể máu lạnh của Mậu Thân 1968 ở Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thị Mỹ Da cũng vô hậu kế đợi, chỉ sinh được 3 “con vị giời” thôi. Nhiều người cho rằng ấy là cái phúc cho dân tộc Việt bởi những kẻ ác nhân thất đức đã bị tuyệt tự chứ không còn truyền tôn nối tử để tàn hại quê hương được nữa…
“Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”: Lưới Trời lồng lộng nhưng có ai thoát được đâu! Những kẻ ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản để mang lại tang thương cho đất nước để tàn hại giống nòi thì rồi cũng sẽ như Trương Thìn, Huỳnh Tấn Mẫm và Hoàng Phủ Ngọc Tường mà thôi.
                                                                                 Ngày 20 tháng 01 năm 2013

Điều 4 Hiến pháp và quyền con người





Trong Hiến pháp của tất cả các nước trên thế giới đều qui định quyền lực tối thượng của quốc gia thuộc về nhân dân. Và tất cả những gì có liên quan đến tự do đều thuộc về Hiến pháp.
Hiến pháp không chỉ là văn kiện pháp lý cao nhất qui định hình thức hay thể chế chính trị quốc gia, mà còn là một văn kiện pháp lý cao nhất bảo đảm quyền của người dân chống lại mọi trường hợp lạm quyền của chính phủ.Bổn phận của mọi quyền lực quốc gia là bảo vệ và kính trọng phẩm giá con người.

Mâu thuẫn với nhân quyền

Quốc hội Việt Nam bắt đầu đưa bản dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi ra lấy ý kiến nhân dân. Mục đích của việc lấy ý kiến của nhân dân là để cho bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi sẽ hoàn thiện hơn trước khi được Quốc hội thông qua.
Tất cả mọi người dân Việt Nam đều mong muốn có một bản Hiến pháp mới tôn trọng và bảo đảm nhân phẩm và các quyền con người.
Và Hiến pháp mới phải định định hình nên một thể chế dân chủ để cho mọi người dân đều có quyền ngang nhau trong việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Bởi quyền và trách nhiệm của mỗi công dân, chúng ta có nghĩa vụ phải góp ý vào bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi.
Trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến sự xung đột, mâu thuẫn giữa điều 4 Hiến pháp với các quyền con người về chính trị.
Điều 2 bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhà nước là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”.
Điều này được hiểu là đa số người dân có toàn quyền quyết định về thể chế chính trị, kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng,… thông qua trưng cầu dân ý. Đa số người dân có quyền lựa chọn đảng cầm quyền, người đứng đầu quốc gia thông qua cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Tức là đa số người dân có quyền quyết định đảng nào là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Tóm lại là đa số người dân có quyền quyết định về mọi vấn đề của đất nước. Các tổ chức, đảng phái chính trị có trách nhiệm đưa ra các ứng cử viên, cương lĩnh, đường lối của mình để nhân dân lựa chọn và quyết định.
Trong khi đó điều 4 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Điều này đã phủ nhận quyền lực của nhân dân trong việc lựa chọn đảng cầm quyền thông qua bầu cử cũng như phủ nhận quyền lực của nhân dân trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Qui định của điều 4 trái với nguyên tắc của một thể chế Nhà nước dân chủ. Như vậy rất rõ ràng là điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 2.
Nếu Quốc hội giữ điều 4 qui định quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội là của đảng Cộng sản thì điều 2 phải sửa lại là “Nhà nước là của đảng Cộng sản, do đảng Cộng sản và vì đảng Cộng sản. Tất cả mọi quyền lực Nhà nước thuộc về đảng Cộng sản.”
Hoặc là ngược lại, Quốc hội muốn giữ điều 2 qui định “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân thì phải sửa đổi toàn bộ điều 4.

Bất bình đẳng?

Điều 6 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.”
Điều này được hiểu là mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo,… đều có quyền ứng cử trực tiếp vào vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước, chính quyền từ trung ương đến địa phương.
Nhưng điều 4 lại chỉ cho phép những công dân là đảng viên đảng Cộng sản có quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Điều 4 đã bóp chết quyền của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 6.
Điều 17 qui định “ Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Điều này được thể hiện là nhu cầu của một chủ thể tự nhiên với tư cách một con người cần phải có và buộc phải có.
Sẽ không có tự do nếu không có sự bình đẳng thực sự giữa các thành viên trong xã hội với nhau.
Quyền bình đẳng còn là một giá trị nhân bản của xã hội loài người. Quyền bình đẳng trước pháp luật là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử do sự khác nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị,…
Trong đời sống chính trị, quyền bình đẳng trước pháp luật được hiểu là mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc tự do tham gia ứng cử vào các vị trí lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Trong khi đó theo tinh thần của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội tham gia ứng cử vào các vị trí để lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Hiện nay, ở Việt Nam chỉ có hơn 3 triệu công dân là đảng viên đảng Cộng sản, trong khi có hơn 80 triệu công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản.
Như vậy, thật rõ ràng là hơn 3 triệu đảng viên đảng Cộng sản đã tước đoạt quyền và cơ hội của hơn 80 triệu công dân khác.
Như vậy điều 4 đã phủ nhận quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân. Điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 17 và trái với nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt quan điểm chính trị, đảng phái,…
Điều 29 của bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi qui định “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội”. Theo tinh thần của điều này thì mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, đảng phái, quan điểm chính trị, tôn giáo, nghề nghiệp, thời gian cư trú,…đều có quyền tham gia quản lý, lãnh đạo đất nước một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện mà họ lựa chọn trong việc tham gia ứng cử hay bầu cử.
"Từ khi quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản đã được qui định trong điều 4 Hiến pháp 1980 đã không làm cho đảng Cộng sản mạnh hơn. Ngược lại đã làm cho đảng Cộng sản ngày càng suy yếu về đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý."
Nhưng theo qui định của điều 4 thì chỉ những công dân Việt Nam là đảng viên đảng Cộng sản mới có quyền và cơ hội để tham gia quản lý, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Một lần nữa, điều 4 lại phủ nhận quyền và cơ hội của những công dân không phải đảng viên đảng Cộng sản trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. Như vậy điều 4 đã mâu thuẫn và xung đột với điều 29.
Qua các phân tích trên, chúng ta thấy rằng các điều 2, điều 6, điều 17 và điều 29 có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau nhằm khẳng định các quyền con người về chính trị của công dân là bất khả xâm phạm.
Qui định của điều 4 thể hiện nguyên tắc phản dân chủ, nó trái với nguyên tắc của một thể chế chính trị dân chủ. Điều 4 đã vô hiệu hóa việc công dân thực hiện quyền lực Nhà nước bằng hình thức dân chủ trực tiếp. Điều 4 đã xóa bỏ quyền bình đẳng và quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của hơn 80 triệu công dân Việt Nam không phải là đảng viên đảng Cộng sản.
Trong thực tế, từ khi quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội của đảng Cộng sản đã được qui định trong điều 4 Hiến pháp 1980 đã không làm cho đảng Cộng sản mạnh hơn. Ngược lại đã làm cho đảng Cộng sản ngày càng suy yếu về đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý.
Trước hiện trạng tham nhũng trở thành quốc nạn, giặc nội xâm của dân tộc, sự suy đồi về đạo đức và lối sống của các đảng viên. Hầu hết những lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản đều thừa nhận một thực tế hiển nhiên là họ ngày càng đánh mất uy tín và niềm tin của nhân dân. Họ đã thừa nhận nguy cơ đảng Cộng sản bị mất quyền lực trong một cuộc cách mạng xã hội do nhân dân tiến hành.
Quan điểm của tôi cho rằng khi đảng Cộng sản Việt Nam từ bỏ quyền lãnh đạo trong điều 4 Hiến pháp thì sẽ tạo ra thách thức thực sự cho đảng Cộng sản. Từ đó, họ sẽ có động lực để chỉnh đốn đảng và xây dựng một đội ngũ những nhà lãnh đạo có đạo đức, năng lực, uy tín để giới thiệu với nhân dân.
Thách thức đó sẽ làm cho đảng Cộng sản mạnh lên chứ không yếu đi nếu họ dám loại bỏ những thành phần cơ hội, tham nhũng ra khỏi đảng.
Đảng Cộng sản cần phải thể hiện bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức và năng lực lãnh đạo Nhà nước và xã hội trong một thể chế chính trị dân chủ đa đảng. Muốn vậy, đảng Cộng sản phải tôn trọng quyền lực của nhân dân, tôn trọng các quyền con người, quyền bình đẳng của mọi công dân trong xã hội.
                                                                                          LS Nguyễn Văn Đài




Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013

LỜI TIÊN TRI VỀ NĂM QUÝ TỴ 2013


Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 阮 秉 谦 (1491 bis 1585) sinh năm Tân hợi đời vua Lê Thánh Tông Hồng Ðức thứ 22 tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) Thân phụ của ông là giám sinh Nguyễn Văn Định, nổi tiếng hay chữ nhưng chưa hiển đạt trong đường khoa cử. Thân mẫu là bà Nhữ Thị Thục, con gái út của Thượng thư bộ hộ Nhữ Văn Lan triều Lê Thánh Tông. Quê ông ở làng An Tử Hạ, huyện Tiên Minh, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương (nay là thôn Nam Tử, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Theo tài liệu để lại bà Nhữ Thị Thục là bậc nữ lưu tài hoa giỏi văn chương và tài học về lý số. Biết trước những gì có thể xảy ra và mộng lớn con cái nên danh phận. Nguyễn Bỉnh Khiêm lúc trẻ học với Lương Ðắc Bằng từng là đại thần giữ chức Thượng thư dưới triều Lê sơ, ông dâng những điều trần nhằm ổn định triều chính không được vua Lê thi hành, Lương Đắc Bằng cáo quan về quê sống đời dạy học (1509). Nguyễn Bỉnh Khiêm thông minh chăm chỉ trở thành học trò xuất sắc. Bởi vậy trước khi qua đời, Bảng nhãn Lương Đắc Bằng trao cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học (Chu Dịch) là Thái Ất thần kinh, từ đó ông tinh thông về lý học và tướng số, nghiên cứu về lý số với thiên tài “thần thông” có khả năng siêu quần, quán chúng về thấu thị, thần giao cách cảm, Nguyễn Bỉnh Khiêm bỏ qua 9 kỳ đại khoa (trong đó có 6 khoa thi dưới triều Lê sơ). Ngay cả khi nhà Mạc lên thay nhà Lê sơ (1527), xã hội dần đi vào ổn định nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng không vội vã ra ứng thí (ông không tham dự 2 khoa thi đầu tiên dưới triều Mạc). Tới năm Đại Chính thứ sáu (1535) đời Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) thịnh trị vương đạo nhất triều Mạc (1527-1592), ông quyết định đi thi và đậu ngay Trạng Nguyên. Năm ấy ông đã 45 tuổi. được bổ nhiệm làm Đông Các hiệu thư rồi sau giữ nhiều chức vụ khác nhau như Tả Thị Lang Bộ Hình, Tả Thị Lang Bộ Lại, kiêm Đông Các Đại Học, làm quan được 8 năm, ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần vua không nghe. Ông cáo quan năm 1542 về vườn, lập Bạch Vân Am và hiệu Bạch Vân Cư Sĩ mở trường dạy học cạnh sông Hàn Giang còn có tên Tuyết Giang, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”. môn sinh của ông có nhiều người hiển đạt sau này như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)… thơ Trạng Trình với triết lý của Thái Ất là nguồn tri thức hữu thể, về đời sống nhân sinh với càng khôn trong vũ trụ. Thái Ất còn gọi là Lý Thiên, Lý Địa và Lý Nhân
Ngư ông bất ngộ Ðào Nguyên khách
Khởi thức hưng vong thế cổ kim
Nhàn trung hoa thảo túc Cung xuân
Tà dương độc lập đô vô sự
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Dù Nguyễn Bỉnh Khiên không còn làm quan, nhưng vua Mạc Phúc Hải phong cho ông tước Trình Nguyên Hầu vào năm Giáp thìn (1544), ngụ ý đề cao ông có công khơi nguồn ngành lý học, sau đó được thăng chức Thượng Thư Bộ Lại, tước hiệu Trình Quốc Công. Từ đó người đời gọi ông là Trạng Trình. Nhờ học phương pháp tính theo Thái Ất, tiên đoán được biến cố trước và sau 500 năm. Người Trung Hoa khen Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “An Nam lý học hữu Trình Tuyền”. Tục truyền rằng Năm Bính ngọ (1546) Mạc Phúc Hải mất truyền ngôi lại cho con Mạc Phúc Nguyên mãi đến năm mậu thân (1548) vua Trang Tông mất, Trịnh Kiểm lập Thái tử tên Duy Huyên lên ngôi tức Trung Tông được 8 năm thì mất không có con nối nghiệp. Trịnh Kiểm muốn làm vua nhưng còn sợ dư luận, nên sai người đến Hải Dương hỏi ý khiến Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. ông không chỉ bảo người giúp việc ngụ ý: “năm nay mất mùa, thóc giống không tốt, chúng mày nên tìm giống cũ mà gieo mạ, gữi chùa thờ Phật thì ăn oản.. “ Sau đó Trịnh Kiểm tìm con cháu họ Lê lên làm vua.
Dù Trạng Trình ở ẩn, vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, chúa Nguyễn có việc hệ trọng vẫn cho người đến hỏi ý ông. Ông thường kín đáo khuyên Vua cố gắng tránh chiến tranh để nhân dân khỏi chết chóc. Trong năm Quang Thiêu (Lê Chiêu Tôn) có việc biến loạn, Nguyễn Bỉnh Khiêm không muốn tiếng tăm với đời lúc bấy giờ Trịnh Tuy, Mạc Ðăng Dung cũng cố ý muốn tranh quyền, đánh nhau mấy năm dài. Ông tính số Thái Ất, biết nhà Lê lại khôi phục được và làm bài thơ:
Non sông nào phải buổi bình thời
Thú đánh nhau chi khéo nực cười
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổỉ
Núi xương sông tuyết, thảm đầy vơi
Ngựa phi chắc có hồi quay cổ (1)
Thú dữ nên phòng lúc cắn người (2)
Ngán ngẫm việc đời chi nói nữa
Bên đầm say hát, nhởn nhơ chơi
Sau khi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung (1483-1541) chiếm ngôi, con của vị tướng triều Lê là Nguyễn Hoàng Dụ trốn sang Lào, được vua Lào cho nương náu ở xứ Cẩm Châu, trấn Nam Phủ, tỉnh Thanh Hóa. Năm Quý Tỵ (1532) Nguyễn Kim lập con út vua Chiêu Tông lên làm vua, gọi là Trang Tông. Để mưu đồ đại sự, Nguyễn Kim (1467-1545) thu nạp kiện tướng ở tỉnh Thanh Hóa là Trịnh Kiểm, sau là rể của Nguyễn Kim. Năm Canh Tý (1540), Nguyễn Kim đem quân đánh chiếm Nghệ An và thu phục luôn cả Thanh Hóa. Nhưng bỗng dưng Nguyễn Kim chết vì ngộ độc (1545), mọi bình quyền về tay Trịnh Kiểm. Việt Nam lúc bấy giờ bị chia đôi: từ Sơn Nam trở ra thuộc nhà Mạc, gọi là Bắc Triều. Từ Thanh Hóa trở vào là khu vực của nhà Lê hay gọi là Nam Triều.
Nguyễn Kim mất, để lại hai người con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng (1525-1613) cả hai tuy còn ít tuổi nhưng đã bộc lộ tài năng xuất sắc hơn người. Trịnh Kiểm lo sợ cả hai sau này có thể tranh giành địa vị với mình, nên ngấm ngầm ngăn trở dù Nguyễn Uông chỉ mắc một lỗi nhỏ, Trịnh Kiểm cũng buộc Nguyễn Uông phải chịu phép gia hình. Nguyễn Hoàng thấy anh bị hại, sợ đến lượt mình, liền cử người kín đáo lên hỏi Trạng Trình. Trạng không trả lời cụ thể, chỉ đứng ngắm đàn kiến bò trên hòn non bộ trước sân nhà và nói một câu:
Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.
Nghĩa là từ núi đèo ngang ở Quảng Bình kia có thể yên thân được muôn đời. Từ câu nói đó, Nguyễn Hoàng nghiệm ra rằng trạng Trình bày cho kế đi vào phương Nam lập nghiệp. Từ năm 1558 Nguyễn Hoàng vội vàng đến nói riêng với chị là bà Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho vào trấn phiá Nam, năm Mậu ngọ (1558) đời vua Anh Tông Trịnh Kiểm tâu vua cho Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, phía Nam dãy Hoành Sơn. Nhờ thế mà lập nên cơ nghiệp của họ Nguyễn ở Đàng Trong, truyền nối lâu dài.
Nguyễn Hoàng là người khôn ngoan, có lòng nhân đức thu dụng hào kiệt giúp dân cho nên được lòng dân kính phục. Trấn giữ đất Thuận Hóa, mở đầu cho triều đình nhà Nguyễn từ từ khai phá cho đến vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay. Ngoài ra rất nhiều lời sấm được lưu truyền qua dân gian nhiều lời bàn diễn giải khác nhau như câu: ” Cẩu vĩ trư đầu, xuất thánh nhân ” ứng nghiệm vào việc vua Gia Long lên ngôi từ (1802-1819) thống nhất sơn hà vào năm Nhâm tuất ngày 02-05-1802. trải qua 13 triều đại. Hoàng đế cuối cùng Bảo Ðại trị vì từ 1929 và thoái vị năm 1945.
Tương truyền Trạng Trình nói trước nhà Mạc suy vong, ông đọc hai câu thơ: “Cao Bằng tàng tại- tam đại tồn cô” (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ sống thêm được ba đời nữa) con cháu họ Mạc về đất Cao bằng tuy nhỏ nhưng được 3 đời là Mạc Kính Cung, Mạc Kinh Khoan và Mạc Kinh Vũ. Dòng dõi họ Mạc bị bắt, bị giết nhiều người đổi họ lưu lạc khắp nơi để mưu cầu sự sống.
Trạng Trình có 3 người vợ và 12 người con (7 trai 5 gái) các con trai đều có chức tước sau nầy. Ông mất ngày 28 tháng 11 năm Đinh dậu, niên hiệu Diên Thành thứ 8 nhà Mạc (1585) hưởng thọ 94 tuổi. Theo sử sách Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có công lớn đối với triều đình nhà Mạc nên sau khi mất (1585) vua Mạc Mậu Hợp ứng cử Ứng Vương Mạc Đôn Nhượng, phụ chính triều đình làm khâm sai cùng với văn võ bá quan về dự lễ tang. Tháng Giêng năm sau (1586), vua Mạc ban cho làng Trung Am 3.000 quan tiền để lập đền thờ ông và cấp 100 mẫu ruộng để lấy hoa lợi dùng vào việc thờ cúng. Đền thờ được dựng trên nền Giảng học – Am Bạch Vân và tự tay nhà vua đề biển ngạch: “Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ” (Đền thờ Tể tướng Trạng nguyên Triều Mạc). Trải qua những biến cố lịch sử ngôi đền được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần vào các năm: Vĩnh Hựu nguyên niên (Ất Mão 1735, đời vua Lê Ý Tông); Minh Mạng thập tứ (1833). Ngôi đền hiện nay được dựng lại vào năm Mậu Thìn (1928) đời vua Bảo Đại. Đến năm 1985, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất của ông, một lần nữa đền lại được trùng tu làm thêm nhà khách, hồ nước, cổng đền, tường bao, đường vào đền…
Trước khi qua đời, Trạng trình có ghi vào gia phả và dặn con cháu rằng: Bình sinh ta có tấm bia đá sẵn và đã sơn kia. Khi ta mất rồi, hễ hạ quan tài xuống phải để tấm bia đá ấy lên nắp rồi lấp đất. Chờ khi nào có khách tới viếng mộ và nói rằng: “Thánh nhân mắt mù” thì phải lập tức mời người ấy vào nhà, yêu cầu họ đổi hướng lại ngôi mộ cho ta. Nếu trái lời ta, dòng dõi về sau sẽ suy đồi lụn bại đấy. Con cháu nghe lời, làm y như đã dặn. Nhưng chờ mãi đến năm mươi năm sau, mới có người khách đến nhìn mộ cụ một lúc rồi nói: Cái huyệt ở đằng chân sờ sờ thế kia mà không biết, lại tự đem để mả thế này. Vậy mà thánh nhân gì chớ, hoạ chăng là thánh nhân mắt mù. Người trong họ nghe được, chạy về báo với trưởng tộc. Ông này vội vàng ra đón người khách Tàu kia về nhà, xin để xoay ngôi mộ kia lại. Ra đó là một nhà phong thuỷ (Feng Shui) trứ danh ở phương Bắc. Ông ta sang là để đi tìm xem di tích của Trạng, bấy lâu ông ta đã nghe tiếng đồn. Khi nghe vị trưởng tộc nói, ông ta sẵn lòng làm ngay, và tự đắc cho rằng mình giỏi hơn Trạng Trình. Ông ta bảo: Không cần phải đem đi đâu xa cả, chỉ đào lên rồi xoay lại, nhích đi một chút là được. Ông trưởng tộc bèn tụ họp con cháu lại, đưa thầy địa lý Tàu ra đổi lại ngôi mộ. Lúc đào đến tấm bia đá, ông ta làm lạ bảo đem rửa sạch xem những gì trên đó. Khi tấm bia được rửa sạch, mới thấy mấy câu thơ hiện ra, tạm dịch nghĩa:
Ngày nay mạch lộn xuống chân
Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu.
Biết gì những kẻ sinh sau?
Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?

Đọc tới đâu vị khách Tàu phải khâm phục Trạng Trình mà ông ta nghe đồn là giỏi thật. Năm 1930 Việt Nam Quốc Dân Ðảng lãnh tụ Nguyễn Thái Học (1901-1930) lãnh đạo cuộc tổng khởi nghiã ngày 10.2.1930 đánh Tây ở các tỉnh: Yên Bái, Hưng Hóa, Lâm Thao, Hải Dương, Kiến An. Thất bại bị Pháp điên cuồng ném bom tàn phá làng Bảo An để trả thù. Có lời đồn Trạng Trình đã tiên đoán:
Kìa kìa gió thổi lá rung cây
Rung Bắc rung Nam rung tới Tây
Tan tác kiến kiều an đất nước
Xác xơ cổ thụ sạch am cây
Lâm giang nổi gió mù thao cát
Hưng địa tràn dâng hóa nước đầy
Một ngựa một yên ai sùng bái
Nhắn tin nhà vĩnh bảo cho hay „
Thoát nạn sập nhà
Trạng Trình giao cho con cháu một ống tre sơn son thếp vàng, bịt kín hai đầu, và dặn đúng năm tháng ấy, ngày giờ ấy, phải để cái ống ấy vào kiệu rước lên dinh Thống đốc Hải Dương, trao cái ống này cho quan thì sẽ cứu được tình thế gia đình. Khi Trạng mất, hằng trăm năm sau, con cháu Trạng lâm vào cảnh đói nghèo, sa sút, nhưng tuyệt đối không được mở ống ra xem trước thời hạn. Trạng còn dặn kỹ trừ quan Tổng đốc ra, không ai được mở ống, vì thế ống vẫn giữ nguyên vẹn. Trải qua bảy đời, cái ống tre ấy mới được rước lên dinh quan Tổng đốc, đúng ngày giờ đã ghi trong gia phả. Đang nằm nghỉ, nghe tin con cháu cụ Trạng mang thư đến gặp, quan Tổng đốc rất ngạc nhiên, không biết vì cớ gì, nên truyền cho vào, đồng thời quan ngồi dậy để đi ra cửa.
Quan Tổng đốc vừa bước khỏi giường nằm được mấy bước thì bỗng rầm một cái, chiếc sà nhà không biết bị mọt ăn hỏng từ bao giờ, rơi ngay xuống chỗ giường vừa nằm. Thật là một phen hú vía! Nếu ông không kịp ngồi dậy nhận thư Trạng, thì mạng ông đã khó mà sinh tồn. Quan Tổng đốc mở ống tre ra xem, thấy bên trong có một cuộn giấy, đề hai câu thơ:
Ngã giải nhĩ thượng lương chi ách,
Nhĩ cứu ngã tử tôn chi bần
Nghiã là
Cứu người thoát nạn đổ nhà,
Ngươi nên cứu cháu con ta khỏi nghèo
Chưa hết kinh hoàng vì chuyện chiếc sà nhà vừa rơi xuống, ông thoát nạn nhờ ra lấy lá thư. Quan Tổng đốc biết rằng Trạng Trình cứu ông thoát chết, nên ông ta ân cần mời cháu Trạng Trình về tư thất đãi hậu hỹ, sau đó đưa ra rất nhiều tiền giúp khỏi cảnh nghèo đói.
Nguyễn Công Trứ (1778-1858) phá đền
Năm Minh Mạng (1791-1840) năm thứ 14, Nguyễn Công Trứ được vua điều đi khẩn hoang ở vùng Hải Dương, Nguyễn Công Trứ thấy địa thế cần phải đào con sông, đào sông thì phải phá đền thờ Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông ra lệnh cho dân phu phá đền để khai phá công trường. Khi sai người đào mang bát hương ra, Nguyễn Công Trứ chợt thấy dưới bát hương có một tấm bia đá nhỏ phủ vải điều. Nguyễn Công Trứ lau sạch đọc được các câu đã ghi:
Minh Mạng thập tứ
Thằng Trứ phá đền
Phá đền phải làm đền
Nào ai đụng đến doanh điền nhà bay
Nguyễn Công Trứ lập tức viết sớ về kinh, xin bãi bỏ lệnh phá đền. Ông còn cho người sửa sang lại đền Trạng Trình khang trang hơn. Từ đó ông không còn nghĩ đến việc phá đền để đào sông nữa.
Cha con thằng Khả
Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt dế (chuột) kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính Trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:
Cha con thằng Khả.
Đánh ngã bia tao
Làng xóm xôn xao
Bắt đền quan tám
Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ phải nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, “Tam quán” nói lái lại thành quan tám.
Thời gian và thế sự xoay vần
Chuột sa chỉnh gạo nằm chơi
Trâu cày ngốc lại chào đời bước ra
Hùm gầm khắp nẽo gần xa
Mèo kêu rợn tiếng quỷ ma tơi bời
Rồng bay năm vẽ sáng ngời
Rắn qua sửa soạn hết đời sa tăng
Ngựa hồng qủy mới nhăn răng.
Những điều tiên đoán trên, liên quan với hiện tình đất nước Việt Nam. Hy vọng năm 2013 Qúy Tỵ cầm tinh con rắn Việt Nam bước vào giai đoạn lịch sử mới mẻ hơn, người dân biết những gì xảy ra tại các nước khác, giới trẻ ra nước ngoài học và trở về. Tôi hy vọng toàn dân cùng đoàn kết hổ trợ và tiếp tay với những người yêu nước để canh tân đất nước đem lại tự do, dân chủ đưa đất nước đến phú cường và thịnh vượng. Đảng cộng sản Việt Nam hãy thức dậy! mở to đôi mắt nhìn xa hơn, bài học lớn nhất trong lịch sử, Thiên đường cộng sản Liên Xô (Soviet Union) sụp đổ kéo theo các nước trong các nước Đông Âu: Poland, Romania, Hungary, Bulgaria, Czechoslovakia (Slovakia/ Slovenia) bỏ chế độ cộng sản để có tự do, độc lập và nhân quyền được tôn trọng. Noi gương nước láng giềng Miến Điện cởi mở, trả tự do cho những tù nhân chính trị, chấm dứt chính sách đàn áp, kiểm duyệt truyền thông báo chí, cho bầu cử tự do… Những người cầm quyền đã quá giàu rồi nên thức tỉnh để hưởng phúc, đừng tham quyền cố vị, không có khả năng đưa đất nước phục hưng về kinh tế, chính trị giữ vững bờ cõi nên từ chức cho người tài giỏi hơn lãnh đạo. Những nhà độc tài giàu sang hàng trăm tỷ USD như Saddam Hussein, (Iraq) Gadhafi, (Lybia) N. Ceausescu (Romania) người đời nguyền rủa và bị giết kéo xác trên đường phố như một con chó, con cháu họ cũng bị giết hay bị tù tội, gia đình ly tán tài sản bị tịch thu.
Thơ văn của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Kiêm còn lại hơn 100 bài trong bộ Bạch Vân Thi Tập, được dịch ra chữ quốc ngữ, thơ mang nặng tình người, khuyên người đời biết điều nhân nghĩa, ngoài ra còn một số giai thoại truyền tụng trong nhân gian…và những lời sấm ký có giá trị. Đời sống của tiên sinh thật xứng đáng với câu đối ở đền thờ tại Bạch Vân Am: “Kế tuyệt, phù suy Chư Cát Lượng – Tri lai, tàng vãng Thiệu Nghiên Phu” (Nối được cái đã đứt, đỡ được cái đã suy như Chư Cát Lượng. Tìm hiểu việc đã qua, dự đoán việc mai sau như Thiệu Nghiên Phu). Nhà thờ ở huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng, có bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ “An Nam lý học” từ câu “An Nam lý học hữu trình tuyền” có nghĩa là am hiểu về lý học ở nước An Nam có Trình tuyền hầu (tước vị của Nguyễn Bỉnh Khiêm), Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông.


Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

Sở hữu đất đai: tử huyệt của chế độ


Nam Nguyên, phóng viên RFA
2013-01-15
Nhà nước VN vẫn quyết tâm duy trì đất đai là sở hữu toàn dân như một cách khẳng định quyền sở hữu này thuộc về Nhà nước. Tại sao, cứ nhất quyết không cho tư hữu đất đai mặc dù mọi tầng lớp nhân dân đều mong muốn sự cải cách.

Trái hiến pháp

Từ hiến pháp 1980 Việt Nam khởi sự hiến định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý, Hiến pháp 1992 duy trì điều này. Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi đang được góp ý hiện nay cũng tiếp tục khẳng định người dân không có quyền sở hữu đất đai mà chỉ có quyền sử dụng đất.
Giáo sư Hoàng Xuân Phú, Viện sĩ Thông tấn Hàn lâm, từ Hà Nội nhận định trên mạng xã hội cho rằng, vấn đề đất đai sở hữu toàn dân chẳng khác nào một tử huyệt của chế độ. Vì dưới một chính quyền tốt có khả năng thì đất đai sở hữu toàn dân có thể tạo nên sức mạnh để phát triển. Nhưng khi chính quyền tha hóa tham nhũng thì đất đai sở hữu toàn dân là cơ hội đục khoét.
Trong bài viết của mình, GS Hoàng Xuân Phú phân tích rõ hơn về việc tại sao Đảng và Nhà nước gặp khó đến vậy trong việc trả lại quyền tư hữu đất đai cho người dân. Theo ông, có quá nhiều câu hỏi chưa được giải đáp vì, đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, nhưng mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. GS Hoàng Xuân Phú ví  bộ máy cầm quyền như một gã phàm ăn  nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng....
Nên đa sở hữu
Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên ban tư vấn kinh tế cho Thủ tướng Chính phủ cho rằng, muốn chắp cánh phát triển kinh tế và ổn định xã hội thì nên chấp nhận hình thức đa sở hữu, bao gồm phần của Nhà nước, phần của tư nhân, của doanh nghiệp, đoàn thể, hoặc tôn giáo. Bà nói:
Hiếp pháp là một đạo luật mẹ, đạo luật gốc, Hiến pháp đề ra những nguyên tắc, theo tôi nên sửa theo hướng là, quyền sử dụng đất của người dân là quyền của họ. LS Nguyễn Văn Hậu
Tôi rất tiếc về việc cho đến bản dự thảo hiện nay Nhà nước vẫn còn muốn thiên về hướng duy trì quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Tôi ở trong số những người có đề xuất khi tiến tới sửa đổi Luật Đất đai, theo đó nên công nhận nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Trong đó vẫn duy trì sở hữu Nhà nước với một số loại đất đai thuộc sử dụng công, thí dụ như đất đai dùng cho mục đích quốc phòng, an ninh, các công trình công cộng…hoặc trụ sở các cơ quan Nhà nước…còn thì nên công nhận sở hữu tư nhân cho đất đai thí dụ của nông dân. Ở đây tôi đặc biệt quan tâm tới đất đai của nông dân, bởi vì Việt nam vẫn là một nước nặng về nông nghiệp, nông dân vẫn là một lực lượng rất lớn trong xã hội. Đóng góp của nông nghiệp cũng rất lớn ở Việt Nam trong mọi thời kỳ khác nhau. Về lâu về dài ít nhiều nông nghiệp cũng vẫn là một thế mạnh của Việt Nam trong phát triển kinh tế trong khi Việt Nam chưa vươn lên được các ngành công nghiệp và dịch vụ khác tiên tiến hơn.”
Đáp câu hỏi của Nam Nguyên, nếu không qua được cửa ải đất đai sở hữu toàn dân thì nên sửa Hiến pháp như thế nào, để có thể bảo vệ quyền thực tế về đất đai của người dân. LS Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM phát biểu:
“Hiếp pháp là một đạo luật mẹ, đạo luật gốc, Hiến pháp đề ra những nguyên tắc, theo tôi nên sửa theo hướng là, quyền sử dụng đất của người dân là quyền của họ, mà quyền này phải được Nhà nước bảo hộ. Người dân được giao mảnh đất có quyền chuyển nhượng định đoạt, có quyền thế chấp cầm cố… và đó là những quyền bất khả xâm phạm dù Nhà nước có thể quản lý. Hiến pháp là một đạo luật mẹ có thể qui định những nguyên tắc này.”
Với tình hình xã hội bất ổn, hàng chục ngàn vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai, thu hồi cưỡng chế sai luật, đền bù không thỏa đáng, không ít vụ chống đối đòi công lý nhưng bị đàn áp tạo ra bộ mặt rất xấu cho chính quyền. Thế nhưng dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi vẫn giữ qui định đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Thực chất chẳng có người dân nào có quyền sở hữu đất và nói như GS Hoàng Xuân Phú, những ai đẩy toàn dân xuống vực thẳm sa lầy vì chính sách đất đai sở hữu toàn dân, thì chính họ phải có trách nhiệm kéo người dân do khỏi bãi lầy đó.


Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

Hai tử huyệt của chế độ


 Có lẽ lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) quan niệm rằng
-       quy định về quyền lãnh đạo của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội, và
-       quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý
tại Điều 4 và Điều 17–18 của Hiến pháp 1992 là hai tử huyệt của chế độ. Vì vậy, dư luận càng muốn hủy bỏ hoặc sửa đổi hai quy định đó, thì họ càng kiên quyết bảo lưu. Chúng nằm trong định hướng bất di, bất dịch của lãnh đạo đảng, và được tái thể hiện tại Điều 4 và Điều 57 của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
  
Tử huyệt độc quyền lãnh đạo

Trong thế giới văn minh, quyền lãnh đạo đất nước của một đảng chính trị chỉ có thể giành được thông qua tranh đấu và bầu cử dân chủ. Kể cả khi đang cầm quyền, đảng vẫn phải phấn đấu liên tục, để thuyết phục Nhân dân tin tưởng và tiếp tục trao cho quyền lãnh đạo.

Không thể lấy công lao trong một giai đoạn quá khứ để bù lại cho hiện tại yếu kém, với bao sai lầm, tội lỗi, và áp đặt cho cả tương lai vô định. Nếu cứ từng có công là được cầm quyền vĩnh viễn, thì ĐCSVN phải trả lại chính quyền cho triều đình nhà Nguyễn, và triều đình nhà Nguyễn lại phải trả lại chính quyền cho các triều đình trước đó. Thế là khởi động cho một quá trình truy hồi dằng dặc, mà không thể tìm được điểm kết thúc. Hơn nữa, thời gian qua đi, giờ đây nắm quyền lực bao trùm đất nước lại là những người vốn chỉ đi theo hoặc ăn theo cách mạng, hay từng được cách mạng o bế và cưu mang mà thôi. Nếu họ từng có công, thì chưa chắc bù nổi những lỗi lầm đã gây ra. Phần lớn những người có công đáng kể, những công thần của chế độ, đã qua đời, hoặc nếu còn sống thì đã về hưu, và có lẽ đang đau lòng vì phải chứng kiến sự nghiệp cách mạng của thế hệ mình bị phản  bội.

Không thể coi quyền lãnh đạo đất nước của bất kỳ đảng phái nào là đương nhiên, và vì vậy không thể ghi điều đó vào Hiến pháp. Vả lại, nếu quyền đó đã là đương nhiên, được mọi người mặc nhiên thừa nhận, thì cũng chẳng cần ghi vào Hiến pháp làm gì, để khỏi gây phản cảm một cách không cần thiết. Nếu một điều không phải là đương nhiên và không được tất cả mọi người thừa nhận, mà vẫn bất chấp, áp đặt bằng được trong Hiến pháp, thì chỉ riêng việc làm đó đã khắc họa xong tính dân chủ và tính hợp pháp của đảng và chế độ.

Nếu ĐCSVN được đa số Nhân dân tin cậy và ủng hộ, thì bất cứ cuộc tổng tuyển cử dân chủ nào cũng đưa lại một kết quả tất yếu, đó là trao cho đảng quyền lãnh đạo đất nước. Cho nên, khi khẳng định rằng "bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát", thì có nghĩa đã mặc nhiên thừa nhận thực trạng tệ hại của đảng, khiến đa số Nhân dân không thể đồng tình ủng hộ và chắc chắn sẽ không bầu cho đảng. Nếu nghĩ là mình không còn xứng đáng, không còn được đa số Nhân dân tín nhiệm, mà vẫn dùng Hiến pháp để áp đặt bằng được vai trò lãnh đạo, thì có còn tử tế và vì Dân nữa hay không?

Con người muốn tồn tại và phát triển thì không thể khước từ thử thách, không thể lẩn tránh đối đầu. Ngược lại, phải chấp nhận thử thách, vượt qua thử thách mà vươn lên. Nếu một đứa trẻ luôn được o bế trong căn nhà vừa được vô trùng, vừa được điều hòa nhiệt độ một cách tuyệt đối, thì sẽ dễ bị đổ bệnh khi ra khỏi cửa. Nếu con cái được bố mẹ quá bao cấp, kèm cặp từng li từng tí, thì sẽ dễ ngã gục khi bước vào cuộc sống tự lập trong xã hội. Để tránh bệnh tật, hàng tỷ người trên thế giới chấp nhận tiêm vắc-xin, nhằm phát triển khả năng miễn dịch, tức là chủ động đưa cơ thể mình vào trạng thái thử thách. Muốn khỏe, con người không thể ỳ ra, mà phải thường xuyên khổ luyện dưới hình thức thể dục. Không có cạnh tranh, không có thi đua (thực chất), thì con người không thể khá lên được.

Không chỉ từng cá thể, mà cả quần thể, với tư cách tổ chức, đảng phái, hay cả xã hội, cũng phải biết đương đầu với thử thách. Vì biết tận dụng cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống chính trị trên thế giới để tự hoàn thiện, để giành phần thắng trong cuộc chiến tranh lạnh, nên các nước tư bản hàng đầu đã phát triển vượt bậc, không chỉ về kinh tế, khoa học và công nghệ, mà cả về dân chủ và phúc lợi xã hội, cũng như về quyền con người.

Ngược lại, các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đã xử lý sai tình huống và quan hệ địch ta. Nhìn đâu cũng thấy địch, kể cả trong Dân, nên nhiều khi đối xử với Dân cũng giống như với địch, khiến dần dần mất Dân. Ỷ thế vào cường quyền, Đảng Cộng sản Liên Xô đã đầu têu trong việc cấm đảng phái khác hoạt động, để rồi sau này ĐCSVN cũng nối gót sai lầm. Các nước khác trong phe xã hội chủ nghĩa chấp nhận đa đảng, nhưng cũng chỉ là hình thức. Dân chủ xã hội và quyền con người bị bóp nghẹt, khiến tinh thần và trí tuệ cũng bị lụi tàn. Tưởng rằng như vậy thì các đảng cộng sản sẽ rảnh tay, có thể tập trung lực lượng chiến đấu với kẻ thù chính ở hệ thống bên kia, nhưng kết quả thì ngược lại. Kinh tế suy sụp, lòng Dân ly tán, khiến hệ thống chính trị được dày công xây dựng suốt hơn nửa thế kỷ bị phá từ trong phá ra, đổ rụp trong chốc lát, làm cho đối thủ cũng bị bất ngờ đến ngỡ ngàng.

Họa đôi khi cũng là phúc, nếu biết rút ra bài học hợp lý từ thảm họa. Nếu quay ra chấp nhận cạnh tranh một cách dân chủ trong xã hội đa đảng, đa nguyên, ĐCSVN sẽ buộc phải lựa chọn những người lãnh đạo thuộc loại ưu tú nhất, và chắc chắn sẽ chọn được hàng ngũ lãnh đạo tốt hơn gấp bội lần so với đội hình đương nhiệm, kể cả tài lẫn đức. Mọi phần tử thoái hóa, tham nhũng sẽ bị vạch trần và bị đào thải. Trong ba triệu đảng viên không thiếu người tài, người tốt. Vấn đề là phải dùng dân chủ để giải phóng tiềm năng bị độc quyền giam hãm bấy lâu. Không chỉ dựa vào nội lực, dân chủ xã hội còn cho đảng thêm cả sức mạnh từ ngoài đảng. Nếu đảng cầm quyền không tự nhận ra tồn tại yếu kém của mình, thì các đảng đối lập cũng sẽ vạch ra cho. Chẳng cần đến những nghị quyết vô dụng, những màn kịch phê bình – tự phê bình giả dối và lố bịch, thì ĐCSVN vẫn có thể vươn lên, tốt hơn hẳn hiện tại, để được Nhân dân tin tưởng mà trao quyền lãnh đạo.

Tiếc rằng, lãnh đạo của ĐCSVN lại phản ứng như gã tài xế ù lì, chỉ biết nghiến răng tăng ga, khi cỗ xe đang lao xuống đầm lầy. Một mặt, đảng càng suy sụp thì họ càng bóp nghẹt dân chủ trong đảng, dân chủ trong xã hội, và càng hạn chế quyền con người, nhằm duy trì quyền lực bằng bạo lực. Mặt khác, giới cầm quyền tranh thủ tham nhũng, đua nhau vơ vét, tước đoạt cả tài sản của Dân. Chính họ, chứ không phải thế lực thù địch nào khác, đã và đang phá nát ĐCSVN. Trạng thái độc đảng đã triệt tiêu sức chiến đấu và bản năng sống lành mạnh của đảng. Buông thả trong thế độc quyền, ĐCSVN đang tự tha hóa, tự hủy diệt, như cỗ xe không phanh, lao xuống dốc, hướng thẳng tới vực thẳm.

Có ý kiến đề xuất tăng cường dân chủ trong nội bộ đảng để bù lại, để tự gột rửa và điều trị căn bệnh ung thư đã bước sang giai đoạn di căn. Nhưng không thể tồn tại dân chủ trong một đảng độc quyền. Chỉ có dân chủ ngoài xã hội mới thúc đẩy dân chủ trong đảng, chứ không phải ngược lại.

Khước từ dân chủ xã hội, trong đó có thể chế đa đảng, ĐCSVN không chỉ gây thêm thù oán với Dân, mà còn tự tước bỏ khả năng đề kháng và hy vọng chữa trị căn bệnh nan y của chính mình. Sự bảo thủ kiêu ngạo đã bịt mắt giới lãnh đạo, khiến họ cố tình làm ngơ trước thực tế là: Đảng Nhân dân Camphuchia, một đảng từng được ĐCSVN nâng đỡ và phải đương đầu với hoàn cảnh khó khăn gấp bội, vẫn có thể giữ được quyền lãnh đạo đất nước thông qua bầu cử, mà không cần phải bức hại đa nguyên, không cần phải cưỡng bức Hiến pháp.

Cần phải nói thêm rằng: Quy định ĐCSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội không có nghĩa nó là lực lượng lãnh đạo duy nhất, càng không phải là đảng duy nhất được phép tồn tại. Do đó, kể cả khi duy trì Điều 4 củaHiến pháp 1992, thì việc ngăn cấm các đảng phái chính trị khác thành lập và hoạt động là vi phạm quyền tự do hội họp, lập hộiđược quy định tại Điều 69, Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  
Tử huyệt sở hữu toàn dân về đất đai

Hiến pháp 1946 không đề cập đến đất đai. Hiến pháp 1960 chỉ quy định đất hoang thuộc sở hữu của toàn dân. NhưngHiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 thì quy định (toàn bộ) đất đai thuộc sở hữu toàn dân.

"Sở hữu toàn dân" lại có nghĩa là chẳng người dân nào có quyền sở hữu. Trớ trêu thay, nhân danh "sở hữu toàn dân" để tước đi quyền sở hữu của toàn dân. Những mảnh đất vốn dĩ có chủ, được khai hoang, được trao đổi, mua bán, hay được thừa kế hợp pháp từ bao đời, nay bỗng nhiên trở thành vô chủ. Bộ máy cầm quyền, vốn dĩ chẳng có gì, mà nay lại chiếm được tất cả, trong đó có quyền quyết định về đất đai trong cả nước.

Để vận động hàng chục triệu nông dân giúp đỡ cướp chính quyền, ĐCSVN đã giương khẩu hiệu "dân cày có ruộng". Chữ"có ruộng" ở đây đương nhiên là "sở hữu ruộng đất", chứ không phải chỉ là "có quyền sử dụng đất". Sau khi giành được chính quyền ở miền Bắc, đảng đã lấy ruộng của người giàu chia cho người nghèo, rồi tiếp đó lại vận động nông dân góp ruộng để làm ăn tập thể, trong mô hình hợp tác xã nông nghiệp. Khi đã giành được chính quyền trong cả nước, lãnh đạo ĐCSVN quyết định quốc hữu hóa đất đai, dưới hình thức "sở hữu toàn dân"Nếu biết trước kết cục sẽ mất đất như vậy, liệu hàng triệu người có còn theo đảng, giúp đảng giành chính quyền nữa hay không?

Khi chính quyền tử tế, có khả năng sử dụng đất đai một cách vô tư, hợp lý và công bằng, thì sở hữu toàn dân về đất đai có thể tạo ra một sức mạnh cộng hưởng để xây dựng đất nước. Và người dân có thể tự an ủi rằng mình hy sinh bớt lợi ích cá nhân để phục vụ lợi ích cộng đồng, trong đó có cả bản thân và gia đình mình. Nhưng khi chính quyền tham nhũng thì sở hữu toàn dân về đất đai gây ra đại họa, không chỉ làm khổ muôn dân, mà phá nát cả chính quyền.Chỉ mất mấy giây hạ bút, kẻ mang danh "công bộc" đã có thể vơ về cả đống tiền của, mà một người lao động chân chính lăn lộn cả đời cũng không kiếm nổi. Chỉ với mấy chữ ký loằng ngoằng của mấy kẻ có chức quyền, hàng trăm, hàng ngàn người dân đã bị tước mất đất đai, nơi họ đang làm ăn, sinh sống, trở thành dân oan, lang thang khiếu kiện khắp nơi.Càng duy trì sở hữu toàn dân về đất đai, thì càng gia tăng oán hận của Dân, càng sinh sôi tham nhũng trong tầng lớp lãnh đạo, và càng đẩy nhanh quá trình tự hủy diệt của chế độ.

Bộ máy cầm quyền đầy ắp những kẻ tha hóa, cấu kết với bao kẻ vốn đã lưu manh từ trước khi chen chân vào chốn quan trường. Cái thứ "sở hữu toàn dân" ngon lành và dễ ăn như thế, làm sao kìm nổi lòng tham? Có thể những người đã no nê cũng tán thành tư nhân hóa đất đai, vừa giũ bỏ được cái nguồn kiếm chác béo bở đã trở thành "của nợ", vừa có được quyền sở hữu vĩnh viễn cho số đất đai đã thu gom bấy lâu. Nhưng những vị còn chưa thấy đủ no và những kẻ kế cận đang mong chờ đến lượt mình được vơ vét thì lại không dễ buông tha.

Muốn nuốt thì hóc, mà muốn nhả ra cũng không hề dễ. Tư nhân hóa đất đai thế nào? Trao quyền sở hữu cho ai và trao bao nhiêu? Khi còn là sở hữu toàn dân thì chủ đất cũ đành chịu lặng thinh. Nhưng khi mảnh đất vốn của mình lại được giao cho một người lạ hoắc sở hữu, thì chủ cũ đâu dễ chịu ngồi im. Đất đai vốn dĩ nằm trong trạng thái phân bổ tương đối ổn định và hợp lý về mặt lịch sử, mấy chục năm qua bị đẩy vào tình trạng hỗn loạn. Nếu bây giờ muốn sửa chữa sai lầm, lập lại trật tự, thì lại quá khó. Hoàn cảnh thực tại giống như gã phàm ăn nuốt phải lưỡi câu: Nuốt tiếp thì vướng cước và có thể bị chọc thủng dạ dày, mà lôi ra thì móc vào cổ họng.

Thách thức vượt quá năng lực tư duy và hành động của những đầu óc u mê, trí tuệ giáo điều. Biết làm gì ngoài việc câu giờ, dồn hậu họa lên đầu những người kế nhiệm?

Quả là rất khó để thoát ra khỏi tình trạng sa lầy về sở hữu đất đai. Sai lầm càng lớn thì khắc phục càng khó. Songlãnh đạo ĐCSVN cần xác định rằng họ có trách nhiệm giải thoát Dân tộc ra khỏi bãi lầy, mà chính đảng đã đẩy Dân tộc xuống. Nếu biết huy động trí tuệ của Dân tộc và tạo được sự đồng thuận của Nhân dân, thì khó mấy cũng làm được. Cách làm như thế nào không phải là chủ đề trao đổi của bài này.

Quy định trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo đương nhiên của ĐCSVN đối với Nhà nước và xã hội tưởng để đảng trường tồn, nhưng lại là điều khoản khai tử của ĐCSVN, khai tử khỏi lòng Dân và khai tử khỏi cuộc sống chính trị.

Quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước quản lý như cỗ máy khổng lồ, từng phút từng giờ đùn ra hàng đống thuốc nổ, nén chặt vào lòng Dân. Nó giống loại ma túy cực độc, có thể thỏa mãn cơn nghiện tham lam vô biên của giới cầm quyền, nhưng cũng tăng tốc quá trình tự hủy diệt của ĐCSVN và chế độ do đảng dựng nên.

Vì vậy, nếu muốn bảo vệ ĐCSVN và chế độ này, thì cần phải nhanh chóng loại bỏ hai quy định đó ra khỏi Hiến pháp.

Ngược lại, nếu muốn gạt bỏ sự lãnh đạo của ĐCSVN, thì có thể sẽ sớm được toại nguyện, nếu tiếp tục duy trì hai quy định ấy trong Hiến pháp, bởi lẽ không có cách phá nào nhanh hơn là tự phá.
                                                                                 
                                                                                        Hà Nội, 11/01/2013
                                                                                      TS Hoàng Xuân Phú