Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

"Nữ tử tu tri" - Cuốn cẩm nang ứng xử mẹ chồng nàng dâu thời xưa.

Phụ nữ phương Đông đời thuở nào cũng luôn đề cao bốn chữ “công – dung – ngôn – hạnh”, vì vậy việc ứng xử trong các mối quan hệ liên quan dến người phụ nữ luôn luôn được đề cao. Có câu “Phụ nữ ở nhà thì phải theo cha, khi lấy chồng rồi phải theo chồng, chồng mà chết phải theo con”, như thế phần nào nói lên quy củ ứng xử cho người phụ nữ phải tuân theo. Rồi vấn đề ứng xử mẹ chống nàng dâu luôn là vấn đề phức tạp. Sách vở văn chương xưa viết nhiều về những vấn đề này.

xin giới thiệu một tác phẩm thơ Nôm khuyết danh với tựa đề “Nữ tử tu tri” (Phụ nữ cần biết) đề cập đến các vấn đề nêu trên rất đầy đủ và dễ hiểu. Tác phẩm được trình bày bằng hình thức thư Nôm song thất lục bát với văn phong giản dị bình dân, dành cho mọi tầng lớp người trong xã hội thời xưa. Đây cũng có thể coi là một tài liệu tham khảo cho chị em phụ nữ thời nay để chúng ta hiểu hơn quan niệm về người phụ nữ, quan hệ vợ chồng, mẹ chồng nàng dâu thời xưa, và đối chiếu với các mối quan hệ nêu trên trong thời hiện đại, biết đâu sẽ ngẫm ra nhiều điều.
Văn bản tuyển chọn trong bài này là bản “Nữ tử tu tri” in năm Tân Dậu niên hiệu Khải Định (1921) do Phúc An tàng bản.

Nội dung:
"Nào những bậc phấn son phận gái
Xin nghe em phân giải lời này
Liễu bồ hổ phận thơ sây
Xót câu thập nữ cho rày viết vô
Ơn sinh dưỡng tựa hồ non Thái
Rải thịt xương khó thỏa báo đền
Hổ cũng nam tử bậc trên
Hiếu trung sẵn nết khôi nguyên rạng nhà
Nên trả được công cha nghĩa mẹ
Hội thanh bình vui vẻ giàu sang

Còn mình là bậc nữ nàng
Đã thua thua cả mọi đàng tức thay
Trai thường được xem ngày dưới gối
Thờ hai thân đủ thức trân cam
Còn mình hộ phân hồng nhan
Bởi chưng Nguyệt Lão đa đoan định phần
Hễ đến tuổi cài trâm phấn phát
Nào định bề gia thất tây riêng
Tài hay khôn khéo muôn nghìn
Thế nào cũng phải là phường nữ nhi
Việc gì cũng trông về chồng cả
Ở làm sao cho hả bụng chồng
Cửa nhà muôn việc phụ trung
Sao cho ngôn hạnh dung công đủ đều
Dẫu gặp chốn giàu nghèo cũng vậy
Đạo thâm tình nhẽ phải biết ơn
Muốn cho cha mẹ lai thơm
Đức hiền hai chữ quý hơn ngàn vàng
Cha mẹ mình mình thường cho xót
Cha mẹ người người tất yêu đương
Muốn cho vẹn được đạo thường
Công cô[1] hai đấng phải thương như chồng
Dẫu gây dựng muôn chuông ngàn tứ
Hoặc sắc tài cũng chớ có kiêu

Thế gian nhầm nhặt đã nhiều
Bởi chưng ngu dốt kiếm đường tính suy
Ở mấy chồng trăm bề yêu dấu
Lại nuôi con quý báu hơn vàng
Trong ngoài trăm việc đảm đang
Thế mà một chốc đạo thường đơn sai
Cha mẹ chồng bỏ hoài bỏ phí
Nỡ phũ phàng chẳng quý chẳng thương
Coi xem như thế người thường
Xui chồng ăn ở những đường bạc điên
Lại hèn hận lắm phen gắm gất
Coi như người có kết oán riêng
Nhác trông cảnh thế lòng phiền
Gái đâu có gái ngu hiền thế nay
Việc rõ ràng như bày tranh vẽ
Cố làm sao chẳng nghĩ chẳng suy
Lấy ta về để làm chi
Sinh con nở cái ích gì biết không
Lấy ta để thay chồng sớm tối
Thờ công cô đáp thụ trân cam
Sinh con khó nhọc muôn vàn
Mong cho cả trái thừa hoan tuổi già

Ai ngờ lại hóa ra họa trái
Khiến mẹ cha đau đớn vì con
Khi chưa kết định nhân hôn
Anh em cha mẹ hãy còn sum vui
Khi có vợ về thì phận bẽ
Khiến anh em cha mẹ lìa nhau
Than ôi tạo hóa cơ cầu
Đời nay chẳng có một dâu đức hiền
Ấy một tội lưu truyền vạn đại
Bắc cầu  hóa lụy biết sao
Mình đà trước ở lung lao
Dâu mình sau lại rêu rao cũi mình

Muốn cho được danh muôn thuở
Nối thánh hiền nên bỏ chua ngoa
Bên chồng dẫu mẹ dẫu cha
Phải nên săn sóc như là thân sinh
Công mang nặng chồng mình chín tháng
Chịu những điều uống đắng ăn cay
Trai khôn cho học theo thày
Vậy nên mấy có người nay vuông tròn
Sao mình vội quên ơn như thế
Ở cùng chồng trái mấy đấng thân
Dọa đâu có dọa vô căn
Muốn ăn hoa quả toan phần đắng cay
Mình người ngoài mới đây sum họp
Nỡ lòng nào ăn hết cho xong
Đắng cay người chịu gian nan
Hiển vinh mình nỡ ngồi ăn vị đừng
Sao chẳng sợ thiên đình soi xét
Tội mai sau rồi biết để đâu
Rành rành trước mắt chẳng lâu
Tuần hoàn sau lại gặp dâu hơn mình
Nó cũng lại cướp tranh quyền hết
Vui cùng chồng mắng thét mẹ cha
Con nó nó quý như hoa
Thân mình nó chẳng coi là vào đâu
Đến lúc ấy thảm sầu cay đắng
Ôm tuổi già chịu mắng nhục thay
Đạo trời nhẽ ấy xưa nay
Nỡ thường vầy một trả ngay đến mười
Nó lại ở ngược xuôi lắm cách
Hơn là mình hống hách khi xưa
Nếu mình kể lẽ khi xưa
Bới lông tìm vết nó đưa thêm lời
Xưa mẹ cũng bằng mười tôi ấy
Mắng mỏ bà tôi thấy hãn than
Hay gì mà mẹ dạy tôi
Muốn cho êm thấm xin thì nữa đi

Gặp cảnh ấy ắt thì phải tức
Khuyên những người hiền đức chớ theo
Muốn cho dâu thảo kính yêu
Phải nên suy xét những điều nói trên
Đừng bắt chước bạc đen lũ ấy
Gương trời treo mắt thấy giàn giàn
Lấy can một việc mà bàn
Nếu chồng ngạo ngược phải can mấy là
Vì một nhẽ mẹ cha sinh nó
Ơn tày trời nó nỡ bày phô
Huống mình là kẻ sánh đôi
Trách chi nó ở trọn đời thủy chung
Trai thất hiếu không bằng điểu thú
Gái vô tình diếc tựa loài sâu

Lại thêm suy xét một câu
Ắt là hiểu rõ trước sau một này
Diếc chồng mình ở nay đơn bạc
Mẹ cha mình nay khác lại chơi
Chồng mình khinh bỉ chưa vơi
Không  chào không hỏi lại thì xỏ xiên
Nghĩ rằng đến kiếm tiền xin bạc
Chửi chó mèo hắt rác đổ đi
Thẹn thùng người phải ra về
Hai hàng châu lệ người thì trước điên
Thề một đời không sang đến rể
Lại hận con coi thể người ngoài
Than rằng biết trước thế thì
Đem ra sông cái bỏ trôi giữa dòng
Thực là mang nặng uổng công
Có con mà cũng như không ích gì
Thà đẻ trứng lại thì có ích
Đem bát ăn thỏa thích còn hơn
Hẳn mình trông thấy nguồn cơn
Dẫu gan sát đá cũng không lệ ngừng
Hẳn trách phạn má hồng bạc bẽo
Muốn đoạn tình mà dứt cho xong

Cha mẹ mình bị chồng xem nhẹ
Mà mình còn đau xót thảm thay
Huống chi cha mẹ chồng nay
Bị mình mắng mỏ đêm ngày quanh năm
Ắt chồng cũng ruột gan tha thiết
Muốn trị mình đánh chết đi thôi
Dạy lời lại phải dạy roi
Muốn cho vẹn trọn đạo trời mấy nghe
Nếu bất khẳng ắt thì phải bỏ
Có mẹ cha chẳng có vợ nay
Mất vợ lại có vợ ngay
Nếu mất cha mẹ kiếm nay được nào

Ấy chí kẻ anh hào trung hiếu
Tiếng muôn thu lặng lẽ gương soi
Còn như vô loại những người
Thương con yêu vợ còn hơn thâm tình
Trên bị chốn thiên đình ghi tội
Dưới bị người trần thế mỉa mai
Dẫu rằng sang cả một đời
So loài điểu thú lại thời kém xa
Cái hư ấy dẫu mà khôn khéo
Coi như đồ cỏ héo xương khô
Khuyên người thực nữ trượng phu
Chữ tình chữ hiều ở cho công bằng
Để cho khỏi thẹn cùng người trước
Hợp đạo trời hưởng phúc dài lâu
Thành nhàn chấp chỉnh mấy câu
Ai khen cũng đội cười nhiêu thì cười"

(Phiên Nôm bởi Nguyễn Ngọc Thanh)


Nguồn http://nguoihieuco.blogspot.com/2012/09/phu-nu-tu-tri-cuon-cam-nang-ung-xu-me.html#ixzz3KvmJjZ7E

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Độ dài đốt ngón tay út tiết lộ điều gì về tính cách của bạn?

Duỗi thẳng các ngón tay (nam tay trái, nữ tay phải) để xem các đốt ngón tay út có độ dài ngắn thế nào nhé. Tính cách của bạn sẽ được bật mí ngay thôi.

9c9f1206e2a37dbec200a47fafd3dfad

1. Đốt đầu dài nhất
Bạn có sức hút mãnh liệt với người khác giới. Khả năng biểu đạt bằng ngôn ngữ của bạn rất tốt, năng lực quan sát giỏi. Do vậy, bạn gặt hái được nhiều thành công trong công việc và không dễ bị người khác lừa gạt.

2. Đốt đầu ngắn nhất
Năng lực biểu đạt của bạn không tốt, cộng thêm với tính cách nhút nhát và xấu hổ nên đôi khi người khác không hiểu bạn nói gì. Bạn rất cần người có tính cách mạnh mẽ và quyết đoán bên cạnh để giúp đỡ và bảo vệ mình.

3. Đốt giữa dài nhất
Dấu hiệu này cho thấy bạn sinh ra đã biết chăm sóc và quan tâm người khác. Ngoài ra, bạn khá kiên trì và nhẫn nại nên được đông đảo mọi người yêu mến.

4. Đốt giữa ngắn nhất
Tính cách của bạn khá cứng nhắc và bướng bỉnh, luôn giữ vững lập trường. Đây là ưu điểm nhưng cũng đồng thời là khuyết điểm của bạn. Nó có thể khiến mọi người phải dè chừng hoặc xa lánh bạn.

5. Đốt cuối dài nhất
Bạn thích cuộc sống tự do tự tại, không phải suy tư lo nghĩ. Bạn nói được và cũng làm được nên nhiều người nể phục. Hơn thế, bạn có biệt tài tranh luận và nói chuyện triết lý nên thường được bổ nhiệm vào những vị trí quan trọng ở nơi bạn đang làm việc.

6. Đốt cuối ngắn nhất
Điều này cho thấy bạn có tính cách hiền dịu, ngây thơ trong sáng và rất dễ tin lời người khác. Bạn cần cẩn trọng hơn trong mọi chuyện, đặc biệt là chuyện tình cảm để tránh bị lừa gạt và đau khổ.
(Theo tuvikhoahoc)

Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Xây nhà hoặc mua nhà phải chú ý những gì?

Khi xây nhà hoặc mua nhà phải chú ý những gì?

1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đướng sá ở bốn phía quanh nhà thế nào, khoa địa lý đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hòa, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà ra đi.
2. Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về phá bại. Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường hình chữ Đinh hướng nội. Theo kinh nghiệm, loại đường hình chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai họa nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trực xung (đâm thẳng vào).
3. Chái nhà giống như chân tay của người. Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Hồng Kông, nhà mà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong.
4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết với họa phúc, cát hung của đời người. Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấp là không tốt, vì khí bị tù hãm.
5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hòa cân bằng, vừa đề phòng tai họa, vừa đảm bảo vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầu đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh.
6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm cho nhà đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh hoạt mỹ mãn.
7. Luận về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi la có Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý.
8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất hạnh.
9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao, sau thấp, thì rất bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật tự.
10. Tối kỵ nơi cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng có qui mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở ngay nơi sống núi chọc thẳng đến, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể.
11. Phía động nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía bắc có đại lộ thì hung, phía nam có đại lộ thì phú quý.
12.Cây cối xung quanh chĩa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung.
13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung.
14. Nhà dài theo hướng nam bắc, hẹp theo hướng đông tây là cát. Hướng nam bắc mà hẹp, hướng đông tây dài là hung.
15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháu.
16. Phía trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có tềh đào ao hình bán nguyệt.
17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung.
18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát. Nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắt, sẽ tuyệt nhân đinh.
19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tài.
20. Trước nhà kỵ có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều kỵ.
21. Phàm trước cửa, sau nhà thấy thủy lưu, chủ đau mắt.
22. Trước nhà có đồi, núi bằng, tròn trịa, chủ cát.
23. Phía trước nhà và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy cả ra đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tự, tán tái.
24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tụng.
25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao và cổng trước, chủ khó hoàn thành.
26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn, chủ cô quả.
27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếu.
28. Đầu tường chĩa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếu. Đường đan chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tồn.
29. Trên cùng một mảnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợi.
30. Đền chùa, nhà thờ ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược.
31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc.
32. Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần.
33. Cột điện lấn vào giữa cửa, chủ không an ninh.
34. Luận về Ngũ Hành bốn mùa, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông kỵ động thổ, phá thổ.
35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vượng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xối.
36. Trước sau nhà ở kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng.
37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác.
38. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa kiểu hình cánh bướm.
39. Cầu thang kỵ xộc thẳng cửa phòng.
40. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, ví dụ Khảm Trạch thì kỵ phương vị đông bắc và chính tây.
41. Đặt giường tốt nhất chọn cát phương. Giường đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ có khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường.
42.Kỵ kê giường bên dười cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giướng có giếng.
43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu, không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an.
44. Phàm xây nhà lầu không thể phân rõ chủ khách, hướng ngồi. Ví dụ, ngồi hướng bắc nhìn về hướng nam thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng nhà hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách.
45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích.
46. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ (chồng chết), nếu thấp co với bên hữu chủ khắc thê. Nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát, nếu phía sau có giếng, chủ trộm cắp.
47. Luận về quan hệ với người, cần coi phòng ốc là tối quan trọng, lại coi phòng ngủ làm trọng.
48. Gian kho, chứa các vật dụng lặt vặt, có thể bố trí ở phương vị bất lợi, nhưng nếu là tiệm buôn, thì hàng hóa phải để ở nơi có phương vị tốt nhất
49. Luận quan hệ giữa phòng với cửa, thì người mạng Đông tứ trạch theo các phương Khảm, Ly, Chấn, Tốn là cát. Người mạng Tây tứ trạch theo các phương Càn, Khôn, Cấn, Đoài là cát.
50. Theo trú trạch phong thủy, kỵ nhà có chỗ lồi lên ở hướng đông và đông bắc.
• Nhà có chỗ lồi ở hướng đông nam, có thể gặp lương duyên trời ban (Tốn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây nam, chủ nữ nhân được lợi và sung sướng (Khôn vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng tây bắc, có thuộc hạ giúp, mau phát (Càn vị).
• Nhà có chỗ lồi ở hướng tây, đời sống rất phong túc (Đoài vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng bắc, sinh lý hòa hợp (Khảm vị).
• Nhà có chỗ lồi hướng nam, đầu óc minh mẫn, có tài cán (Ly vị).
                                                                               sưu tầm

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Tục cúng gia tiên ba ngày Tết và kiêng kỵ những điều gì?


 Phong tục cúng gia tiên trong 3 ngày tết và những điều kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục quá mê tín, những quan niệm không có tính khoa học nhân bản cũng cần nên được loại bỏ.

Tục cúng gia tiên ba ngày Tết của người Việt

 Trong các lễ cúng ba ngày Tết, lễ nào cũng có một mâm cỗ cùng hương hoa, trầm trà, rượu bánh, để cúng gia tiên
Cúng gia tiên là cúng tổ tiên trong nhà, là nghĩa vụ thiêng liêng của con cháu để tỏ lòng nhớ ơn nguồn cội của mình "Cây có cội nước có nguồn".
Cúng gia tiên là một cái đạo "Đạo thờ cúng ông bà", gọi tắt là đạo ông bà. Đạo ở đây không phải là tôn giáo vì không có giáo chủ, môn đệ... .mà chỉ là "đạo làm người" trong gia đình, lấy tình cảm và sự liên hệ máu mủ ruột thịt trong gia đình làm chủ yếu.
Cúng gia tiên là thể hiện sự hiếu thảo và tình thương yêu của con cháu đối với người quá cố. Cúng gia tiên trong ba ngày Tết bày tỏ lòng tri ân, thương nhớ của con cháu đối với tổ tiên nguồn cội. Việc cúng kính không chú trọng ở hình thức mâm cao cỗ đầy mà chú trọng ở nội dung, đó là tấm lòng thành kính tri ân thương nhớ và noi gương. Vua Hùng Vương thứ 6 không chọn cao lương mỹ vị để cúng gia tiên mà chọn bánh chưng bánh dầy là món đơn sơ giản dị nhưng hàm chứa nội dung ý nghĩa sâu sắc.
Khi cúng gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, lên đèn, đốt hương, đánh chuông, hai tay chắp lại đưa lên ngang trán và khấn, khi khấn nêu ngày tháng, làng xã, tên mình, tên vợ con, tên người quá cố, lễ vật cúng, lý do cúng, cầu nguyện... rồi tùy theo vị trí lớn nhỏ của mình đối với người quá cố, nếu nhỏ thì lạy 4 lạy hoặc vái 4 vái. Việc cúng kính tuỳ thuộc vào đức tin và đời sống đạo đức của mình.
Cúng là bày lễ vật, lên đèn thắp hương, khấn, vái, lạy. Khấn là lời cầu khẩn lầm rầm trong miệng, khấn xong thì vái từ 2 đến 5 vái, tùy theo từng trường hợp, mỗi lần vái đầu cúi xuống: Lầm rầm khấn vái nhỏ to (Kiều). Nếu vái là cử chỉ chào hỏi kính cẩn, thì lạy là hành động chỉ sự tôn kính từ tâm hồn đến thể xác đối với người trên hay người quá cố ở vào bậc trên của mình.
Những kiêng kỵ:

Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu năm mới thì Thần Tài sẽ…”đi mất,” tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

Ở Nam bộ sau khi quét dọn phải cất hết chổi, nếu trong ngày Tết bị mất chổi có nghĩa là năm đó nhà sẽ bị trộm vào vét sạch của cải. Ở nông thôn ngày Tết, hiện nay còn có một số nhà vẫn giữ tục lệ rắc vôi bột ở bốn góc vườn, rồi vẽ mũi tên hướng ra cổng để xua đuổi ma quỷ.

Kiêng việc vay mượn hay trả nợ, cho vay: Chỉ trong hoàn cảnh túng thiếu hoặc cấp bách, người ta mới nghĩ đến chuyện vay mượn tiền bạc hoặc đồ dùng của người khác. Người xưa quan niệm không nên vay tiền hoặc mượn đồ đạc vào những ngày đầu năm mới, điều đó có thể làm chúng ta rơi vào cảnh túng thiếu cả năm.

Kiêng ăn thịt chó, cá mè, thịt vịt… Nếu ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ xúi quẩy.

Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm, từ “vỡ”, “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

Người ta thường kiêng không nói tới điều rủi ro hoặc xấu xa trong dịp Tết.

Kiêng ra đường vào ngày xấu: Theo quan niệm của ông cha ta thì ngày mồng 5 tháng giêng Âm lịch là ngày nguyệt kỵ “Mùng năm, mười bốn, hăm ba/ Đi chơi còn thiệt nữa là đi buôn”, người Việt thường tin rằng ngày này không thích hợp cho xuất hành hay các cuộc du xuân.

Kiêng mặc quần áo màu trắng, đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu của tang lễ, chết chóc, vì vậy những ngày đầu năm thì phải mặc trang phục với những màu sắc sặc sỡ như: màu hồng, đỏ, vàng, xanh… để tạo nên sự hưng phấn và vui vẻ.

Kiêng nói to cãi vã, nối xấu, mắng người khác: Đây là những việc tạo ra sự ồn ào hỗn loạn và đem lại nỗi buồn cho người khác. Đặc biệt ngày Tết mọi người cần quan tâm đến cách cư xử với hàng xóm láng giềng, bạn bè và người thân trong gia đình. Ai cũng ngại và sợ to tiếng hoặc xô xát thì quanh năm bị xui xẻo.

Kỵ mai táng: Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hoà chung với niềm vui toàn dân tộc.

Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.

Kỵ người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng 1 Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.

Kiêng cho nước đầu năm: Cũng như lửa, nước được ví như “nguồn tài lộc” trong câu chúc “tiền vô như nước,” nếu cho nước thì coi như … mất lộc. Thường thì trước khi bước sang năm mới ở nông thôn nhà nào cũng lo đổ đầy nước vào bể, vào chum hoặc vại. Từ trong tâm thức người ta tin rằng năm mới đến sẽ đem theo của cải nhiều như nước.

Một số tục kiêng kỵ từ ngày xưa vẫn còn được lưu truyền đến hôm nay cũng tạo nên những nét riêng cho ngày Tết. Tuy nhiên, những tập tục mê tín, những quan niệm không có tính khoa học cũng nên được loại bỏ./.
Những điềm lành:

Cây quất: Cây cối đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân là lẽ tự nhiên, nên nếu nhà bạn có thứ cây xanh nhiều chồi xanh mọc thì năm đó sẽ có nhiều “lộc.” Đặc biệt, đối với cây quất, nếu có đủ “tứ quý”: Quả chín, quả xanh, hoa và lộc thì sẽ may mắn cả năm.

Hoa đào: Nếu như ở miền Nam, người dân đón Tết với cái nắng xuân ấm áp và những cành mai tươi tắn sắc vàng thì ở miền Bắc vẫn có những bông hoa đào khoe sắc thắm để xua tan cái không khí lạnh lẽo xứ Bắc. Hoa mai và đào là hai loài hoa được các gia đình người Việt Nam ưa chuộng nhất trong ngày Tết.

Hoa mai:
 Nhân dân ta quan niệm rằng, sau Giao thừa nếu hoa mai (loại 5 cánh) nở thêm nhiều và đầy đặn thì đó là một điềm may. Và may mắn hơn nữa khi có một hoặc vài bông hoa 6 cánh.

Quan niệm đối với hoa mai như thế nào thì hoa đào cũng như thế: nếu hoa trổ bông có nhiều cánh kép (hoa kép) 3 lớp (hàng) trên đài hoa và có hình dáng như bông hồng thì sẽ có nhiều phúc lộc.

Tục mua muối đầu năm: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” vẫn là câu nói truyền miệng từ bao nhiêu đời nay. Cuối năm để chuẩn bị cho các bà các mẹ cơi trầu đầy đủ, con cháu vẫn thường sắm chút ít vôi cho miếng trầu thêm đậm đà, rồi mỗi sáng mồng 1 Tết, khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn mà bền chặt.

Tục lệ đi chùa cầu may: Đi chùa lễ đầu năm trở thành một thói quen của các tăng ni phật tử và phần lớn người dân. Vào chùa, mọi người đều kính cẩn cúi đầu trước tượng phật uy nghiêm mà hành lễ, xin đức phật từ bi hỉ xả phù hộ cho gia đình, cho bạn bè, cho toàn bộ người thân yêu bên mình một năm đủ đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn.
                                                                                             (Baodautu.vn)