Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017

Xã hội Việt Nam cần nhìn lại đại công của Nho giáo

Nói đến Nho giáo hay đạo Nho là nói đến hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý giáo dục, triết học chính trị do giáo chủ Khổng Tử của Nho giáo đề ra. Toàn bộ hệ thống này, đều dựa trên quy luật vận hành biến hóa của tự nhiên, trong kho tàng triết học cổ của Á Đông và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội loài người thịnh trị, mang tính nhân bản. Nho giáo ảnh hưởng không riêng tại Việt Nam mà còn xuất hiện ở các nước châu Á khác như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Singapore … Những người thực hành theo các tín điều của Nho giáo được gọi là nhà Nho, Nho sĩ hay Nho sinh.
Hay nói cách khác, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu". Nho gia còn được gọi nhà Nho là người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở phù hợp với luân thường, đạo lý…Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa.
Hiện nay, đời sống xã hội đang hòa nhập vào dòng chảy của thế giới để tiến vào thế kỷ 21, là kỷ nguyên của khoa học và công nghệ hiện đại vào bậc nhất của nhân loại. Ở Việt Nam, sau mấy mươi năm chuyển mình đau thương từ cận đại sang hiện đại, điều người Việt đang thiếu vắng không hẳn là những giá trị về vật chất mà hầu như đã thiều vắng đi mọi giá trị về tinh thần do ̀bị xuống cấp, mai một đi một cách rất tệ hại. Có thể nói đây là cái giá phải trả cho tiến trình hội nhập, nhưng đó cũng không phải tất cả mà ̀một phần, do số người Việt chúng ta vô tình ruồng bỏ và phủ nhận đi vai trò của Nho giáo, một tôn giáo đã tạo nên nhiều thành quả cho đất nước, đồng hành cùng dân tộc suốt hàng ngàn năm qua.
Đã có một số bằng chứng cho thấy, Nho giáo được truyền vào nước ta từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, nhưng ảnh hưởng chưa được rộng khắp. Cho đến thế kỷ 9, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, người Việt bước sang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và bắt đầu xây dựng nền văn minh Đại Việt trong khuôn khổ một nhà nước quân chủ tập quyền, thì xã hội Việt Nam mới đặt ra yêu cầu phát triển Nho giáo ở Việt Nam. Từ đó Nho giáo đã bản địa hoá các giá trị đạo đức, làm nền tảng cho nền văn hoá nhằm tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng và nếp sống Việt. Đó là ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi con người đối với cộng đồng; là sự hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn, tôn sư trọng đạo; là sự tích cực nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia đình, trọng tình nghĩa.
Về tổ chức, Nho giáo thực hiện đạo trị quốc bằng "Văn trị - Lễ trị - Nhân trị", đây là nguyên tắc có tính chất đường lối căn bản của Nho giáo. Văn trị là đề cao cai trị bằng tri thức để mọi người tự giác tuân theo. Lễ trị là dùng tổ chức, thiết chế xã hội để trị quốc, đề cao nghi lễ giao tiếp trong trị quốc. Nhân trị là trị quốc bằng lòng nhân ái. 
Đến năm 1070, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của nước ta. Năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Vì theo triết lý của Nho gia: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì quốc gia thịnh, nguyên khí yếu thì quốc gia suy vong”. Cho nên bất kể sĩ tử vào học có xuất thân ra sao, là nông dân, người thợ, lính tráng đều có quyền theo học; nếu học giỏi, đỗ đạt thì có thể ra làm quan giúp nước. 
Khóa đầu tiên khai giảng có tên gọi “Thi minh kinh bác học” và “Nho học tam trường”, chính thức khai sinh cho lịch sử thi cử của Nho giáo lâu dài ở Việt Nam.
Các phạm trù đạo đức của Nho giáo, như trung, hiếu, nhân, nghĩa... đã được vận dụng vào lĩnh vực chính trị, giáo dục và ngày càng trở thành chuẩn mực đạo đức cho mỗi hành vi của con người trong xã hội. Câu châm ngôn "Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn" đã ghi khắc sâu đậm vào dân tộc Việt suốt hàng ngàn năm: chữ "Lễ" luôn nhắc nhở người dân rằng phải học lễ độ, thân ái, hòa thuận với mọi người, tôn trọng trật tự, lễ kính với người già và phải có trên dưới rõ ràng. Còn chữ "Văn" nhắc nhở con người phải học hành để thành người tài đức. Câu này được phổ biến ở khắp các trường học Việt, cho đến tận ngày nay.
Cho dù vậy, nhưng ngày nay vẫn có người còn vô tình hay cố ý không hiểu, không biết những đóng góp rất to lớn vào sự phát triển về mọi mặc của nước ta suốt hàng ngàn năm qua mà trái lại, còn đổ hết mọi tội lỗi với những cụm từ đầy miệt thị như: Nho giáo nay đã thuộc về quá khứ, lạc hậu, phong kiến, trì trệ, bất công, không còn hợp thời v.v... Ngay cả việc luận bàn cũng gặp nhiều người không hiểu gì về Nho giáo, không biết gì về Tứ thư, Ngũ kinh được xây dựng nên từ kho tàng triết học cổ của Á Đông, rồi lấy một mệnh đề nào đó như: Tam cang, Ngũ thường là dành cho Nam; Tam tòng, Tứ đức dành cho Nữ để dùng suy nghĩ nông cạn, hời hợt của mình ra phản đối. 
Và điều họ thường dựa vào để đả kích, bôi nhọ nữa là dùng một đoạn trong kinh sách, nhưng lại vứt bỏ đi toàn bộ ngữ cảnh đang biểu đạt. Ví dụ trong Kinh dịch nói: “Dương tôn Âm ti”chỉ về sự hòa hợp âm dương có tôn ti, trật tự của Trời đất và con người, thì lại bị đem ra phê phán Nho giáo là “trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi” ?
Nhân đây xin nêu một thí dụ về câu “Dương tôn, Âm ti” trên, trong Kinh dịch để minh chứng điều này. Nếu dựa theo nghĩa đen từ Hán Việt: Dương thì tôn lên, Âm thì giáng xuống. Nhưng Âm Dương ở đây là từ ngữ triết học của Á Đông, phải tùy theo ngữ cảnh, thì mới định nghĩa ̉́một cách chính xác được. Cụ thể như ta lấy ̉một con người ra để nói: cơ thể được chia ra 2 phần, tinh thần và thể xác thì nghĩa của từ Dương ở đây là thuộc về tinh thần, Âm là thuộc về thể xác. Nhưng vì sao tinh thần phải được tôn lên, thể xác lại phải được kềm chế xuống?
Vì trong ngữ cảnh này, thể xác thuộc Âm nó còn xuất hiện thêm bản chất là u tối, nhỏ nhặt lại có tính tham lam, thích vùng lên đòi hỏi, sai khiến lại tinh thần để cung cấp cho nó hưởng thụ mọi nhu cầu về tiện nghi, vật chất. 
Còn tinh thần thuộc Dương, bản chất là sáng suốt, minh mẩn lại có tính công minh̀, chính trực có nhiệm vụ xem xét, giải quyết những nhu cầu của thể xác một cách hài hòa, không thừa, không thiếu. Vì nếu cung cấp không đủ, hay thái quá thì thể xác sẽ bị hao mòn hoặc sẽ bị phì nhiêu, tất cả đều sanh ra bịnh tật. Khi đó sức khỏe sẽ bị sa súc, kéo theo tinh thần cũng không được yên thân.
Đó là lý do tinh thần phải được tôn lên, thể xác phải được tinh thần kểm chế lại để duy trì sức khỏe, quân bình âm dương trong cơ thể và binh tật mới không thể phát sinh. Cho nên, không thể tùy tiện phán bừa những câu tương tự, cho dù đó là động cơ gì, nếu không muốn bị nó phản ngược lại.
Nên nhớ, trong Tứ thư Ngũ kinh của Nho giáo, Kinh dịch được tôn lên đứng hàng đầu, nhưng đó không phải là bộ kinh của Nho giáo, tuy thời đức Không Tử có tham gia diễn giải một phần nào trong đó. Sở dĩ đứng đầu vì Nho giáo lấy Kinh dịch làm nền tảng, làm cơ sở để viết ra toàn bộ kinh sách của Nho gia.
Không những thế, Kinh dịch còn là bộ “Quần Kinh Chi thủ”, tức ̀bộ kinh đứng đầu tất cả các loại Kinh, Sách của thế gian chứ không riêng gì đứng đầu kinh sách của Nho giáo. Đây là bộ kinh đã ghi lại toàn bộ các qui luật vận hành, biến hóa của tự nhiên trong Vũ Trụ và bên trong, được các nhà bác học cổ xưa thuộc hàng Thánh nhân ̃ghi lại bằng ký tự, bằng từ ngữ triết học cổ của Á đông. Và mỗi câu, mỗi từ đều ẩn chứa một hàm số triết học trong đó; tỷ như: Vô cực, Thái cực, Trời, Đất, Nhật, Nguyệt, Âm, Dương, Quỉ, Thần, Thiện, Ác, Phải,Trái, Đúng, Sai…Do đó, nếu người đọc không bác lãm bộ kinh này, không thể nhìn mặt chữ mà phán bừa một cách tùy tiện được
Còn một hạng người nữa, cứ ù ù cạc cạc, hễ nghe câu chữ nho, thấy cuốn sách có chữ nho, thì cho là của đạo Nho truyền dạy rồi nhiệt tình lên án...Rồi lại có người lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia, tức lấy một câu nào của ai đó, rồi cho rằng đạo Nho dạy; như “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” (vua xử bề tôi chết, nếu bề tôi không chết là không có lòng trung, cha xử con chết, con không chết là không có hiếu).
Vấn đề này Khổng Tử có dạy:“Con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là trung. Chỉ có biết xét cái đáng theo mà theo, mới gọi là hiếu, là trung vậy.” 
Sách Đại học cũng có câu: "Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ”.Như vậy mới đáng tận trung, tận hiếu: Quân minh tắc thần trung, Phụ từ tắc tử hiếu. Và ngược quân bất minh thì thần bất trung, phụ bất từ là tử bất hiếu cũng là lẽ thường tình và cũng không phải bàn đến.
Lại như câu “trung thần bất sự nhị quân” tức trung thần không thờ hai chúa cũng vậy, nhằm để chỉ trích Nho giáo đã khuyến khích lòng trung thành mù quáng một thần tượng vua chúa, lãnh tụ nào đó, tạo điều kiện cho vua chúa, lãnh tụ nô dịch, hà khắc người dân cũng không hề được Nho giáo đề xướng.
Thật sự ra, trong toàn bộ kinh sách của Nho giáo chưa bao giờ dạy học trò thực hành việc “ngu trung” và rõ ràng là nếu vua làm điều bạo nghịch thì kẻ dưới không những không phải bảo vệ quyền của Thiên tử, mà nếu vua không nghe lời can gián của tôi trung, thì kẻ dưới cũng sẽ không có trách nhiệm phải trung thành. 
Vậy ai từng phản bác những điều trên, thì thử tìm đọc hết tứ thư ngũ kinh của đạo Nho đi, có rồi hảy nói. Có chăng, tất cả câu này đều xuất phát từ phái Pháp gia, một luồng tư tưởng khác cùng thời với Khổng Tử.
(Tk. 280-233 tr.C.N.) là người tập đại thành tư tưởng Pháp gia cuối đời Chiến quốc với chủ trương thay đổi pháp chế để quốc gia hùng mạnh. 
Đối với Nho giáo, khi luận về quan hệ vua tôi tuy có đề cao lòng trung thành của cấp dưới đối với cấp trên. Nhưng, lòng trung thành đó không phải là sự mù quáng như họ nhiệt tình phê phán. Cụ thể trong nghĩa Quân – Thần, Nho giáo có định phận rõ ràng như: 
“Vua lấy lễ mà đãi bề tôi, bề tôi lấy trung mà thờ vua”. “Vua xem bề tôi như tay chân, thì bề tôi xem vua như bụng, như lòng. Vua xem bề tôi như chó ngựa, thì bề tôi xem vua như người lạ trong nước. Vua xem bề tôi như đất, như cỏ thì bề tôi xem vua như giặc, như thù". Và Ngài lại dạy rằng: bề tôi chỉ trung thành với bậc minh quân đáng cho mình thờ; nếu vua tàn ác, vô đạo thì có thể bỏ mà tìm thờ vua khác.”Chim khôn chọn cây lành mà đậu, tôi hiền tìm chúa thánh mà thờ” cũng từ ý này. Xưa chẵng phải đức Khổng Tử đã từng bỏ vua nước Lỗ để tìm minh quân khác đó sao?.
Ngoài ra, Nho giáo còn đưa giải pháp khác cho bậc thức giả: nếu quân vương sáng suốt, nhân nghĩa thì phò tá; quân vương vô đạo, không can gián được thì ở ẩn, như vậy mới là người nhân đức… 
Từ những luận điểm lệch lạc trên, nó làm đảo lộn những giá trị cố hữu của Nho giáo và chụp mũ lên cả bậc Thánh nhân, Hiền triết. Và hậu quả là người Việt Nam hiện nay đang phải trả giá cho điều này một cách thật đáng thương.
Nhằm giúp nhận dạng những điều tiếng thị phi trong cách hành xử của mỗi con người, đức Khổng Tử thường dạy học trò: "Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung. Người quân tử luôn thẳng thắn, vô tư. Kẻ tiểu nhân lúc nào cũng lo lắng, u sầu.".
Về nguyên nhân tạo nên làng sóng phản đối Nho gia, thấy có 2 nguyên nhân chính:
- Do bị ảnh hưởng nặng nề từ mặt trái của quá trình Tây hóa đã làm cho xã hội Đông Á nói chung và thời kỳ Pháp đô hộ 100 năm nước Việt nói riêng, đã làm cho xã hội mất dần tính nhân văn, tinh thần văn hóa dân tộc, tôn ti, trật tự, đoàn kết xã hội do Nho giáo đã dày công xây dựng nên. Làm cho lớp trẻ dần chạy theo những thứ hào nhoáng của văn minh hiện đại mà xa dần các quan niệm hiếu nghĩa, trung chính, tiết độ của cha ông.
Ở Trung quốc, Sau khi nhà Thanh sụp đổ vào năm 1911, văn hóa Âu Mỹ bước vào thì Nho giáo tại Trung Quốc cũng bị bài xích, coi đó là thứ tàn dư lạc hậu của chế độ phong kiến.
Nguyên nhân thứ 2 là ảnh hưởng từ cuộc Đại cách mạng văn hóa của Đảng cộng sản Trung Quốc, trong thập niên 60 và 70 của thế kỷ trước, tiếp tục triệt tiêu Nho giáo một lần nữa và tất cả đều đã lan truyền sang đến Việt Nam. 
Vì thế, trong thời kỳ bảo hộ của nước Pháp, bản sắc văn hóa Việt cũng có nguy cơ bị văn hóa Âu Mỹ xâm thực như Trung Quốc, tạo tiền đề cho một tầng lớp người bài xích Nho giáo càng nhiều hơn. Cho đến 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương mới chính thức chủ trương “đập tan những quan niệm cũ kỹ của Nho giáo (vì cho rằng) gây ảnh hưởng tai hại cho cách mạng ở Việt Nam”. Và sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã làm cho Nho giáo Việt Nam suy sụp hoàn toàn cùng với sự sụp đổ của nền quân chủ. 
Từ đây, Nho giáo tuy không còn là hệ tư tưởng chính thống của tầng lớp lãnh đạo, nhưng nó vẫn ảnh hưởng lâu dài trong các mối quan hệ xã hội, trong ứng xử giữa người và người, trong phong tục tập quán và cả trong những nghi thức thờ cúng, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, dưới thể chế của Việt Nam Cộng Hòa.
Cho đến cuối thế kỷ 20, Việt Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang hội nhập cùng thế giới, thì nền văn hóa Âu Mỹ mới thật sự làm nảy sinh những nguy cơ lớn đối với Văn hóa Việt . Nguy cơ bên trong làm xói mòn và băng hoại giá trị văn hoá truyền thống. Nguy cơ bên ngoài là nền văn hoá và lối sống phương Tây xâm lấn văn hoá bản địa, tạo ra sự tiêu diệt những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc. Nếu dân tộc Việt bị xâm chiếm bởi văn hóa ngoại lai, đó sẽ là một thảm hoạ lớn và cũng là một loại diệt vong, ghê gớm không kém gì họa mất nước.
Có thể mọi người đều biết, trong kho tàng kinh sách của Nho giáo là một hệ thống khổng lồ viết về nền triết học cổ của Á Đông. Trong đó có ghi lại mọi biến chuyển không ngừng của quy luật Vũ trụ, được Nho giáo ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, dành cho các dân tộc ở vùng miền địa lý thuộc các dân tộc Á Đông.
Phàm đã là qui luật thì tất nhiên đời sống của một cá thể, tập thể, 1 quốc gia, dân tộc nào cũng phải tự nhiên và đương nhiên đón nhận qui luật tuần hoàn thịnh, suy của Vũ trụ, Nho giáo cũng không ngoại lệ. 
Chính vì vậy, sau hàng ngàn năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, đặc biệt là gần 80 năm qua, Nho giáo cũng đã oằn mình trên đà suy thoái cùng dân ̣Việt. Vì thế, người ta cũng không lấy làm lạ khi xuất hiện 1 tầng lớp người xem Nho giáo như một thứ gì đó, thật lạ lùng giữa thế kỷ 21 và nhiệt liệt bài xích tôn giáo này. Nhưng trong qui luật tự nhiên, hễ vật cùng thì phải biến. Song song với số người phản đối, thì tại Trung Quốc là cái nôi bài xích Nho giáo đầu tiên, nhưng cũng chính tại nơi đâỳ lại là nơi cổ vũ, phục hưng Nho giáo đầu tiên và mạnh mẽ nhất. 
Lý do: vì đứng trước sự suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng, văn hóa, đạo đức nhân bản của xã hội, Đảng cộng sản Trung Quốc không thể làm gì để níu kéo lại được. Và đây lại là những vấn đề cơ bản của Nho giáo trong sự nghiệp giáo dục phẩm chất đạo đức con người, vì thế họ chỉ còn cách phải khôi phục lại Nho giáo. Nhưng xem ra, họ chỉ khôi phục những giá trị nào có lợi cho sự cai trị người dân của họ là chính, chứ không khôi phục lại toàn diện Nho gia.
Riêng ở Việt Nam, đứng trước nguy cơ nền văn hóa bị diệt vong không kém gì họa mất nước. Lại thấy được những gì Nho giáo mang lại cho dân tộc thật sự là to lớn, nên nhiều người Việt có cùng quan điểm cần phục hồi lại các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đối với Nho giáo là thành phần quan trọng hàng đầu, kiến tạo nên bản sắc văn hoá Việt và nếu muốn bảo vệ truyền thống văn hóa Việt, thì tất nhiên cần phải khôi phục lại Nho giáo ở nước ta, không còn cách nào khác. Kể từ đó, Nho giáo sẽ tiếp tục làm nền tảng cho việc xây dựng, thiết chế lại nền chính trị nhân bản về đời sống xã hội, về tự nhiên, văn học, sử học, triết học, thiên văn học, y học…như đã từng đồng hành cùng dân tộc suốt hàng ngàn năm qua.
Chính học giả Trần Trọng Kim ở vào nữa thế kỷ trước, cũng từng đánh giá rằng: “Nước Việt Nam ta xưa kia tôn sùng Nho giáo, cho là chính đạo độc tôn. Luân lý, phong tục, chính trị, bất cứ việc gì cũng lấy Nho giáo làm nồng cốt” (sách Nho giáo, Nhà xuất bản Văn học, 2003)
Tại Hà Nội ,Văn Miếu Quốc Tử Giám cũng đánh dấu sự ghi nhận của lịch sử đối với những giá trị giáo dục của Nho giáo, gắn với bậc hiền Nho Chu Văn An, một người thầy nổi tiếng sử Việt với Thất trảm sớ, Nguyễn Trãi với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm với Bạch Vân am thi tập, nhà bác học toàn tài Lê Quý Đôn, hay ông quan văn võ song toàn Nguyễn Công Trứ v.v. Đây là những bậc tiền nhân đáng kính và cũng là những bậc hiền tài có thể làm thay đổi xã hội trong lịch sử nước Việt, cũng đều được hun đúc từ cửa Khổng, sân Trình của Nho gia.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận một phần nào đó của Nho giáo hiện nay đã là quá khứ, cho dù chỉ mới cách đây chưa tròn 80 năm và nếu xét về tổng thể, thì có những điều Nho giáo qui định không còn có thể áp dụng trực tiếp vào đời sống hiện đại. Còn hầu hết những tinh túy của Nho giáo ứng dụng trong đời sống xã hội và ở mỗi người Việt đều đã trở thành chuẩn mực, tạo nên kỳ tích ngàn năm văn hiến của nước Việt, thì cần phải phục hồi, vì lợi ích trường tồn của dân tộc.
Trong phạm vi bài này, sẽ nêu lên một khía cạnh cơ bản về giáo dục hoàn thiện nhân cách cho mỗi con người, trong xã hội ̣của Nho gia. Lĩnh vực này không những được tổ tiên chúng ta ứng dụng thành công trong sự nghiệp trồng người mà vẫn còn thành công hơn nữa, trong thời hiện đại và mãi mãi nếu được ứng dụng một cách đúng đắn, tích cực.
Đó là 5 điều hành xử thường ngày có tên gọi là: Ngũ thường.
Ngũ thường: là khái niệm phạm trù về đạo đức của Nho gia. Ngũ là năm, ''Thường'' có nghĩa bình thường một cách lâu dài. Ngũ thường là năm đức cơ bản, thông thường của đạo làm người là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Người ta phải giữ năm đạo lý đó thường ngày trên các mối quan hệ, không để bị rối loạn.Và mỗi con người khi đã lớn lên đều phải học và phải in thành nết trong suốt cuộc đời mình.
1.Chữ Nhân: 
Nho giáo đã căn cứ vào qui luật vận hành biến hóa của tự nhiên, đây là sự khởi đầu của mọi sinh vật, là đức lớn của trời đất không gì có trước nó. Trong thế giới tự nhiên đó là mùa Xuân, ở con người là đức nhân là chúa tể bao trùm lên mọi điều thiện. Nhân là đức tính quan trọng nhất trong ngũ thường. 
Đức Khổng Tử nói "Muốn tu thân phải tuân theo đạo lý. Muốn tuân theo đạo lý, phải thực hiện chữ Nhân. Nhân tức là tính người, là kính yêu người trong thân tộc, yêu nhân dân của mình. Đó là điều lớn nhất trong chữ nhân”. Sở dĩ Nho giáo đề cao chữ “Nhân”, đưa chữ nhân lên thành Đức Nhân là đức mục cao nhất, là đích đến của tự tu thân là ̀ lý do này.
Sách Đại học có câu: "Làm vua thì hết mình thực hiện đức nhân. Làm bề tôi thì hết mình thực hiện đức kính. Làm con thì hết mình thực hiện đức hiếu. Làm cha thì hết mình thực hiện đức từ. Cùng người trong nước quan hệ với nhau phải hết mình thực hiện đức tín."
Trong đời sống, thước đo sự hoàn thiện đạo đức trong mỗi con người được xếp theo thứ tự từ: tiểu nhân, hiền nhân, đại nhân và khi đã hoàn thiện đức nhân gọi là bậc thánh nhân: 
Khi nói về tiểu nhân, là nói đến kẻ không biết mệnh trời, nên không sợ, (mà còn) khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. 
Khi nói về người quân tử, là nói đến người thực hành các đạo lý do thánh nhân truyền dạy. Khi nói về thánh nhân, là nói đến người thông hiểu đạo lý trời đất; người có thể soạn ra cương lĩnh, biện pháp lớn để quản lý thiên hạ.
Sách Trung Dung viết: "Chỉ có bậc chí thánh trong thiên hạ mới có đủ: Tài trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, đủ sức để cai trị thiên hạ. Có lòng khoan dung độ lượng đủ để bao dung dân chúng và vạn vật. Tính tình cương nghị quyết đoán đủ để cầm nắm việc chính sự. Thái độ đoan chính ngay thẳng để mọi người kính nể. Văn chương điển lý tinh tế, xét đoán minh bạch đủ để phân biệt phải trái. Đạo đức của bậc chí thánh rộng lớn, sâu xa vô bờ bến, bao la rộng lớn như trời cao, sâu như vực thẳm. Hễ xuất hiện, dân chúng không ai không mến phục. Hễ nói ra, dân chúng không ai không tin cậy. Hễ hành động, dân chúng không ai không thích thú, hài lòng... 
Chỉ có bậc thánh nhân có đức thật cao cả mới có thể soạn ra được cương lĩnh, biện pháp lớn để quản lý thiên hạ, xây dựng bồi đắp cái gốc lớn cho thiên hạ, thông hiểu hết đạo lý trời đất nuôi dưỡng vạn vật. Bậc thánh nhân chỉ dựa vào sức mình, không nương nhờ ai cả. Nhân ái của bậc thánh nhân cao cả thuần khiết, trí tuệ xiết bao uyên bác thâm thúy, thiên tính đàng hoàng cao rộng như trời. Nếu không phải là người vốn đủ thông minh, thánh trí, thông đạt thiên đức, thì ai có thể hiểu được đạo thành thật cao cả này? ".
Trở về đời sống hiện tại, thì hầu như trong xã hội thiếu vắng đi một cách trầm trọng những bậc này, trừ hạng tiểu nhân ngược xuôi đầy phố. Thứ đến là nét nhân văn, tinh thần nhân bản trong mỗi con người đối xử với nhau trên các mối quan hệ cũng đều bị xuống cấp thật bi thảm. Cho nên đa số người Việt ̣luôn mong ước tìm ra một giải pháp nào đó để giảm bớt sự mâu thuẩn, căng thẳng giữa con người và con người, nhằm tạo ra những khuôn phép hành xử trên các mối quan hệ cho được hài hòa, không đố kỵ, oán thù, ganh ghét, ghen tuông, ngờ vực nhau và bên trong mọi người ai cũng biết tu thân, trên biết kính trời, dưới ngập tràn tình yêu thương bao gồm lòng bao dung, nhân từ, vị tha trong đó. Vâng, đó chính là điều Nhân mà Nho gia đã ứng dụng và hình thành nên xã hội Việt.
Đặc biệt đối với đức nhân, Nho gia cho rằng rất quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong mỗi con người. Vì đó là đức hiếu sinh của trời đất ban tặng riêng cho mỗi con người, cùng với muôn loài vạn vật. Cũng vì đức hiếu sinh này mà trời đất ngày đêm vận động không ngừng ̀̉để nhằm mục tiêu duy nhất là sinh hóa ra muôn loài vạn vật. Và sau khi được sinh ra, lúc nào cũng hết lòng yêu thương, chở che, đùm bọc, dưỡng nuôi, dạy bảo…̀chỉ mong sao đời sống vạn vật được phát triển lớn mạnh, góp phần điểm tô cho cảnh vật của thiên nhiên, làm cân bằng hệ sinh thái của đời sống vạn vật dưới gầm trời này.
Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 trở về trước hàng ngàn năm, các triều đại vua chúa ở nước ta đều phổ cập kiến thức này cho người dân từ sơ học cho đến hàng tiến sĩ. Vì vậy kẻ sĩ thời xưa, ai cũng nằm lòng câu: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ. Có nghĩa trước khi nói đến việc bình trị cả thiên hạ, thì trước tiên người này phải là người trị quốc giỏi của nước mình. Nhưng muốn thành một nhân tài trị quốc giỏi, thì trước hết phải là người giỏi việc tề gia, làm cho gia đình mình hưng thịnh về mọi mặc và muốn làm được việc này, trước hết phải là người biết tu thân… để hoàn thiện nhân cách.
Sách Đại Học thuộc Tứ thư có ghi:"Phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt nước mình. Muốn lãnh đạo tốt nước mình, trước hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc thì phải tu dưỡng tốt bản thân mình. Muốn tu dưỡng tốt bản thân thì phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính. Muốn cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính thì phải có ý nghĩ thành thật. Muốn có ý nghĩ thành thật thì phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật. Từ thiên tử đến bình dân, ai ai cũng phải lấy tu dưỡng phẩm đức làm gốc”.
Ngoài ra, khi nói đến rèn luyện đức nhân, theo Nho giáo là nói đến lòng yêu thương mọi người, nhưng cái gốc của tình yêu thương ấy chính là yêu thương cha mẹ mình, anh em của mình trước hết. 
Vì một người mà không biết yêu thương cha mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng dục ra mình thì họ cũng không thể nào có lòng yêu thương đồng nghiệp, hay đồng bào của mình cùng những người khác được. Vì thế, khi con người mới vừa lớn lên là sẽ được học tập, rèn luyện từ khi mới bước chân đến ghế nhà trường và sau khi đã lớn khôn rồi, mới nói đến những việc làm lớn lao, đại sự khác.
Riêng việc tề gia, Nho giáo cũng khẳng định “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả 1 đời người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách cho mỗi con người". Nếu như người chủ đã xây dựng được một gia đình hoà thuận, con cái biết hiếu đễ, cha mẹ biết nhân từ; biết làm sao cho người cha phải ra cha, mẹ cho ra mẹ, anh cho ra anh, em cho ra em, đó cũng là việc làm chính trị rồi. Bởi vì trong một đất nước cũng chỉ là một cái nhà to. Các ngôi nhà nhỏ là gia đình mà hòa thuận thì căn nhà to cũng sẽ hòa thuận; bề trên biết Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín thì kẻ dưới cũng sẽ làm theo... 
Vì thế, làm chính trị là phải làm trước tiên ngay tại nhà mình, thành công rồi sau mới nói đến chuyện ra làm vua, quan trị quốc, bình thiên hạ được. Còn không phải vậy, thì cần xem lại tư cách của người này vậy?
Sách Đại học cũng nói thêm "Muốn trị quốc tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình. Người trong gia đình, gia tộc mình mà không giáo dục được thì sao có thể giáo dục được người khác... Một nhà thực hiện nhân ái có thể dấy lên cả nước nhân ái. Một nhà thực hiện khiêm nhường, có thể dấy lên cả nước đều có phong tục khiêm nhường. Còn nếu một nhà tham lam tàn bạo, tất dấy lên cả nước phạm thượng, làm loạn... 
Nếu bản thân mình che giấu những hành vi không hợp với đạo lý thì sao có thể giáo dục được người khác làm theo đạo lý. Cho nên muốn trị nước tốt, trước hết phải chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc mình." Đồng thời Nho giáo cũng khẳng định, sự giáo dục từ trong gia đình có tác động mạnh mẽ, thậm chí quyết định sự thành công của việc trị nước. Nếu mọi người đều yêu thương cha mẹ, bà con mình, kính trọng trưởng thượng của mình, thì tự nhiên thiên hạ sẽ được thái bình. Người biết hiếu thuận với cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi hơn mình thì khó lòng làm những chuyện phản loạn, đại nghịch bất đạo sau này được.
2. Chữ lễ. 
Xuất phát từ qui luật tự nhiên, đây là giai đoạn thông đạt về mọi mặt của sinh vật, vạn vật đi đến đây thì sinh vật nào cũng được tốt lành. Trong thế giới tự nhiên đó là mùa Hạ. Ứng dụng vào con người đó là chữ Lễ, có nghĩa ̀con người đã tụ hội được tất cả các điều hay, trên các mối quan hệ trong cuộc sống. 
Lễ là Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người, mở rộng ra là việc tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc đạo đức xã hội và pháp luật một cách căn bản. Chính nghi lễ và nghi thức làm cho cuộc sống được quân bình. Lễ làm bền vững nền văn hiến của một nước, lễ mà bại hoại thì văn hiến cũng tiêu tan, xã hội hỗn loạn, xung đột nảy sinh. 
Đức Khổng Tử nói: "Cung kính mà thiếu lễ thì làm thân mình lao nhọc. Cẩn thận mà thiếu lễ thì trở thành nhút nhát. Dũng cảm mà thiếu lễ sẽ trở thành loạn nghịch. Ngay thẳng mà thiếu lễ sẽ trở nên thô lỗ". Theo Khổng Tử để thực hiện đức nhân thì "những việc không hợp lễ chớ xem, không hợp lễ chớ nghe, không hợp lễ chớ nói, không hợp lễ chớ làm".
Theo tâm trạng người Việt, hiện nay họ luôn yêu thích những người biết phép ứng xử một cách lịch sự trên các mối quan hệ, biết tôn ty trật tự, có trên có dưới, biết cách ăn mặc, biết nói năng phép tắc, ôn hòa; đối với người trên biết cung kính, đối với người dưới không cao ngạo. 
Để làm được điều này, Nho giáo đòi hỏi mỗi người trong gia đình phải biết giữ gìn và tuân theo lễ tiết, bởi cho rằng: chỉ có lễ, con người mới hội tụ được mọi điều hay hòa nhập vào cộng đồng xã hội, tiết chế được mọi thứ tình cảm đúng mức theo từng vị trí, đẳng cấp của mỗi con người.
Một thí dụ cổ ghi: "Chim Anh Vũ có thể biết nói nhưng nó vẫn thuộc loài cầm điểu, con tinh tinh có thể biết nói nhưng vẫn thuộc loài cầm thú. Còn làm một con người mà không có lễ, tuy biết nói đấy, nhưng có khác gì loài cầm thú? Vì chỉ có loài cầm thú là mới không có lễ, cho nên cha mẹ, con cái ăn ở lẫn lộn cùng nhau. 
Chính vì vậy, nên việc làm của bậc thánh nhân là lấy lễ dạy người, khiến con người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú" (Kinh Lễ, Khúc lễ thượng).
Nhờ có lễ, con người mới biết được như thế nào là có hiếu với cha mẹ, là kính với người trên, là từ tốn, khiêm cung với anh em thân thích, là bạn hiền của tình bằng hữu, là nhân hậu với người chung quanh, là tín thực với mọi người thân thuộc.
Một tỷ dụ cụ thể về hiếu đạo trong Kinh lễ có ghi: “Khi một người con có hiếu và biết lễ phép thì ở trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu có lệnh phải vâng dạ thì phải kính cẩn, tiến thoái phải biết sao cho chu toàn thận trọng; lên xuống ra vào phải cung kính, không dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp dài, không được đứng dựa nghiêng ngả, liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước mũi… 
Nếu như cha mẹ có lỗi lầm gì, mình cũng vẫn phải vui vẻ hoà nhã dùng lời nói ôn hoà mà can gián. Nếu can mà (cha mẹ) không nghe thì lại càng phải giữ thái độ hoà nhã cung kính hơn, đợi cha mẹ nguôi oai rồi sau đó có thể lại can gián tiếp.
Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi phạm phải lỗi lầm, có tội với bạn bè hàng xóm thì ta vẫn phải ôn hòa khuyên can. 
Nếu cha mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta vẫn không dám giận oán mà vẫn phải kính trọng hiếu thuận với cha mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII, tiết 2).
Ở nước ta chỉ mới 80 năm của thế kỷ trước, khi Nho giáo còn được xem trọng, thì trẻ em Việt, mọi người dân Việt đều vẫn biết hành xử trên các mối quan hệ rất đẹp vì biết lễ phép... ngày nay tìm đâu ra những hình ảnh này? Đây chính là chữ Lễ của Nho gia.
3. Chữ Nghĩa. 
Theo qui luật tự nhiên, đây là biểu tượng của sự thỏa thuê, hài lòng của các sinh vật, dựa theo loài nào cũng đều tận hưởng các tiện nghi, sở thích của loài mình. Trong thế giới tự nhiên đó là mùa Thu, trong đời sống con người đó là chữ Nghĩa, là biểu tượng của sự hòa hợp cùng nhau trên các mối quan hệ. 
Nghĩa tức là cư xử cho hợp lẽ phải, đường hoàng, hào hiệp. Hành vi của con người phải chính đáng, chú trọng quy tắc, tiêu chuẩn, trọng tâm là nghĩa vụ và trách nhiệm. 
Trước khi làm gì phải xem xét hành vi đó có hướng đến điều"thiện" hay không, có thể hiện tiêu chuẩn đạo nghĩa, ý thức trách nhiệm với cộng đồng hay không. Khổng Tử nói: "Người quân tử đối với mọi việc trên thế gian, không nhất định phải làm việc này hoặc không làm việc kia, mà phải xem việc đó có hợp nghĩa hay không, nếu hợp nghĩa thì làm. ".
Đối với người Việt xưa nay, vốn thường rất khinh ghét những kẻ chỉ chạy theo cái lợi trước mắt mà không xem trọng cái nghĩa lâu dài, thậm chí họ còn bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Đồng thời mọi người cũng mong sao người làm quan không tham nhũng mà biết lo cho dân, vì có lo được cho dân thì đương nhiên cũng có nghĩa là lo cho nước. Và muốn mọi người làm việc đều có thủy, có chung, muốn con người trong xã hội biết làm nhiều nghĩa cử đúng đắn, tốt đẹp… Đối với lợi ích riêng tư, nếu có thể cầm được 6 phần nhưng chỉ lấy 4 phần thôi, cũng có thể gọi đó là việc nghĩa vậy.
Trong thời kỳ hưng thịnh của Nho gia, chữ nghĩa cùng chữ nhân gộp lại thành “nhân, nghĩa”, ai có nhân nghĩa là qui tụ được lòng người trong thiên hạ. Từ đó trong xã hội Nho giáo, đầu tiên là phải xác định được danh phận cho đúng chính danh của mỗi người, đang ở vị trí nào để cho họ tự biết chu toàn trách nhiệm và bổn phận. Đó là các danh phận như: làm cha mẹ, ông bà, anh em trong thân tộc; là vua, quan trong xã hội…
Cụ thể như bổn phận của người làm vua, làm quan theo định chế thì mình là bậc:” Phụ mẫu chi dân”. Vì đó là mặc định của toàn xã hội của Nho gia. Có nghĩa kẻ làm vua, quan đều phải xem mình là cha mẹ của dân, phải coi dân như con đỏ của mình và luôn luôn có trách nhiệm, bổn phận thương yêu, chăm sóc, bảo bọc, che chở, nuôi dưỡng, dạy bảo cho dân từ miếng ăn, giấc ngủ để phát triển thể chất, được học hành đến nơi đến chốn để phát triển trí tuệ; dạy bảo và tạo điều kiện cho dân biết làm ăn sinh sống và xem đây là vốn quí của nước nhà. "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua)". 
Người lãnh đạo chân chính phải xem việc cai trị thiên hạ là bổn phận, trách nhiệm của mình chứ không phải vì lợi ích cá nhân hay là thứ giúp bản thân mình trở nên cao quý.
Sách Đại Học viết: "Người quân tử phải hiền hòa, nhân đức, yêu thích điều dân yêu thích, ghét điều dân ghét. Đó mới gọi là làm cha mẹ của dân".Do đó Nho giáo xem nhân dân là yếu tố quyết định đối với sự tồn vong của chế độ chính trị. Nếu một nhà nước được lòng dân là được nước, mất lòng dân là sụp đổ, mất nước.
Đối với định chế này của Nho giáo, người làm vua quan nhất thiết phải đặt mình vào thiên chức này thì mới toàn tâm, toàn ý, lo cho dân, cho nước được. Ngoài vị trí này, không còn vị trí nào khác có thể thay thế. 
Tỷ như vua quan tự đặt mình vào các vị trí : anh em, bạn bè, đồng nghiệp, vợ chồng, họ hàng, thân tộc gì… thì đối với dân, họ cũng không thể nào toàn tâm, toàn ý lo cho dân, cho nước được. Còn thời nay, có nơi kẻ làm vua, làm quan lại tự tôn dân lên làm cha mẹ, hoặt tôn lên làm ông chủ và tự xếp mình vào hàng con cháu, tôi tớ để hầu hạ, phục vụ cho dân(!?) Nghe qua, thì rất hay nhưng thực sự là rất nực cười, vì đạo lý này không biết lấy từ đâu, vựa trên cơ sở khoa học, triết học nào(?!)
Nếu xem dân như cha mẹ, vậy đày tớ là vua quan làm sai hay nghỗ nghịch bất hiếu, bạo hành, tước đoạt quyền sống của dân, thì dân có quyền gì để xử phạt bọn này không? Hoàn toàn không. 
Còn vua, quan lấy tư cách là con cái để chăm lo cho cha mẹ là dân, thì hảy đem việc này so sánh với câu dạy của tiền nhân: “Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày ” Như vậy liệu có phép mầu nào, làm đão ngược lại câu ca dao này không? Chắc chắn rằng họ lo cho dân thì ít nhưng lo cho bầy đàng thê tử chắc chắn là nhiều, mặc cho dân tự sinh tự diệt. Cho nên đời sống người dân luôn luôn bần hàn cơ cực, còn đời sống vua quan ai cũng ̣̣ phát tài, trong khi bậc làm cha mẹ là dân hoàn toàn bất lực nhìn bọn nó ngồi trên đầu, trên cổ mình mà không thể làm gì được!
Còn nếu tự hạ mình là đầy tớ của dân, có chắc là bọn đầy tớ này luôn trung thành, tận tụy phục vụ cho ông chủ của mình không, hay thuờng lười biếng, tắc trách và có chắc không tham lam tài sản của ông chủ mình không, có ganh tỵ, có oán thù khi bị quở phạt và sau đó cùng nhau kéo bè, kéo đảng lật đổ ông chủ để cướp đoạt, chia chát tài sản với nhau? Rồi khi đầy tớ phạm sai lầm, ông chủ có dám quở phạt, đuổi việc nó không? Chắc chắn là không. Như vậy rõ ràng đây là mưu ma, chước quỉ của bọn vua quan tồn tại trong thời kỳ phi nhân, phi nghĩa này vậy.
Tuy nhiên, trừ các nước văn minh có nền khoa học kỷ thuật tiến tiến, do người dân được thừa hưởng chính sách giáo dục, phúc lợi nhân bản lâu đời, thì họ áp dụng cơ chế này được. Vì họ sống trong môi trường văn minh, mọi người ai cũng biết đầy đủ quyền hạn của mình là gì, trách nhiệm và bổn phận làm chủ, làm tớ, làm tổng thống, thủ tướng, làm cha mẹ, làm con cái… như thế nào là đúng . Từ đó người dân họ có quyền bầu chọn ra người lãnh đạo, dựa trên những thàng tích nổi trội nhất để đại diện cho ̣mình làm tổng thống, thủ tướng hay người đầy tớ, con cái hay gọi gì gì đó của dân cũng được, không quan trọng.
Và sau khi bầu xong, người được chọn đắc cử thì quyền hạn tối thượng của họ cũng luôn được tầng lớp này bảo vệ và không có thế lực nào xâm phạm hay tước đoạt quyền lực thực sự của người dân... Đồng thời người được bầu cũng luôn ý thức bổn phận và trách nhiệm chủ yếu của mình, là phải ra sức chăm lo thật tốt đời sống cho người dân, từ vật chất đến tinh thần một cách toàn diện.Vì một khi đời sống của dân phát triển, thì cũng đương nhiên đồng nghĩa với việc họ đã xây dựng đất nước mình thành một quốc gia giàu, mạnh vậy.
Tuy nhiên, nếu có một phần tử vua quan nào được bầu lên không làm đúng chức phận, bị nhiều sai phạm nghiêm trọng và đã trở thành những đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch, ăn chơi trác táng hay thành kẻ đầy tớ bất lương, phản phúc…thì họ có toàn quyền thi hành kỷ luật, truất phế, buộc thôi việc bọn vua quan này. 
Nói chung, cơ chế này vận hành ở các nước văn minh có nền kinh tế phát triển giàu mạnh, thì cũng không vấn đề gì, vì đó là các nước văn minh, mặt bằng dân trí cao không ai có thể lừa bịp được. Số nước còn lại, nhất là các nước có thể chế độc tài, toàn trị áp dụng cơ chế này, chủ yếu chỉ là để mị dân, nhưng thực sự đó là điều khinh thường, sỉ nhục tệ hại nhất đối với người dân chậm tiến ở các nước này vậy.
4. Chữ Trí. 
Đó là biểu tượng thành công của sinh vật về thực chất, về lý lẽ đều đầy đặn, đâu đó đều đầy đủ. Với qui luật tự nhiên, đó là mùa Đông; Ở con người đó là chữ Trí ; và đó cũng là cái gốc thành tựu của mọi sự việc.
Cái gốc là nói đến thân của loài cây, gốc có phát triển đầy đủ thì cành lá cũng đều tựa vào đó mà đứng vững. Hay còn gọi Trí là chỗ dùng để suy xét, phán đoán, nhận thức, cân nhắc trước khi làm việc. Trí có thông sáng, đầy đủ và chơn chính một cách vững bền, thì mới đủ làm cái gốc cho sự thành công mọi sự việc.
Hay nói cách khác, Trí là óc khôn ngoan, sáng suốt. Là nơi nhận biết đúng, sai. Biết tiên liệu, tính toán để hành động hợp đạo lý. Người có đức trí không bao giờ nhầm lẫn. 
Đức Khổng Tử nói: "Người có trí lực bậc trung trở lên có thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu. Người có trí lực từ bậc trung trở xuống không thể dạy cho họ những đạo lý cao sâu được."
Đối với chữ Trí, người Việt ngày nay cũng thường có khát vọng mong muốn những người có trí tuệ sẽ dám lên tiếng vì cái sai, biết phân biệt được thiện ác, biết dũng cảm dẫn hướng lương tri của xã hội, để xứng đáng là trí thức của nước nhà. Đối với việc lớn không hồ đồ, việc nhỏ không so đo để xứng đáng là bậc trí tuệ.
Nhưng thử hỏi các vị trí thức thời nay, từ ngày Nho giáo bị bài xích và không được xem trọng, có vị nào hiểu và in thành nết 5 điều thường ngày của Nho giaó chưa; đặc biệt các vị có nhận thấy biểu tượng chữ Trí có nguồn gốc từ đâu và trí tuệ của mỗi người có phải là biểu tượng này không? Nếu có câu trả lời, thì mới biết trí tuệ ̉quí vị có đáp ứng nhu cầu mong đợi của mọi người trong xã hội này hay không.?
Tuy nhiên trong giới trí thức ngày nay, phần đông đều có tư duy nếu không thiên tả, thì cũng thiên hữu, rất ít người có tư duy thiên về lợi ích dân tộc. 
-Thiên tả là nhóm trí thức có tư duy bài xích Nho giáo một cách cực đoan nhất. Đồng thời họ còn được tiếp thêm sức mạnh từ cuộc đại cách mang văn hóa của đảng cộng sản Trung quốc vào đầu thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Từ đó lây truyền qua Việt Nam như một đại dịch, được các nhà trí thức này nhiệt tình ủng hộ, phản bác, hạ bệ Nho giáo để tôn vinh chủ thuyết của mình lên. Vì thế đã gây ra những hậu quả rất tai hại, nặng nề cho văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.
-Thiên hữu, là nhóm tán thành hội nhập toàn diện cùng các nước tiến tiến của trời Tây, từ tinh thần đến vật chất. Có lẽ vì quá ấn tượng và ngưỡng mộ thành tựu kinh tế, mà họ có thiện cảm luôn về bản sắc văn hóa của các quốc gia này.
Về mặc lý thuyết, nhóm trí thức này đều hiểu biết về sử Việt, biết rất rõ lịch sử dân tộc mình có bao nhiêu vị anh hùng, nữ trung hào kiệt và họ cũng thường ca tụng công đức những vị này là bậc công thần, vì có công chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cỏi thiêng liêng của tổ quốc. 
Nhưng có điều họ quên rằng, ý chí quật cường và tinh thần dân tộc của những vị này đều được bẩm thụ từ nền văn minh về tinh thần của Nho giáo mà ra. Họ lại càng quên dân tộc ta có bề dày truyền thống văn hóa tốt đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn trải qua hàng ngàn năm, thì Nho giáo đã ngự trị trên nước ta từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên, thời tây Hán đã hun đúc nên truyền thống này.
Họ cũng không nhớ rằng, mỗi vùng miền phong thủy, địa lý của các quốc gia dân tộc trên thế giới, đều có sự khác biệt nhau và tất nhiên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tình cảm của con người cũng sẽ khác nhau. Cho nên mỗi vùng miền đều có phong tục tập quán riêng, hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống riêng, đó là điều tự nhiên và đương nhiên, không ai có thể làm khác được.
Nước Việt ta thuộc vùng Đông Nam Châu Á của trời Đông, thuộc Dương, là hình tượng của nền văn minh tinh thần. Đây là lý do mà Nho giáo có xuất xứ từ Á Đông đã ngự trị lâu dài và được người Việt nồng nhiệt đón nhận. Tuy nhiên, cùng song hành với Đạo giáo, Phật giáo và gần đây là Thiên Chúa giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… nhưng các tôn giáo này chủ yếu là dạy cho tín đồ tu nhơn, tích đức thiên về lánh đời yểm thế. Không như Nho giáo là một tôn giáo hoàn toàn nhập thế, trực tiếp tổ chức, xây dựng nên hệ thống chính quyền các cấp, đề ra phép tắc, kỷ cương, luật pháp cho toàn xã hội, dựa trên cơ chế vận hành của qui luật tự nhiên, trong kho tàng triết học. (phạm trù này sẽ trình bày riêng trong ngày gần đây)
Tuyệt nhiên, đây không phải là một thí nghiệm mơ hồ hay làm đến đâu, rút kinh nghiệm đến đó hoặc là đề xuất chủ quan, duy ý chí của Nho giáo tự bày ra. Cho nên, không một đạo lý, một định chế, một câu từ nào đưa ra mà không được Nho giáo lý giải một cách cụ thể, minh bạch và thỏa đáng bằng luật cứ triết học của Á Đông. Đây là một đặc điểm nổi trội nhất, chưa có tiền lệ so với các tôn khác, vì yếu tố thần linh trong đó.
Còn các nước trời Tây thuộc Âm, Âm là hình tượng về nền văn minh vật chất nên họ rất thành công, trong phát minh những thành tựu khoa học cực kỳ hiện đại, làm ra sản phẩm phục vụ cho đời sống con người. Vì thế về kinh tế, giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội của người dân và đất nước họ phát triển, rất vượt bậc. 
Tuy nhiên, vì trời Tây thuộc Âm là thánh địa phát triển về văn minh vật chất và cũng hình thành nên tâm lý, tinh cảm của người dân chỉ chú trọng đến việc học hành để phát minh, sáng chế ra những thành tựu mới phục vụ đời sống và kinh doanh, làm giàu cho mình là chính. Còn các giá trị về tinh thần, không phải là việc họ thật sự quan tâm. Những giá trị này, thường họ chỉ cần dựa theo tín ngưỡng một tôn giáo nào đó, là có thể yên tâm để tập trung công sức của mình cho sự nghiệp̣ làm giàu. 
Từ đặc điểm này, các tôn giáo có nguồn gốc xuất xứ của trời Tây như Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành… đều được đa số người dân đón nhận và cũng chính các tôn giáo này đã hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống của trời Tây. Ngược lại các tôn giáo có xuất xứ từ nơi khác, họ khó được người bản địa chấp nhận và họ chỉ thu nhận được một thiểu số người gia nhập đạo.
Trái lại các dân tộc Á Đông, thì lại rất chú trong đến các yếu tố tinh thần hơn là những tiện nghi vật chất. Cho nên mọi người ai cũng rất chú trọng đến điều nhân, việc nghĩa: “không phải nhân không đến, không phải nghĩa không làm”. Trong thời Nho giáo thịnh hành, ai cũng nằm lòng câu: Tam cang, Ngũ thường là dành cho Nam; Tam tòng, Tứ đức dành cho Nữ và các bậc anh hùng nghĩa hiệp, đấng quân tử, bậc hiền nhân, minh quân thiên tử, thánh nhân đều xuất hiện rất nhiều, không kể hết. 
Về tôn giáo cũng như trời Tây, chỉ có các tôn giáo xuất xứ từ Đông Á như Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và các tôn giáo nội địa mới được người dân đón nhận. Còn các tôn giáo có xuất xứ từ nơi khác du nhập, cũng chỉ thu hút được thiểu số người theo đạo và cũng rất khó phát triển nhiều hơn.
Chính vì vậy trong thời kỳ hội nhập, Việt Nam chỉ cần du nhập những thành tựu khoa học kỹ thuật thiên về vật chất, nhằm để phục vụ cho đời sống người dân và bảo vệ độc lập chủ quyền cho đất nước là đủ. Riêng về văn hóa tinh thần, phải hết sức thận trọng và có lẽ không nên du nhập mà chỉ tham khảo những cái hay, nép đẹp của họ để có thể chọn lọc, bổ xung, làm phong phú thêm cho kho tàng văn hóa, văn học nước nhà là tốt nhất. 
-Lý do: Vì phong thủy địa lý vùng miền của trời Đông, không thể dung nạp văn hóa vùng miền địa lý của trời Tây và ngược lại cũng vậy. Đã không thể dung nạp mà bị cưỡng chế, ép buộc thì mầm móng rồi loạn ̣xã hội sẽ diễn ra. Nếu cưỡng chế bất đắc dĩ thành, thì văn hóa dân tộc sẽ bị tiêu diệt và cũng đồng nghĩa với họa mất nước.
Một tỷ dụ điển hình về văn hóa ứng xử của Đông và Tây cùng một vấn đề, nhưng cách suy nghĩ và hành xử rất khác biệt nhau. Đó là việc thực hành đức Nhân.
Nói đến thực hành đức nhân, hay còn gọi là tình yêu thương mọi người, mọi vật, thì các dân tộc Á Đông đều lấy cái gốc là chữ hiếu làm đầu, trên mọi thứ tình yêu thương khác. (Trăm kinh vạn quyển, chữ Hiếu vi tiên)
Theo quan điểm của Nho giáo, việc rèn luyện đức nhân nói chung, là nói đến rèn luyên tình yêu thương mọi người, mọi vật kể cả sinh vật vô tình và hữu tình trong đó. Nhưng cái gốc của tình yêu thương này, trước hết chính là phải biết yêu thương cha mẹ mình, anh em của mình. Sau đó mới nói đến yêu thương mọi người, mọi vật được. 
Vì một người mà không biết yêu thương cha mẹ, người đã có công sinh thành, dưỡng dục ra mình thì họ cũng không thể nào có̉ lòng yêu thương những người khác được. 
Duy có điều, đối với các loài sinh động vật, tạo hóa là trời đất sinh ra là để nuôi dưỡng con người,(vật dưỡng nhân) nên con người cũng phải yêu thương không thể tàn sát, phá hoại, diệt chủnǵ̣ chúng. Điều này ngoài bất nhân ra, thì nó còn làm rối loạn chức năng cân bằng sinh thái của đời sống tự nhiên, gây hậu quả nghiêm trọng cho chính con người phải đón nhận.
Trong khi văn hóa trời Tây hun đúc người dân lại có suy nghĩ và hành xử khác. Họ cho rằng: Nói đến tình yêu thì trước hết phải biết yêu thương các loài súc vật lên hàng đầu. Vì nếu ai không có tình yêu thương súc vật, thì sẽ không thể yêu thương người nào khác được. Ngoài ra không biết họ còn có luận cứ nào đặc sắc nữa hay không.
Như vậy cùng một vấn đề, trời Đông nói cái gốc của tình yêu thương trước hết là biết yêu thương cha mẹ mình.Trong khi người dân ở trời Tây họ lại nói, cái gốc là phải biết yêu thương súc vật trước và cũng không đồng ý việc yêu thương cha mẹ trước, như của trời Đông? 
Đối với họ, có thể do cuộc sống quá tất bật nên họ không có rãnh để nghĩ về công ơn dưỡng dục sanh thành như các dân tộc của trời Đông. Cho nên đối với họ khi cha mẹ già yếu, thì hầu hết mọi người đều chọn giải pháṕ đưa vào viện dưỡng lão, thuê người chăm sóc cho đến lúc qua đời được. 
Làm như vậy, đối với họ cũng cho mình đã làm tròn bổn phận, mà các bậc làm cha mẹ họ cũng không hờn giận gì, vì từ xưa ông bà cha mẹ họ cũng đều bị con cái làm như vậy.
Thế nhưng, đối với trời Đông xem việc này là thiếu kính trọng và thiếu tình yêu thương cha mẹ trong lúc về già. 
Về điều này đức Khổng Tử có cảnh báo: "Ngày nay, thấy ai có thể nuôi dưỡng được cha mẹ, thì người ta gọi là có hiếu. Nhưng đến như giống chó ngựa thì người ta cũng nuôi được vậy. Cho nên nếu không có lòng hiếu kính cha mẹ trong khi nuôi dưỡng, thì nuôi cha mẹ và nuôi chó ngựa có gì khác nhau đâu”? 
Điều đó có nghĩa rằng, nuôi dưỡng cha mẹ không những bằng tình yêu thương mà còn phải biết Kính trọng, chăm nôm, hầu hạ cha mẹ trong lúc về già. Không thể nuôi dưỡng cha mẹ một cách thờ ơ, thiếu lòng tôn kính được. Nuôi dưỡng như vậy có khác gì nuôi súc vật trong nhà? Đối với các bậc cha mẹ của trời Đông, con cái đối xử như vậy đều là bất hiếu, không thể chấp nhận ̣và họ sẽ rất đau buồn, hờn tủi.
Thế thì ai đúng, ai sai, ai thâm thúy hơn là điều ở đây miễn bàn, vì đó là sự khác biệt vùng miền và chúng ta phải đồng ý, tôn trọng nét văn hóa vùng miền của nhau. Nhưng, cũng minh chứng cho việc du nhập 2 nền văn hóa pha trộn với nhau làm một, là điều không thể. Trừ khi chúng ta sang định cư tại vùng miền của đất nước họ.
- Thứ hai, vùng địa lý khu vực Á Đông là thánh địa phát triển về văn minh tinh thần, chúng ta chỉ cần phục hồi và khái thác đúng mức, đạo lý của Nho gia cho phù hợp với lý lẽ thời đại, là có thể phục hưng nền văn hóa dân tộc nước nhà. Trên cơ sở đó, một thời gian không lâu, trình độ phát triển văn hóa, xã hội chúng ta sẽ bằng hoặc cao hơn các nước là điều chắc chắn. 
Điển hình như nước Nhật, họ chỉ du nhập những tiến bộ khoa học kỷ thuật tiên tiến của các nước phương tây để làm giàu cho đất nước mình là chủ yếu. Bên cạnh đó, họ giữ gìn rất cẩn thận, chu đáo bản sắc văn hóa truyền thống Nho giáo của nước mình. Và kết quả, nước Nhật đã có nền tảng để làm nên những kỳ tích, khiến cho thế giới phải nghiêng mình khâm phục. 
Trong Nhân – Lễ – Nghĩa – Trí – Tín, người Nhật nổi tiếng bởi Lễ và Tín. Người Việt Nam cũng cần nhìn nhận Nho giáo bằng một thái độ tích cực như nước Nhật, trong hội nhập là điều không phải khó khăn gì.
5. Chữ Tín: 
Theo qui luật tự nhiên, cấu tạo hình tượng của chữ Tín là kẻ bề trên đem lòng chí thành ra nhún nhường, thuận theo cùng kẻ dưới; kẻ dưới cũng có đức tin vui vẻ, sẵn sàng theo cùng người bề trên. Như thế thì chữ Tín không những thuần hóa được các nước láng giềng, mà chữ Tín còn có thể cảm hóa được loài loài Cá, Lợn; tức là sự tin tưởng đến tốt bậc.
Đặc điểm của Lợn là nóng nảy, Cá thì lờ mờ là gióng khó tin nhất của loài vật. Tạo được đức Tín đến loài Cá, Lợn thì con người nơi đâu mà không được tín nhiệm. Lại còn dùng lòng ngay thẳng, trung tín của mình nhảy vào nước sôi, băng qua lửa bỏng còn được, huống chi vượt qua kiếp nạn. Nhưng muốn giữ được chữ tín, cái cốt lỏi là phải kiên định lòng ngay thẳng, chí thành và giữ càng lâu bền, càng được lợi.
Chữ Tín là giữ đúng lời, đáng tin cậy, vốn nằm trong 4 điều trên, sau tách ra để thành Ngũ thường. Tín là thước đo, là sự phản ánh giá trị của 4 đức trên. 
Đức Khổng Tử nói: "Một người không có chữ tín, không biết có thể làm gì được. Cũng giống như xe lớn không có chốt, xe nhỏ cũng không có chốt, thì làm sao có thể đi được ? ". "Người xưa không để khinh suất khi nói ra, bởi sợ xấu hổ vì không thực hiện được lời mình đã nói. ". Hữu Tử nói: "Giữ được chữ tín là đã tiếp cận với nghĩa, có như vậy lời hứa mới thực hiện được. Giữ được cung kính là đã tiếp cận với lễ, có như vậy mới tránh xa được điều sỉ nhục." Để giữ được chữ tín thì phải cẩn thận trong lời nói, không hứa hẹn hay nói những điều vượt quá khả năng của mình. Trong đời sống xã hội đó là chữ Tín của Nho gia.
Với tâm trạng của người Việt hiện nay, cũng thường hướng về một cuộc sống lương thiện, không giả dối, hễ nói là phải có, làm là phải được để tạo lòng tin đối với tất cả mọi người. Nhưng làm thế nào cho con người có thể tin tưởng lẫn nhau, nơi nơi, nhà nhà không phải đề phòng bọn lừa đão, trộm cắp, nơi nơi đồng nghiệp không tin tưởng nhau, coi nhau như kẻ thù; quan chức không phải nói dối, nói lừa kéo dài lê thê về những gì họ hứa hẹn, về những điều mộng mị, viển vông. Làm sao đối với mọi người trước sau như một, chân thành đối đãi nhau. Đó là những điều người Việt luôn khao khát, tìm lại những giá trị ưu việt của Nho giáo đã từng ngự trị trong lòng người Việt chúng ta.
Xưa Gia Cát Lượng thường nói: “Người không Tín thì không làm được gì, đất nước không Tín thì mất hết lòng dân. Tự bản thân mình có thể giữ chữ Tín thì người mới tin mình, nếu bản thân không giữ chữ Tín, thì người sẽ không tin mình”. Cho nên, Gia Cát Lượng cả đời dùng thành tín làm gốc, điều mà ông chú trọng nhất, chính là đức chí thành của ông trong đó.
Trên đây là phần đại cương về năm đức thường, được Nho giáo xây dựng dựa trên qui luật vận hành, biến hóa của trời đất, âm dương cấu tạo thành. Trong tự nhiên, nhờ vận hành biến hóa ra 5 đức này không ngưng nghỉ nên mới duy trì và phát triển liên tục, lâu dài đời sống của vạn vật trong Vũ trụ này.
Vì thế khi ứng dụng 5 đức này vào giáo dục đào tạo, con người sẽ khắc in vào tâm trí và hành xử thường ngày trên các mối quan hệ, thì chắc chắn sẽ thành công trên mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Từ xa xưa những bậc hiền nhân, quân tử, thiên tử hay thánh nhân cũng chính nhờ rèn luyện 5 đức này mà họ đã tạo nên nhiều công nghiệp lớn để lại cho đời, cho thế hệ mai sau. 
Cho nên, việc hành xử thường ngày theo cùng qui luật của tự nhiên, thì sẽ không phân biệt thời nào: quá khứ, hiện tại và tương lại, miễn sao Vũ trụ này tồn tạị̀̀̀̉́̃̃̀̃.
Nói tóm lại, Nho giáo ngày nay không phải là một thứ gì đó thật lạ lùng, hay là quá khứ, lạc hậu giữa thế kỷ 21 như mọi người thường lên án …Nếu đúng như vậy, thì điều gì đã khiến cho người Việt vẫn âm thầm khát vọng những giá trị về đạo đức nhân bản của Nho giáo? Có phải tại vì chính Nho giáo đã trực tiếp đóng góp đại công của mình cùng dân tộc, hình thành nên bản sắc văn hóa truyền thống xuyên suốt hàng ngàn năm dựng nước và bảo vệ đất nước cùng hàng hàng, lớp lớp tổ tiên Việt của chúng ta?
Hay là điều gì khiến cho các nước trước đây bài xích Nho giáo triệt để nhất, giờ họ cũng là người đề cao, cổ vũ mạnh nhất việc phục hồi lại Nho giáo? Hay tại vì Nho giáo là 1chủ thuyết bao hàm lên tất cả những giá trị phổ quát về nhân bản của toàn nhân loại, chứ không riêng gì của nước Việt ta. Hơn nữa, toàn bộ hệ thống xây dựng và tổ chức đời sống xã hội của Nho giáo đều dựa vào cơ chế vận hành biến hoa của qui luật tự nhiên, đã là của tự nhiên thì sẽ không có sự lạc hậu, quá khứ… hay mai một. Có chăng đó chỉ là ảnh hưởng của tiến trình thịnh, suy, bĩ, thái tuần hoàn của Vũ trụ, rồi sau cũng hiện diện vì thuận thiên giã tồn, còn nghịch thiên, phi nhân bản mới thực sự giã vong?.
Rất mong quí vị bình tâm đọc lại kinh sách của Nho gia, rồi hảy so sánh cùng các nước phương Tây. Khi so sánh rồi, xem bản sắc văn hóa của họ có tính nhân bản hay hơn, hay văn hóa Nho giáo tại các nước Đông Á thâm thúy và nhân bản hơn? Nhưng dù thế nào, quí vị cũng lưu ý rằng: Bản sắc văn hóa của trời Đông rất khó có thể dung nạp bản sắc văn hóa của trời Tây và ngược lại. 
Riêng những người thường phủ nhận vai trò đóng góp của Nho giáo, trong quá trình đồng hành cùng công cuộc dựng nước và giữ nước của cha ông ta, liệu quí vị đã hiểu biết gì về Nho Giáo, đã hiểu biết gì và đã biết hành xử về 5 đức thường này chưa; có biết vì sao Nho giáo xây dựng 5 đức này dựa trên cơ sở nào và được lấy ra từ bộ kinh, sách nào trong kho tàng triết học của Á đông?
Trước khi phê phán, quí vị hảy bình tâm cầu thị, đọc cho hết kinh sách của Nho giáo, rồi quí vị phê phán cũng chưa muộn. Còn chưa hiểu, chưa thông mà phê phán, thì quí vị không những đã phủ nhận vai trò to lớn của Nho giáo đối với dân tộc mà quí vị còn trực tiếp chê bai, dè biểu thánh nhân cùng chính tổ tiên, cha ông của chính mình? 
Lý do vì họ đã từng sùng bái một tôn giáo chẵng ra thể thống gì, toàn thứ phong kiến, lạc hậu, lỗi thời… mà cả ngàn năm, biết bao nhiêu thế hệ tôn thờ, nếu như quí vị là người Việt. Ngoài ra khi phản đối theo khẩu khí rất tự tin, dường như quí vị rất khôn lanh, tài trí hơn cả tổ tiên cùng dân tộc mình thì phải?.
Làm người, chúng ta không những phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà còn phải luôn thành thật với chính mình, biết tiết chế, kiểm soát hành vi và ý nghĩ của mình trước khi phê phán một ai đó.
Kết thúc bài viết, xin mượn lời Phó giáo sư, nhà giáo Văn Như Cương đã từng viết:
“Nho giáo nguyên thủy vốn là một bộ phận rất quan trọng trong các giá trị về đạo đức, rất có hệ thống giúp bảo vệ trật tự xã hội xưa. Người Việt hiện nay có tâm hoài cổ đã từng đọc Tứ thư Ngũ kinh, kinh điển của Nho giáo, hẳn sẽ nhận thức được rằng Nho giáo nguyên thủy nhất định không phải là phong kiến, không phải là lạc hậu, không phải là thủ cựu, cũng không phải là giai cấp nào hết. Nho giáo có thể giúp chúng ta phục hưng lại văn hóa truyền thống với những giá trị đạo đức sâu sắc để chúng ta đều biết đạo làm người”.
Để hiểu được bản chất thật của những điều mà Nho giáo đề cập đến, mọi người trong mỗi chúng ta cần thật khách quan và lý trí hơn, trong cách nhìn nhận./.



                                                                                                                                                transi