Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 22 tháng 1, 2019

tranh Luận về đạo Dịch và đạo Phật


Vừa qua có một số bạn tranh luận về đạo Dịch và đạo Phật, đạo nào cao hơn. Nhân đây cũng có vài ý tham luận để mọi người cùng chia sẻ.
.Đầu tiên chúng ta cần minh bạch giữa đạo Phật và đạo Dịch cho rõ ràng rồi, sau hãy so sánh cũng chưa muộn.
-Trước hết nói sơ lược về Đạo Dịch.
Sở dĩ danh gọi là Đạo Dịch là xuất phát từ tâm điểm của đồ hình của Thái Cực:”Thái Cực di Dịch dã”.
Và khi đề cập đến đạo Dịch là nói đến toàn bộ hệ thống kinh Dịch đã được các nhà bác học cổ xưa thuộc hàng vĩ nhân siêu phàm theo cách gọi ngày nay, còn xưa gọi đó là các bậc chân tu đắt đạo. Có đắt đạo các Vị mới hội nhập được vào cùng bản thể của vũ trụ, để ghi chép lại quá trình vận hành, biến hóa của qui luật âm dương, ngũ hành trong thế giới tự nhiên của Vũ Trụ.
Lúc này vì chưa phân chia Phật, Tiên, Thần,Thánh nên không thể nói công trạng này là của tôn giáo nào đã ghi lại.
Đúng như lời sơ tổ Đạt Ma nói:” buổi Tiên thiên ( vô cực), đạo Phật, đạo Nho, đạo Tiên vốn thiệt là có một nhà. Do người đời sau lầm lỗi nên mới chia ra làm ba mối, mà mỗi mối giáo việc hành đạo đều có phân biệt khác nhau, chớ cái lý thì in nhau chỉ có một”.
Cũng về sau khi trao kinh về Đông thổ, đức Phật Tổ Như Lai cũng khẳng định:” Tuy đây là giới luật của Cửa ta, nhưng nó cũng cùng chung một nguồn dòng của Tam giáo”. Tức sau khi đã chia thành 3 Chính giáo, trong đó có: Phật, Thánh, Tiên.
- Về xuất xứ của kinh Dịch.
Theo ghi chép lại sau này, thì người tác thành kinh Dịch đầu tiên là đức Phục Hy.Thời đó con người vốn rất thuần thiện, nên Ngài chỉ dùng chữ viết bằng ký tự, thì mọi người ai cũng đều hiểu biết và làm theo. Nếu tính thời gian là độ 5000 năm.
Nhưng theo lời của Đại Sư Lý Hồng Chí, một vị được hơn 100 triệu đệ tử trên thế giới tôn là vị Đại Phật xuống truyền Chánh Pháp đã nói rằng: toàn bộ hệ thống kinh Dịch đã có từ các nền văn minh tiền sử của nhân loại, sau khi đã bị hủy diệt nhiều lần, còn lưu truyền lại.
Do đó, từ thời đại xa xưa người trong thế gian thường gọi Kinh Dịch là sách trời vì rất linh thiêng, huyền diệu dành làm kim chỉ nam cho tất cả các lĩnh vực của đời sống nhân loại.
- Khái lược về nguyên lý vận hành của đạo Dịch.
Đạo Dịch được vận hành biến hóa theo nguyên lý sau:
Lý nào thì Khí ấy. Vì có Khí ấy thì mới hình thành nên Lý ấy và ngược lại sở dĩ có Lý ấy vì cũng xuất phát từ Khí ấy mà ra.
Theo lý thuyết của Đạo gia, đây là một Cổ máy tự nhiên của vũ trụ được hai khí âm dương ngày đêm vận hành liên tục, không ngừng nghỉ một cách đương nhiên và cũng theo lý lẽ của tự nhiên. Cổ máy này không một ai có thể điều khiển hay làm chủ nó được mà chính nó cũng không thể làm sai lệch đi, trong suốt qua trình vận hành theo nguyên lý ấy.
- Về quá trình vận hành biến hóa của nó được kinh Dịch ghi lại tóm lược như sau: “Dịch hữu Thái cực, thị sanh lưỡng nghi; lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, bát quái sanh vạn vật”. Tức từ Vô cực biến thành ra Thái cực; Thái cực sanh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sanh Tứ tượng, Tứ tượng sanh Bát quái; từ Bát quái sanh hóa ra trời đất cùng vạn vật muôn loài.
Đặc biệt, đồ hình có tâm điểm Thái cực trong đạo Dịch là hình ảnh đại biểu cho Bản thể của vũ trụ, là căn nguyên của vũ trụ, uy lực vô tỷ.
Vì vậy, Thái cực còn được gọi là khí tiên thiên ví nó vô hình, vô tướng đối với không gian này của nhân loại. Nhưng đó lại là nguồn năng lượng cao cấp, là vật chất siêu vi từ bản thể vũ trụ thuộc về không gian khác, không phải cùng không gian với nhân loại đang tồn tại .
Thông qua qui luật vận hành, biến hóa của cổ máy âm dương nó mới đi sanh hóa ra vạn vật có hình tướng, lồng trong vạn vật cho đến khi hình tướng của vạn vật tan rã ra, mà nó vẫn còn nguyên vẹn.
Đối với con người, muốn tìm ra Thái cực thì phải tu luyện cho kết được Kim đơn. Đó cũng là lý của Thái cực lồng trong vạn vật” Đơn dã hà dã, nhân trung chi Thái cực dã”.
Từ đó đối với đạo Dịch mà luận,Tâm điểm của Thái cực lớn thì bao trùm cả trời đất, nhỏ thì vi tế lọt được vào hạt cải. Thái cực sinh vạn vật nhưng không vì thế mà bị phân hóa. Thái cực sanh vạn vật rồi vạn vật lại quay về Thái Cực.
Đó là lẽ nhất biến vạn, rồi vạn qui về nhất của Đạo Dịch. ..
Tuy nhiên, trong quá trình vận hành biến hóa của Thái Cực, có chia ra làm 2 nẽo đường:
1/. Đường đi ra, nó biến hóa thành vạn vật hữu hình, hữu tướng.
Đường đi này theo chiều thuận, tức là đi từ tinh thần tiến dần ra vật chất. (Thần, Khí, Tinh) Đi theo chiều này vạn vật như tự trôi theo dòng nước, chẳng cần suy nghĩ, tốn công phu nhưng kết quả chỉ thành phàm phu tục tử; phải chịu nhiều gian truân, chết chóc, mỏi mòn vì nó nằm trong vòng thành trụ hoại diệt. Phật gia gọi đây là đường luân hồi sanh tử. Và thực chất Dịch gọi đây là con đường Tử lộ của sinh mệnh vạn vật.
2/. Đường đi vào, tức chiều ngược lại từ vật chất biến hóa mãi phục hồi lại trạng thái tinh thần.
Đi theo chiều này là bơi ngược dòng sông, luôn phải phấn đấu, cố gắng nhưng kết quả sẽ thành Phật, thành Tiên. Hay nói cách khác, đây là đường trở về nơi sinh mệnh xuất phát, là con đường vô vi, vô tướng, vô ưu, sảng khoái mà lại được thọ mạng Trường sanh bất tử.
Và thực chất đây là con đường: Sanh môn chỉ dành riêng cho sinh mệnh con người và cả 2 đường này gọi chung là: “Sanh, Sát xá”..
Tuy nhiên, đường đi ra của Dịch không biết kéo dài được bao lâu, nhưng đến đời nhà Thương, Kiệt thì nhân tâm con người ngày càng xa rời gốc thiện và những ký tự ghi trong kinh Dịch của Phục Hy cũng không còn ai biết, ai hiểu đó là gì?.
Dẫn đến nhân tâm lúc này liên tục bị buông lỏng, mạnh ai nấy sống tùy theo sở thích.
Nói chung, mọi người hành động không còn được quản thúc bởi một đạo lý nào nữa, dẫn đến xã hội rối ren, lòng người ly tán.
Xuất phát tâm từ bi, không thể để cho xã hội diễn biến mãi như thế được. Bởi vì tất cả qui luật của vũ trụ được ghi trong kinh Dịch có ảnh hưởng trưc tiếp và chi phối toàn diện đến đời sống của con người, dù con người có biết nó hay không?
Cho nên, các nhà bác học siêu phàm thời bấy giờ như Văn Vương, Châu Công, Khổng Tử... đã cùng nhau lần lượt diễn giải thêm từ ngữ vào mỗi ký tự trong kinh Dịch, giúp cho con người ai cũng hiểu và làm theo để tìm cát tránh hung, giúp cho đời sống xã hội con người ai cũng đều được an lành, hạnh phúc.
Sau đó về bố cục, các Ngài kế thừa và hệ thống lại đạo Dịch chia làm 2 phần: Bất Dịch và Biến Dịch, để cho người đời có chỗ dụng khác nhau.

1/. Về Bất Dịch.
từ 64 qui luật căn bản của vũ trụ, tức 64 quẻ các Ngài diễn giải hình thành 64 đạo lý căn bản, dùng vào mọi mặt của đời sống xã hội con người. Bao gồm về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục, luật pháp, quân sự...kể cả tôn giáo, thần linh, tu thân, dưỡng tánh, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ ...đều có đủ.
Đặc biệt, ngay mỗi câu, mỗi từ trong kinh Dịch cũng đều ẩn chứa một hàm số đạo lý trong đó; tỷ như: Vô cực, Thái cực, Trời, Đất, Nhật, Nguyệt, Âm, Dương, Quỉ, Thần, Thiện, Ác, Chánh, Tà, Phải,Trái, Đúng, Sai…
Lại nữa, vũ trụ có Thái cực sanh âm dương, âm dương sanh ra giống đực và cái, con người có Nam, Nữ.
Nam, Nữ được sanh ra là mọi hành vi ứng xử của họ cũng đều phải thể hiện đúng theo bản chất và đặc tính của âm hay dương đã sanh thành, biến hóa ra họ.
Tỷ như thể dương thì cứng rắn...âm thì nhu thuận.v.v...
Từ đó mọi sự việc, sự vật trên thế gian này đều đã hình thành các tiêu chuẩn đạo lý này của Dịch để phân biệt. Cho dù đó là lĩnh vực nào: làm đúng theo đạo lý ghi trong đó thì gọi là thuận, là đúng, là phải, là thành. Làm trái, thì kết quả ngược lại.
Nếu như đạo Dịch không đặt để ra các tiêu chuẩn về đạo lý, đặt ra vô số các danh tự như đã nêu trên, thì từ đâu mà nó được hình thành, lấy cơ sở nào mà phân biệt đúng sai, chính tà, phải trái được? Tất cả đều do tâm từ bi của các bậc chân tu đắt đạo cả.
Cho nên cổ nhân thường dạy: “Bất học Dịch khả dĩ thức tạo hoá chi đoạn” .Tức là không học Dịch làm gì rõ được đầu mối của tạo hoá.” Hay “ Dịch thông tắc vật lý tự thông”. Dịch mà thông, thì sự lý trong vạn vật cũng đều thông.
Vì thế trong 64 đạo lý của Dịch, là thước đo duy nhất để phân biệt mọi sự việc: thiện, ác, chánh, tà và mọi hành vi của của con người đúng, sai, phải, trái như nào: đúng theo đạo lý, đó là đúng với thiên lý; sai đạo lý, đó là sai mất thiên lý vậy...
Bởi vì trong từng thời kỳ, nhân tâm con người có thể thay đổi, nhưng qui luật của mái trời (đạo lý), không bao giờ thay đổi; con người sai chứ đạo lý của đất trời chỉ có đầy, vơi chứ không lúc nào sai.
Xưa cũng từng có câu: “Tiên tu nhân đạo, hậu tu thiên đạo. Nhân đạo bất tu, thiên đạo viễn hỷ”. Tức là chỉ những người có ý muốn tu luyện lên trên thành chánh quả, nhưng không làm tròn về nhân đạo, thì sẽ thiếu cơ sở và không thể tu tiếp lên được.
Tròn nhân đạo, tức là thực hành tốt 64 đạo lý mà Nho giáo căn cứ vào đó để hình thành Tứ thư, Ngũ kinh chỉ dạy rất rõ ràng. minh bạch đạo làm người bên trong đó.
Có thể nói rằng, không một tôn giáo nào có hệ thống tổ chức, đào tạo về đạo làm người, trong đó có tổ chức xây dựng đời sống từ gia đình cho đến thiết chế xã hội của con người một cách cụ thể, chi tiết và hoàn thiện như là của Nho giáo được.
Vì thế, kinh Dịch từ ngàn xưa đã được tôn lên là Quần Thư Chi Thủ, có nghĩa là chúa tể bao trùm lên tất cả mọi thứ kinh, sách của thế gian. Mọi kinh, sách nào của thế gian thuộc lãnh vực nào, thì phải triển khai theo đạo lý ấy trong kinh Dịch, đó mới gọi là Chính; không theo thì gọi đó là Tà.
Các chủ thuyết chính trị, xã hội và các tôn giáo cũng không ngoại lệ.

2/. Biến dịch.
Về Biến Dịch, các Ngài cũng dựa trên nguyên tắc 64 quẻ của Dịch, nhưng lại không dùng vào đạo lý của thế gian, mà lại chuyên dùng vào khám phá mọi biến chuyển không ngừng của qui luật vũ trụ. Vì với trình độ và cặp mắt của con người trong thế giới nhị nguyên, không thể nào nhìn thấy và biết trước được cơ vi tạo hóa của thế giới nhất nguyên, hay còn gọi đơn nguyên cho được.
Cho nên, nghĩa Biến dịch này ngoài 64 quẻ trên, Thánh nhân còn trang bị cho con người tất cả mọi nguyên lý vận hành của vũ trụ lúc bình thường cũng như lúc xử lý những tình huống bất thường, nhằm để cân bằng sinh thái trong đời sống vũ trụ.
Cụ thể như các nguyên lý: Thái quá, bất cập, tuyệt xứ phùng sanh, hiệp xứ phùng xung, xung trung phùng hạp, Thái tuế, Nguyệt kiên, Nhật thần, dụng thần, nguyên thần, kỵ thần cừu thần; rồi hình, xung, khắc, hại, tử, mộ, tuyệt, không; sanh, phò, cũng, hạp, tuần không, nguyệt phá, thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành.v.v... Đó là các lý lẽ của vũ trụ, giúp cho con người khám phá ra cơ vi biến hóa nhiệm mầu, kỳ diệu của vũ trụ có liên hệ mật thiết đến đời sống muôn loài vạn vật dưới gầm trời này.
Như thế, khi đã dùng trong nghĩa biến dịch, thì sẽ không còn gọi là kinh Dịch như dùng trong nghĩa Bất dịch được, mà nó có tên gọi chính thức riêng là: Bốc Dịch, hay Bốc Phệ.
Cũng từ ứng dụng các nguyên lý này của Bốc dịch mà nó đã phát triển ra nhiều môn thuật số khác như: Tử vi, Tứ trụ, xem tướng, kỳ môn, độn giáp, bát trạch, phong thủy. V.v... Và tất cả đều tôn Bốc Dịch này là:” Quần Thư Chi Thuật”. Tức là chúa tể, thống lãnh bao trùm lên mọi loại về thuật số, còn bên tôn giáo gọi đó là Thuật loại.
Tương truyền, xưa các vị chân tu đã thành chánh quả ai muốn rời khỏi đời sống xã hội con người để trở về thế giới riêng của mình như: Bồng lai tiên cảnh là thế giới của Đạo gia, Tây phương cực lạc là của Phật gia. Những nơi này con người phàm phu nếu không được họ cho phép là không thể đến được.
Thế giới này của họ là thuộc nhất nguyên nên không có thời gian, bản thể của họ là đồng với bản thể vũ trụ như như tịch tịnh; việc của họ làm và đi đứng nằm ngồi gì cũng thường xuyên nhập định.
Tuy nhiên, trong các thời kỳ xa xưa khi nhân tâm con người chưa biến đổi lớn, thì vẫn còn một số đông chọn ở chung cùng xã hội con người. Do đó, con người bấy giờ ai muốn gặp phật, tiên, thần, thánh gì cũng đều có có thể đến gặp, nhưng họ thường chọn ở riêng tại các núi cao, rừng sâu và xa lánh chốn thị thành náo nhiệt.
Cho dù ở cảnh giới nào, nếu nơi xã hội người thường có nhân duyên và cần đến Vị nào đến giúp đở, thì ở nơi này bổng nhiên tâm của vị này liền máy động, rất khó an định lại được.
Dựa theo lý vũ trụ, động thì phải biến, biến thì mới thông, thông rồi mới về trạng thái như như tịch tịnh được. Họ bèn lần tay toán quẻ, nhằm để xem cho biết rõ sự tình. Khi biết rồi, họ bèn hạ sơn để giải quyết xong, rồi mới trở nhập định tiếp được.
Các sách cổ cũng thường ghi, các vị bồ tát của phật gia, tiên trưởng của đạo gia cũng hay dùng thuật loại này để giải quyết mọi sự việc có liên quan, mỗi khi tâm bị máy động.
Đặc biệt, đây là lý của vũ trụ cho dù có được phổ biến rộng ra bên ngoài xã hội, cũng rất hiếm người thọ đắc được những gì trong sách dạy. Nhưng nếu có chân truyền thì mới có thể. Duy chỉ có các vị chân tu thì họ mới nhìn và đọc được một cách chi tiết và chính xác những sự việc khi còn manh nha ở thể khí, trước khi nó xuất hiện và tác động vào sự sống con người.

Trong tôn giáo, các môn Thuật loại này trong quá trình tu luyện của học trò chưa được viên mãn, thì họ không cho học những thuật loại này. Thứ nhất tu luyện là cần chuyên nhất và bất nhị pháp môn. Thứ 2 là sợ mê tâm can nhiểu, có thể sẽ không còn tu luyện tiếp được.
Tuy nhiên, vì các môn này rất phổ biến rộng trong nhân gian, mọi thành phần trong xã hội đều tiếp xúc được bằng sách vỡ. Nhưng khi ứng dụng do không được chân truyền nên hầu hết họ đều không có bản sự, trong khi đa số lại thiêng về mê tín dị đoan, lừa bịp mọi người là chính.
Vì thế, trong xã hội cũng có nhiều người không rành sự khác biệt này, nên rất dị ứng, phản cảm và đồng hóa các loại hình bói toán này với kinh Dịch.
Từ đó, hễ nghe ai nói đến kinh Dịch, thì cũng nhất mực cho rằng đó là bói toán, mê tín dị đoan, lừa bịp mà chính họ không biết rằng 2 phạm trụ này là hoàn toàn khác nhau, và chẵng liên quan gì đến nhau.

-              Con đường thứ 2 của vòng Dịch.

Phải nói rằng, trong tam giáo đều thuộc về Chính giáo, trong đó có Nho giáo và Đạo giáo là vận dụng đạo Dịch vào tôn giáo mình từ thủy đến chung một cách tuyệt đối, công khai và minh bạch nhất không một gia, giáo nào có thể sánh bằng.

Trong khi con đường tiến ra bên ngoài của Dịch, quá nhiều hiểm nguy, đầy bất trắc cho sinh mệnh vạn vật. Và duy nhất chỉ có Nho giáo đứng ra hướng dẫn, dạy bảo  con người từ cá nhân cho đến gia đình và ra toàn xã hội, ai cũng đều sống sao cho tròn nhân đạo, thuận theo qui luật tự nhiên, tránh làm những điều ngược lại vì sẽ gây ra nhiều tai hoạ, đầy hiểm nguy cho cuộc sống.
Vì thế, mọi người mới gọi Nho giáo là đạo nhập thế chính là như vậy.

Trái lại, Đạo gia hay còn gọi đạo Tiên, đạo Lão cũng đều là một, lại chọn con đường tu luyện siêu xuất khỏi thế gian. Vì thế mọi danh lợi, được mất, bại thành của thế gian đạo gia đều coi nhẹ, hoặc không màng đến.
Cho nên họ lập giáo là nhằm mục đích để hướng dẫn, dạy bảo cho con người đường trở về, hội nhập vào lòng bản thể của vũ trụ, là tâm điểm xuất phát của mọi sinh mệnh dưới gầm trời này.
Cho nên mọi người mới gọi Đạo gia là đạo xuất thế .

Tuy nhiên, từ xưa Đạo gia không truyền pháp tu luyện rộng rãi cho nhiều người mà chỉ truyền cá biệt cho những người đại căn, tri thức vào hàng thượng sĩ, hay bậc quân tử. Vì tầng lớp này đã qua quá trình tu học về nhân đạo, bản tính đã phù hợp với thiên đạo.
Vì một Khi tâm tính con người đã hợp với thiên đạo, thì họ sẽ có ý thức về đường sanh tử của sinh mệnh mình và rất dễ thực lòng muốn tu luyện để giải thoát khỏi vòng sanh tử của qui luật tự nhiên, thì họ mới được thâu nhận.
Như lời trong kinh Văn Hoa Tử Tinh Hoa Lục viết:
” Cố quân tử tu kỳ nhân đạo, tự hợp thiên đạo, hợp thiên đạo tắc đắc kỳ Hoàng Trung, siêu hồ tướng ngoại. Ô hô, vi hồ huyền tai, Pháp Luân chi trục, y thùy năng thức”.

Vì thế, sau khi đã tuyển chọn được người truyền pháp trong số rất đông các môn đồ đang theo học, thì việc truyền Pháp cũng chỉ truyền cá biết riêng cho người này, theo hình thức khẩu truyền tâm thụ. Tức suốt quá trình tu luyện chỉ có sư phụ và học trò biết nội dung tu luyện cụ thể như nào, ngoài ra không một ai được biết, kể cả các đồng môn chưa được sư phụ lựa chọn.

Thông thường trong việc thu nhận môn đồ, những vị Tiên gia hay Phật gia đắt đạo ngày xưa đều có thể nhận dạy rất đông học trò, nhưng chỉ nhận truyền Pháp cho rất ít người sau khi các vị tuyển chọn, tùy theo quả vị của mỗi người, cao thì dạy được nhiều người, thấp thì dạy 1-2 người.                                                                                         Vì trong quá trình tu luyện của học trò, các vị còn phải chủ tâm chỉ dạy, bảo hộ đảm bảo sự an nguy của sinh mệnh môn đồ mình, để họ được bình an chuyên tâm tu hành cho đến khi thành chánh quả.


-           Vận dụng đạo Dịch trong Đạo gia.
Do đạo Dịch xuất hiện từ thời đại quá xa xưa, từ khi chưa chia ra nhiều tôn giáo. Nhưng kể từ khi đức Lão Tử cai quản Đạo gia, thì đã thấy xuất hiện cả một hệ thống kho tàng Đạo Dịch trong đó.

Đạo gia họ đã vận dụng Đạo Dịch từ lý thuyết cho đến thực hành có lẽ phần nào từ thuyết của Đạo Dịch:” Quân tử Hoàng Trung thông lý, chính vị cư thể Dịch khôn quải”. Tức là khi con người học và biết đến Thái cực, Hoàng cực là cái biết ấy đã cao siêu nhất của thế gian rồi!

Về thực hành, trong Thái Cực Quyền Bổng của Đạo gia viết:” Dịch chi vi thư, giáo nhân hồi thiên chi đại kinh, Đại Pháp dã”. Có nghĩa, chỉ duy nhất có Đạo Dịch là dạy cho con người phương pháp về được với Trời, thông qua tu luyện theo Đại Pháp của Vũ trụ! Pháp tu này đại lược là: Tính mạng song tu.
Khi Đạo gia dùng Đại Pháp này, từ thời đại rất xa xưa đã có vố số người tu luyện đã được thành chánh quả, thoát phàm nhập thánh, đắc đạo thành Tiên, tiêu dao tự tại, vui cùng cảnh vật với thiên nhiên, Trường sanh bất tử.

Tất nhiên trong kho tàng đạo Dịch, họ chỉ lấy những đạo lý có liên hệ đến con đường tu luyện siêu xuất khỏi thế gian của Đạo mình. Còn các đạo lý dạy làm người trong thế gian, có khi thi thoảng họ còn phản biện, bài xích lại để cho người thực tu buông bỏ hoặc ít ra xem nhẹ về tầng thứ của thế gian; có vậy họ mới trực chỉ thực tu, đến ngày viên mãn được.

Về lý đạo, thì Đao gia họ quản bá ra người của thế gian cũng tương đối rộng bằng kinh sách, bằng các lớp học về văn hóa, về thuật số nên ai cũng đều có thể tiếp cận, tìm hiểu đến đâu thì hiểu.
Còn khi lý giải về Pháp trong quá trình tu luyện của môn đồ, thì tất cả họ đều dựa theo lý Dịch mà luận giải rất hiện thực, minh bạch, rõ ràng, không thuyết pháp lòng vòng, mơ màng, huyền hoặc...nhằm để tránh tâm lý nghi ngờ, hoang mang cho môn đồ trong quá trình tu luyện. Tóm lại, lý thuyết về tu giải thoát của Đạo gia là minh bạch nhất, so với các tôn giáo khác.

Trong khi các tôn giáo khác, đặc biệt là trong thời kỳ mạt pháp khi phải đối diện với quá nhiều hoang mang, nghi vấn của mọi người và tín đồ thật sự muốn tìm hiểu để tu học. Và một khi vấn đề được đặt ra quá siêu thường, thì đa số các tôn giáo khác đều không ngần ngại đưa nó vào yếu tố thần linh, hoặc những đều họ tự suy diễn, rất mơ màng để làm cứu cánh.

Thậm chí có nơi còn không cho hỏi, hỏi là bị đập gậy vào đầu, hoặc trả lời nào là: cứ tu đi rồi biết,người nào tu người đó biết, ai ăn nấy no, không ai dám nói ra được .v.v... (!?)
Niếu đó là một Chính giáo, thì không thể hành xử như vậy được, Chính giáo yếu tố đầu tiên là phải minh bạch, rõ ràng từ giáo lý cho đến thực tiển tu luyện.
Tuy nhiên, cũng có khi do mục đích của tôn giáo họ chỉ đơn thuần là dạy con người làm lành lánh dữ, tu nhơn tích đức dành ở kiếp sau, nên họ không thể trả lời những điều siêu thường, về cảnh giới của người thực tu đã đắt đạo.

Cho nên ngay từ khi lập giáo, đức Lão Tử đã công khai, minh bạch dùng đồ hình Thái cực của Dịch để làm phù hiệu, làm biểu tượng và cũng làm định hướng cho tôn giáo mình, dựa theo nguyên lý chỉ đạo của Dịch.
Đó là vì đồ hình của Thái cực trong đạo Dịch là hình ảnh đại biểu, thể hiện chân thực nhất Bản thể của vũ trụ, mà cũng là căn nguyên của vũ trụ , uy lực vô tỷ. Vì thế, phạm vi của Bản thể ấy bao trùm lên khắp cả Càn Khôn, vũ trụ, làm chúa tể cả vạn vật muôn loài.

Hơn nữa, lại cũng có câu :” Đạo vi Thái cực” Tức Thái cực là Đạo, là con đường đi lớn của đại vũ trụ hoặc gọi đó là: Đại Pháp của toàn vũ trụ, vừa sanh ra trời đất, vạn vật, vừa sanh ra thời gian, các tầng không gian, vừa sanh ra mọi cơ cấu trong hoàn vũ.

-Thái cực còn là lý, lý này có trước trời đất và đã sinh ra trời đất, vạn vật và nó lồng trong trời đất cùng vạn vật mà nó đã sinh thành ra.
-Thái cực còn là đạo lý của Càn Khôn, cũng còn gọi là Pháp Lý của trời đất vũ trụ, của muôn vật: “Thái Cực chi thiên địa, vạn vật chi lý”.

Trong Xướng đạo chơn ngôn, viết về công dụng của Thái cực như sau:
” Thái cực linh linh biến hóa, lớn thì trùm trời đất, nhỏ thì vi tế lọt được vào hạt cải. Thái cực sinh vạn vật nhưng không vì thế mà bị phân hóa.
Thái cực sanh vạn vật rồi vạn vật lại quay về Thái Cực. Đó là lẽ nhất biến vạn, rồi vạn qui về nhất của Dịch. ..

-Do đó, Thái cực có khả năng biến hóa vô cùng, sanh sản ra vạn vật mà không hề bị tăng hay giảm . Khi sanh ra vạn vật hữu hình, thì vạn vật bị chu kỳ sanh diệt của nó làm cho biến thiên, cũng như có sinh, có hoại, có thịnh, có suy còn Thái cực thì bất biến muôn đời vẫn vậy.

-Thái cực tức là Thần: “Thái cực nhất Thần dã; Thái cực tức Thần, Thần tức Thái cực”.
- Thái Cực tức là: Nhất Chân, Nhất Nguyên . Danh tuy 2, nhưng chung qui vẫn chỉ là một thực thể của Thái cực.
-Thái cực là Nhất, làTrung, là Lý:” Viết Nhất, viết Trung, viết Lý chi Thái cực dã”.
- Thái cực là Tâm, là Tánh, là Thiên đạo:” Tâm vi Thái cực, Tánh dữ Thiên đạo dã”.
-Thái cực là: Thiên lý:”Khổng Tử tắc viết thiên lý,Dịch tắc viết Thái cực”.
-Thái cực không phải là tinh thần, cũng không phải vật chất mà nó bao trùm lên cả tinh thần và vật chất, vã lại còn siêu xuất trên cả tinh thần và vật chất. Người tu luyện, nếu tu xuất được Linh Đơn là đã vào được lòng Thái cực:” Đơn dã, Thái cực dã”.
-Kinh Liêu vương điện vấn đáp viết: Thái cực lồng trong con người, hay tiềm ẩn trong con người, chỗ ấy gọi là: Thiên Tâm, là Viên Giác, là Kim Đơn, là Pháp thân, là Thánh thai, là Thần, Âm dương chi môn, Khảm ly chi tinh, tùy theo từ ngữ của mỗi giáo đạo:
“ Thỉnh vấn Thái cực chi lý, Sư viết: Thái cực giã, ngô dân chi Thiên tâm dã; tại Thích viết: Viên Giác; Đạo viết: Kim Đơn; Nho viết: Thái cực”...
-Thái cực là Huỳnh Đình, là chúng diệu chi môn, là Huyền tẩn chi môn, là Đạo nghĩa chi môn. Tại Thích giáo là: Bất nhị pháp môn, là Hư vô, là Chân không. Bởi Huỳnh Đình sinh xuất từ Tiên thiên, tàng ẩn ở Hậu thiên, vốn không hình tướng, không danh tự nên tạm hình dung bằng hình: O, tạm gọi đó là Huỳnh đình vậy.
-Thái cực trong kinh Thông Thiên Bí Thư có các danh gọi khác như:
Thái cực chi đế,Tiên thiên chi bính, Hư vô chi hệ, Tạo hóa chi nguyên, Hổn độn chi căn, Thái hư chi cốc, Qui căn khiếu, Phục mệnh quan, Mậu kỷ môn, Canh tân thất, Tây nam hương, Chân nhất xứ, Trung hoàng cung, Đan nguyên phủ, Chu sa đỉnh, Long hổ huyệt, Huỳnh bà xá, Dung lô, Thổ phủ, Thần thủy, Đế ất, Linh đài, Thần thất.
- Thái cực là Tạo Hóa, là Chân thổ cũng tức là Trung hoàng: ” Thức Tạo Hóa dã, tắt ư Chân Thổ truy cầu căn đề yên, đắc thử tắc Đan Đạo thành”.
Chân thổ chính là nơi quê hương đất tổ, cũng là Đế Đình, là Bồng Đão,Trường Sinh.
Tức khi con người đã biết được Tạo Hóa nơi đâu, tất sẽ đi tìm về nơi gốc gác của mình,nên gọi là Chân Thổ. Và khi con người đã tìm được Chân Thổ, thì tu luyện Đan Đạo tất sẽ thành.

Cơ sở các danh gọi của Thái Cực.
- Sở dĩ gọi Thái cực, vì Thái cực là tuyệt đỉnh.
-Vì Thái cực là tâm điểm của vòng Dịch nên gọi là Trung, Hoàng, là Mậu kỷ môn. Thái cực là nhất, vì nhất sanh ra vạn.
Vì Thái cực đứng giữa âm dương nên cũng gọi là:Thập Tự Nhai.
Vì Thái cực nó đứng ở hai cửa âm dương nên gọi là: Huyền tẩn chi môn.
Vì Thái cực nó là tâm điểm sinh ra trời đất, muôn vật nên gọi là: Thiên địa chi tâm
-Vì Thái cực là Bản thể vũ trụ, là Căn nguyên vũ trụ nên gọi đó là Tánh, là Lý, là Căn nguyên.
Vì Thái cực phối hợp được âm dương nên gọi là Huỳnh Bà.
-Vì Thái cực đi tạo dựng vạn vật hữu hình, phân chia đặc tính của mình cùng vạn vật hữu hình nên gọi là:Thủy chung.
-Vì Thái cực là môi giới giữa Vô cực và vạn vật, nên gọi: vừa là Vô, vừa là Hữu; Nó chẳng phải hữu cũng chẳng phải vô mà Nó bao trùm lên cả hữu lẫn vô.
Nó vừa biến thiên, lại vừa bất biến.
-Vì Thái cực khi chưa sanh ra trời đất thì nó là trạng thái: Hồng mông vị phán. Lúc này nó được âm dương tương hợp, hắc bạch tương phù.
Cho đến lúc chung cuộc sanh hóa thành trời đất, vũ trụ thì gọi giai đoạn đó là:Tam Hoa Tụ Đỉnh, hay: Ngũ khí Triều Nguyên, hay: Âm Dương hòa Hợp hoặc: Âm Dương Hợp Nhất.
-Vì Thái cực trường tồn bất hoại nên gọi nó là:Linh Đơn, là Thân Kim Cương Bất Hoại.
-Vì Thái cực sanh ra được muôn Thần vạn Thánh nên gọi là: Lò của Tạo Hóa, là Chu sa đỉnh, là Dung lô.
-Vì Thái cực là biên giới giữa Trời và người, nên gọi là: Thiên nhân giới.
Con người chưa vào được bên trong thì gọi là: Phàm phu. Người nào hội nhập được vào bên trong Thái cực, là đã vào được lòng Trời họăc là đồng thể với Trời, được ghi vào sổ Tiên, trường sanh bất tử.

Xưa có bài kệ vinh danh rằng:
Lão Tử giúp ta mở cửa trời.
Càn Khôn hạp tịnh thấu cơ ngơi.
Băng qua Quái tượng vào tâm điểm.
Gốc gác Trường sanh rõ chốn nơi.
Cho nên những danh gọi trên của Thái Cực đã cho thấy phạm vi của Nó bao trùm tuyệt đối, trên tất cả mọi mặt đời sống của sinh mệnh, trên mọi tầng không gian và thời gian khác nhau của vũ trụ; từ tinh thần cho đến vật chất, không đâu không nhìn thấy sự hiện diện củaThái cực. Cũng tức là: Bản thể của vũ trụ mà Đạo gia đã liệt kê sơ lược như trên.
                
Luận về Pháp tu luyện của Đạo gia.

Đây cũng là nội dung thiết yếu của người tu luyện cần biết, khi mục tiêu cuối cùng là phải hội nhập và đồng hóa vào cùng bản thể vũ trụ, thì mới được thành chánh quả.
Trước hết, cần tìm hiểu và phân biệt bản thể của Thái cực, cũng tức là bản thể vũ trụ lúc chưa đi sanh hóa ra trời đất, vạn vật thì lúc này được gọi là: khí Tiên thiên. Hay cũng còn danh gọi khác là: khí Chân nguyên.
Đặc điểm của Nó ở trong trạng thái này là: như như tịch tịnh và đó cũng là bản chất cố hữu của bản thể này. Và đây cũng chính là nguồn gốc, là nơi xuất xứ của muôn loài vạn vật, trong các tầng không gian này của vũ trụ. 

” Thức Tạo Hóa dã, tắt ư Chân Thổ truy cầu căn đề yên.."
Lý do vì đó là vật chất và năng lượng siêu vi vĩnh hằng của không gian vũ trụ, thuộc về thế giới Nhất nguyên nên mắt người không thể nhìn thấy được.
Nó cũng siêu xuất khỏi không gian, thời gian của nhân loại đang tồn tại và cũng không chịu bất cứ tác động nào của qui luật âm dương, ngũ hành nơi đây chi phối, nên mới tạm dùng 2 danh gọi này.
Cho đến khi Nó bắt đầu hoạt động, thì tâm điểm của Thái cực mới được hình thành, tức vòng tròn O có một chấm đen ở giữa.
Hình tượng này là chỉ hai khí âm dương cùng ôm ấp một điểm ở giữa, trong đồ hình Thái cực.
Theo kinh Tượng Ngôn Phả Nghi viết: đó là nơi âm dương tương hợp, hắc bạch tương phù nên còn gọi đó là Tâm của trời đất.(Thiên Địa Chi Tâm).

- Thời điểm con người xuất hiện tại không gian nhân loại.
Dựa theo truyền thuyết về vũ trụ khởi thủy của Á Đông, từ lúc vũ trụ bắt đầu tự phân chia bản thể mình ra đi khắp nơi tạo dựng thành trời đất, vạn vật. Nhưng mãi cho đến 10.800 năm sau, khi các điều kiện đã đủ để con người sinh sống và tồn tại thì con người mới bắt đầu xuất hiện.
Cho nên mới nói: con người là Tinh Hoa của vạn vật, đồng thể tam tài với trời đất và cùng trời đất cai quản vạn vật dưới gầm trời này.
Tuy nhiên, không gian nhân loại lúc này nó đã thuộc về khí Hậu thiên, của thế giới nhị nguyên. Tức là có vật chất đối đãi, có thời gian, không gian riêng, có sáng tối, ngày đêm, thiện ác, chánh tà... trái ngược với thế giới nhất nguyên, vật chất là một khối thống nhất vốn rất thuần tịnh, nơi mà vạn vật xuất phát.
Lúc bắt đầu xuất hiện, bản tính thiện lương của tiên thiên trong mỗi con người chưa thay đỗi và đều có tầm nhìn thông suốt đến các tầng không gian của vũ trụ. Đồng thời, cũng thường xuyên quan sát, đi lại giữa các cảnh giới đơn nguyên và nhị nguyên cùng tồn tại song song trong không gian này của nhân loại.
Do đó con người lúc bấy giờ có đủ điều kiện để quan sát, theo dõi, khám phá và ghi chép lại tất cả các phương pháp vận hành biến hóa của qui luật tự nhiên trong thế giới nhất nguyên và nó sẽ tác động trực tiếp, toàn diện lên đời sống vạn vật trong thế giới nhị nguyên, tức tại không gian và thời gian này của nhân loại.
Mục đích là để giúp cho con người ai ai cũng biết sống thuận theo các qui luật này của trời đất, âm dương mà tồn tại và phát triển. Từ đó, các bộ kinh sách như Hà đồ, Lạc thư, Kinh dịch... được ra đời làm kim chỉ nam cho mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại sau này.
Tuy nhiên, càng trở về sau con người bị tiêm nhiểm đời sống khí hậu thiên, lâu dần rồi tự rời nguồn gốc nên không còn thuần thiện như lúc đầu thuộc hòa nhập được cùng thể khí Tiên thiên.
Do đó, đã làm cho con người bị mê chìm, say đắm trong các thứ tình mà quên mất đường về và phải chịu trầm luân trong sanh tử theo qui luật tuần hoàn của vũ trụ.
”Hà vị Tiên thiên, tịch nhiên bất động, ảo ảo minh minh, Thái cực vi phán chi thời dã. Hà vị Hậu thiên, cảm nhi toại thông, hoãng hoãng hốt hốt, Thái cực dĩ phán chi thời dã”.
Tức là khi con người đã sống trong không gian nhân loại, thì con người đã bị qui luật của âm dương cấu tạo thành theo định luật: Tuần hoàn, vãng lai, phản phúc.
Qui luật này có 2 chiều thuận và nghịch:

-Chiều thuận là chiều đi ra, có qui trình xuất phát từ: Thần, Khí, Tinh.

Bộ 3 Thần, Khí, Tinh này hỗ giao, tương hợp, tương thành mà sanh hóa ra vạn vật.
Có nghĩa, khi vũ trụ phân chia bản thể của mình ra đi sanh hóa vạn vật, lồng trong vạn vật, thì việc đầu tiên một phân tử của bản thể là phải xâm nhập vào tinh cha, huyết mẹ của con người, sau đó mới cấu tạo thành ra hình hài một sinh mệnh.
Con người sau khi lớn lên, nơi cao nhất là đỉnh đầu đó chính là nơi ngự trị của chủng tử Thái cực tiềm ẩn trong con người và gọi đó là Thần minh.
Chính từ nơi này, nó sẽ có nhiệm vụ phát huy bản năng sinh tồn để cung cấp nguồn năng lượng từ ăn uống ở hậu thiên( Khí) để vận hóa và chọn lộc chất dinh dưỡng biến thành chất Tinh hoa của con người, để vừa nuôi dưỡng sinh mệnh, vừa sanh sản giống nòi.
Đó là đường tiến ra của vạn vật, trong đó có con người ở khí Hậu thiên. Và đương nhiên phải chịu tác động, chi phối toàn diện của vòng tuần hoàn: thành trụ hoại diệt của qui luật vũ trụ, không cách gì thoát được.
Cho nên, Dịch gọi đây là con đường Tử lộ của sinh mệnh vạn vật, Phật gia gọi đó là đường sanh tử luân hồi.
-   Chiều nghịch là chiều trở về từ: Tinh- Khí- Thần. 

Luận về
chiều nghịch lại, thì phải dùng đến:Tính mệnh song tu, Phản bản hoàn nguyên chi pháp, thì mới làm ngưng chỉ, hoặc cắt ngan, hay ngăn chặn  được chu kỳ sanh diệt của qui luật vũ trụ đối với người tu luyện.
Dùng Tính Mệnh song tu, nhằm để khôi phục lại tánh Tiên thiên lúc ban đầu. Đồng thời vừa phục hồi đến đâu là thuần dương hóa nhục thể đến đó cho người tu luyện.
Cho nên, không thể chỉ tu Tính hay tu Mệnh không thôi mà về được.
Luận về tu Mệnh.
Nội dung của tu mệnh phải tiến hành song song các bước như: vừa phục hồi nguồn năng lượng cho mệnh, vừa phục hồi khí Chân nguyên, vừa luyện động tác, vừa luyện tĩnh công để đi vào nhập định.

1. Phục hồi nguồn năng lượng Tinh hoa cho sinh mệnh.
Căn cứ theo định luật tuần hoàn, vãng lai phản phúc của vũ trụ. Trái với chiều thuận, chiều nghịch của định luật này có quy trình xuất phát như sau:
Tinh có thể hóa Khí, Khí có thể hóa Thần, Thần có thể trở về Thái cực.
“ Nhất chân vi tạc vị nhi hổn độn nhất nguyên phương triệu, vị chi thần sanh khí, khí sanh tinh, Thái cực chi sở dĩ thuận nhi sanh dã.
Tinh hóa khí, khí hóa thần nhân dĩ nghịch nhi vi Tiên, Phản bản hoàn nguyên chi nghĩa dã”.

Có nghĩa nếu đi ra chiều thuận, vật chất Tinh hoa của con người phải vừa đi nuôi dưỡng sinh mệnh, vừa để sanh sản ra giống nòi, thì ở chiều nghịch lại chỉ dùng duy nhất để làm nguồn nuôi dưỡng cho sinh mệnh cho người tu luyện.
Cụ thể bắt đầu từ vật chất Tinh hoa, khi con người tích chứa tròn đầy thì nó sẽ chuyển hóa thành nguồn năng lượng vật chất tinh khiết (Khí) để nuôi dưỡng Thần minh. Và đó cũng chính là chủng tử mà bản thể vũ trụ phân chia ra tìm ẩn trong con người.
Khi Thần minh được nuôi dưỡng tròn đầy, thì con người rất dễ dàng hội nhập trở về lại khí Tiên thiên, tại không gian vũ trụ.
Và trong quá trình tu luyện, nếu 3 bảo vật này được gìn giữ, nuôi dưỡng tốt, thì đến giai đoạn nào đó, nó sẽ biến hóa toàn diện, cụ thể, thiết thực lên đời sống và sau đó người tu luyện sẽ được siêu suất khỏi thế gian.
Chính vì thế, một khi Tinh được tròn đầy, con người sẽ tự nhiên không còn ham muốn dục vọng, đó gọi là: “Tinh mãn bất năng dâm”.
Khí, khi đã tròn đầy thì tự nhiên con người không cần ăn uống, gọi là:” Khí mãn bất ẩm thực”.
Thần, khi tròn đầy thì tự nhiên con người không cần ngủ, đó là: “Thần mãn bất năng mị”.

Đến giai đoạn nào đó kết thúc tiến trình tu luyện và đạt kết quả tốt, thì lúc này từ tam bảo nó biến thành Tam Hoa, rồi từ từ tiến nhập lên Nê Hoàn cung. Đạo gia gọi đó là: Tam Hoa Tụ Đỉnh, tức là tu đã viên mãn.
Có nghĩa rằng toàn bộ quá trình tu tánh, tu mạng đã kết thúc và người tu đã đắc quả vị.
Cho nên, đây cũng là một yếu chỉ then chốt của người tu luyện, nên phải yêu cầu bản thân đoạn lìa sắc dục thì mới phản bản hoàn nguyên, tu luyện đến ngày thành chánh quả được.

Ngoài ra, đây cũng là một trong những pháp mật tu của Chánh giáo ngày xưa. Tức chỉ đơn truyền cho những môn đồ nào được chọn.
Xưa, khi đức Phật Tu Bồ Đề truyền dạy cho đệ tử cũng thường dặn rằng:
“ Kín nhiệm viên thông chân diệu quyết.
S
a Tính Mệnh đừng cho ai biết.
Tất cả vẩn là Tinh, Khí, Thần.
Cẩn thận giữ gìn chớ lậu tiết.
Chớ tiết lậu ra giữ ở thân,
Nghe ta truyền thụ Đạo tăng dần.
Khẩu quyết thuộc lòng càng có ích.
Ngăn trừ tà dục nhẹ thân tâm.
Nhẹ nhỏm thân tâm càng thấy sáng,
Đến chổ Đan Đài thưởng ánh trăng.
Ngọc thỏ Kim ô nơi nhật nguyệt,
Rắn, Rùa quấn quít chặt vô cùng.
Rắn rùa quấn quít mệnh thêm vững,
Khác nào lửa đỏ trồng sen vàng.
Tụ tán ngũ hành tùy sử dụng,
Nên công thành Phật với thành Tiên.”
Còn như tiến trình này người tu luyện không tự giữ cho tốt 3 bảo vật này, cuối cùng cũng chỉ là phàm phu, như người chưa từng tu luyện và cũng không thể thành đạo được. Cho dù thành đạo rồi cũng sẽ bị luân hồi chuyển kiếp trở lại.
Khi xưa, Lữ Thuần Dương Chân nhân cũng thường răn dạy học trò rằng: "Kiến sắc như đồng kiến hổ", nghĩa là, thấy nữ sắc sợ như thấy cọp vậy, chẳng dám ngó lâu, hễ ngó lâu thì nó đoạt mất cái linh Tánh của mình.
Trường Xuân Chân nhân, một vị chân tu đắc đạo đã có lưu lại bài kệ nói về người tu luyện theo Chánh Pháp, nhưng không tự giữ được 3 bảo vật này.
Bài kệ như sau:
“ Nuôi Thần dưỡng Khí gọi là Tinh.
Tán tụ xưa nay vẫn ở mình
Hễ tâm loạn Thần hôn, muôn bệnh nãy.
Hình suy, Tinh bại là đại nguyên khuynh.
Ba Hoa tàn lụi đành đau, yếu.
Bốn đại tiêu điều uổng sức sinh.
Thổ Mộc không công, Kim Thủy tuyệt.
Biết thuở nào nên được Pháp minh”.

2/. Luyện các động tác (động công)
Các động tác này nhất thiết phải do bậc Chơn sư đắt đạo trực tiếp truyền lại, dựa trên cơ chế vận hành biến hóa của định luật: Phản Phục tuần hoàn của vũ trụ. Hay còn gọi là: Đại pháp của vũ trụ.
Đã là Đại pháp của vũ trụ, thì con người chỉ ó thể khám phá, phát hiện chứ không phải sáng tạo hay sáng chế được. Do đó, con người dù tu hành bao lâu mà chưa đắc đạo, sẽ không có bản sự gì về Đại pháp này; càng vô lý hơn, khi nhận bừa pháp này do họ tự mình sáng chế ra truyền dạy cho đệ tử.
Trong tu luyện về động tác, mục tiêu duy nhất là:
-Khai thông toàn bộ tất cả các kinh lạc, huyệt đạo và cửu khiếu để đạt đến trăm mạch đều thông, cuối cùng là trăm mạch đều chỉ còn duy nhất một mạch.(bách mạch đới nhất mạch) Nhằm để sẳn sàng tiếp nhận nguồn năng lượng khí Tiên thiên.
Trước mắt là vừa bổ xung, tăng cường cho nguyên khí cơ thể, vừa loại trừ những chướng ngại gây ra đình trệ, bí tắc trong tiến trình lưu hành, chuyển hóa của khí huyết. Đồng thời cũng đào thải thành phần bất hảo này ra ngoài cơ thể và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật.
-Sẵn sàng tồn trử khí Tiên thiên, tức đó là nguồn năng lượng vật chất siêu vi từ bản thể vũ trụ để dần dần đồng hóa và thay thế tất cả các tế bào nhục thể của khí Hậu thiên trong thân thể người tu luyện.
-Kích hoạt, khởi động lại tuần hoàn đại, tiểu Chu thiên cũng như khai thông và kích hoạt tất cả công năng đang tiềm tàng trong thân thể để khi tiếp nhận khí tiên thiên, nó sẽ khởi tác dụng.
Đạo gia giảng, không gian của trời đất là đại vũ trụ, con người là tiểu vũ trụ. Do đó tất cả các cơ quan vận hành biến hóa của trời đất vũ trụ có thứ gì, thì bản thân con người cũng đều có y những thứ đó như vậy.
Nhưng trong môi trường Hậu thiên, các cơ quan này khó có điều kiện phát huy được. Chỉ sau khi tiếp nhận và tồn trữ khí Tiên thiên, thì đó mới là môi trường cho nó hoạt động, dựa vào sự điều khiển theo chủ ý thức của con người.

3/. Phục hồi khí Tiên thiên
Trong vũ trụ này có một pháp lý: Động tịnh, âm dương, phản phúc thiên biến. Tức hễ vật tiến ra theo con đường phản phúc, nay muốn quay về thì phải khôi phục lại trạng thái ban đầu, thì mới về nơi xuất phát được.
Có nghĩa, nơi xuất phát của vạn vật là từ khí Tiên thiên, bản chất rất thuần khiết... Sau khi được sanh hóa tại bầu khí Hậu thiên nơi không gian nhân loại, thì bản chất trên hầu như không còn nữa, mà nó đã bị bao phủ một lớp màng dày ô trọc, nên không thể quay trở về được.
Vì thế, Đạo gia lấy Thuần Khôn quái làm hình tượng cho thân xác con người. Vì nó là nhục thân được âm dương ngũ hành của khí Hậu thiên trong thế giới nhị nguyên cấu tạo, nên thân xác này thuộc âm, rất nặng trọc.
Nếu con người muốn tu luyện trở về lại nguồn gốc, thì phải từ hào đầu của thuần Khôn quái mà phát động biến thành Địa Lôi Phục quái.
Đồng thời cũng từ hào này của Phục quái, dần dần tiến lên đồng hóa tất cả các hào âm còn lại và đồng hóa đến đâu, thay thế bằng hào dương đến đó.
Cho đến khi thân thể con người chuyển từ nhục thể thuần Khôn quái, biến thành thân thể thuần Dương của Kiền quái thì mới hoàn thành.
Đây cũng tức là giai đoạn tu kết được Linh Đan, toàn bộ thân thể được khí Tiên thiên đồng hóa, rất trong suốt và cũng là lúc con người tu viên mãn.

Thuần Kiền quái trong đạo Dịch có tất cả 6 hào dương, đó là hình tượng của đạo Trời. Con người khi đã tu luyện thân thể được thuần dương cũng có nghĩa rằng:
Lúc này con người đã hội nhập và đồng thể cùng với Trời, đã thoát phàm nhập thánh, giải thoát khỏi vòng cương tỏa của qui luật âm dương...
Hay thuần Dương cũng có thể gọi là được cứu sống lại mãi mãi, từ cỏi chết của nhục thể thuần Khôn.
Vì thế, người tu luyện muốn thuần dương phải dùng nguyên tắc của Địa Lôi Phục quái, cùng tham khảo sáu thời kỳ hồi phục mà yêu cầu bản thân trong suốt quá trình tu luyện.
Nguyên tắc này, theo lời kinh Phục quái viết: “Phục hanh, xuất nhập vô tật, bằng lai cô cữu”.
Lấy gốc độ của người tu luyện, đại ý: khi bắt đầu thọ trì Chánh pháp để trở về phản bản hoàn nguyên là tốt.
Vì khí chân dương từ Tiên thiên đã được sinh ra ở dưới, thế của nó dần dần hưng thịnh tiến lên mà sinh hóa, nuôi dưỡng vạn vật.
Đây là thời cơ thuận lợi cho người tu luyện nhờ vào thực hành chánh đạo nhằm để cứu độ chúng sanh. Cho nên, gọi Phục quái là tự thân nó đã có cái lẽ hưng thịnh và thông suốt tự nhiên từ bên trong rồi.
Tuy nhiên, khí chơn dương mới vừa được sinh ra còn rất yếu, nhiều gian truân, dễ bị bẻ gãy. Tức đây là giai đoạn đầu tu luyện, dễ bị nhiều thứ can nhiểu mạnh nên người tu rất dễ dàng bỏ cuộc.
Cho dù vậy, cũng nhờ có Chánh pháp và lực lượng đồng loại đang ngày càng lớn mạnh, nên cũng không hề gì và cũng không bị lỗi với đạo .v.v...
Tiến trình này của Phục quái, sẽ đi từ hào dương đầu cho đến hào lục chót thành thuần Kiền quái thuộc dương, thì mới Phục hồi viên mãn.

4/. Nhập định
Trước khi luận về nhập định, người tu cần phải biết rõ đặc điểm về trạng thái của khí Tiên thiên như nào, để khi dùng nguyên tắc của Thuần Cấn để đi vào nhập định mới khả dĩ nhận dạng mà đồng hóa cùng với Nó được. Nhưng trước nhất, cần lưu ý:
Người tu luyện yêu cầu phải bước qua cánh cửa của Thiên Nhân Giới và cũng được gọi là Huyền Quan Nhất Khiếu. Tức là tâm điểm của Thái cực, cũng tức là trạng thái sẽ đi vào nhập định.
Nếu không bước qua cánh cửa này, thì mãi mãi sẽ là phàm phu, bước qua được dần dần mới thoát phàm nhập thánh.
Đặc điểm của Huyền quan nhất khiếu dựa theo Tính Mệnh Khuê Chỉ của Đạo gia, thì tâm điểm của Thái cực chính là cánh cửa Huyền quan nhất khiếu. Đó cũng là nơi vạn vật đều xuất phát ra từ nhất điểm linh quang ở giữa lòng vô cực. Và khi muốn trở về cũng nhất định phải bước vào trở lại cửa này.
Theo lời kinh viết: Huyền quan nhất khiếu vốn Nó chẳng có đầu đuôi, chẳng biến đổi, không phải có mà chẳng phải không; không tròn, không vuông; chẳng thiếu, chẳng thừa; không tăng, không giảm; chẳng đi, chẳng lại;
Chẳng diệt, chẳng sanh; không trong, không ngoài; không trên, không dưới; không màu, không sắc; không tiếng, không hơi; như có. như không; tợ còn, tợ mất...Dùng thì vận hành, thu thì ẩn tàng, vào ra bất trắc, chẳng ai biết được quê hương.
Từ cổ chí kim, luôn độc lập trường tồn giữa trời đất, làm trung tâm điểm cho vạn hữu, vạn vật, làm căn bản cho cuộc sinh hóa ra trời, đất, con người, vạn vật...tất cả đều phải nương tựa, nhờ cậy để sanh thành:
“Phương vị chính Huyền quan, nhân kỳ vô thủ vô dĩ, bất biến bất canh, phi vô phi hữu...” .v.v...
Đây cũng là đặc điểm về trạng thái vĩnh hằng, bất biến của bản thể vũ trụ trong thế giới nhất nguyên. Và đây cũng là cơ sở nhận dạng giúp cho đệ tử chân truyền của Đạo gia hòa vào bản thể vũ trụ.
Đặc biệt, đây cũng là đáp án mà đức Phật Tổ Như Lai khi giảng về bản thể và hiện tượng, trong đó Ngài cho rằng:" ai hiểu thấu thời giác ngộ", còn ai không hiểu thấu thì chớ nên bàn việc tu hành giải thoát.

Bài giảng như sau:” Trong chổ không có vẫn có, trong chổ có, không vẫn không.
Trong chổ không có sắc vẫn có sắc, trong chổ không có không vẫn có không.
Cái không phải là có vẫn là có, cái không phải là không vẫn là không.
Cái không phải là sắc vẫn là sắc, cái không phải là không vẫn là không.
Không chính là không, sắc chính là sắc.
Sắc không phải là định sắc, mà sắc tức là không.
Không, không phải là định không mà không tức là sắc.
Biết cái không, không phải là không, biết cái sắc không phải là sắc, thì danh mới được soi sáng, có soi sáng thì mới đạt được diệu âm”.
Đi vào nhập định.
Khi đi vào nhập định, người tu cần phải yêu cầu thực hành theo nguyên tắc của Thuần Cấn quái. Thuần Cấn được sắp sếp cấu tạo từ 2 thể Cấn chồng lên nhau.

Trước hết nói về đặc điểm của núi.
Đó chính là hình ảnh Núi non trùng điệp, tất cả đều có chung một tư thế rất hùng dũng, uy nghi, vững vàng và bốn bề đều chỉ thấy lưng, không thấy mặt.
Với tư thế này, cho dù có trời long, đất có lở cũng không thể làm gì chấn động đến Núi được.
Và như thế, nó cứ an nhiên tự tại, an định như vậy mãi và mỗi ngày cứ mỗi to lớn, cao lên đến nổi trời còn phải nhường khoảng không cho nó tự to cao lên mãi.
Từ đặc điểm này, lời kinh của Thuần Cấn quái viết: “Cấn kỳ bối bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình bất kiến kỳ nhân, vô cữu.”
Đại ý, khi muốn nhập định được vững vàng như Núi, thì trước tiên người tu phải ngồi ở tư thế song bàn cho thật vững chắc và ngồi trong tư thế Ngũ khí triều thiên. Tức ngồi để 2 huyệt Dũng tuyền, 2 huyệt Lao cung và Bách hội đồng hướng lên trời để sẵn sàng tiếp nhận khí Tiên thiên từ vũ trụ.
Trùng Cấn, tức núi non trùng điệp, nhưng chung quanh chỉ thấy lưng không hề thấy mặt, do đó khi ngồi trong tư thế sẵn sàng nhập định thì người tu phải quay mặt vào trong, xung quanh chỉ thấy lưng không thấy mặt tựa y như lưng núi. Tức là đóng hết các giác quan, không một ý niệm nào tồn tại, rồi dần dần đi vào nhập định.
Thời gian đầu rất khó định, có thể dùng phương pháp nào đó để có thế: nhất chính áp bách tà, làm cho tạp niệm không được dấy lên. Từ từ sau đó đi đến hoàn toàn không còn một tạp niệm hay bất cứ ý niệm nào.
Nếu còn khởi lên là chưa phù hợp, chưa đạt đến trạng thái như như tịch tinh của khí Tiên-thiên khi còn hổn-độn, chưa có Trời Đất, người vật, không sắc, không thinh, chẳng hay chẳng biết...không tiếng không hơi, như còn như mất...tức là chưa đi vào nhập định được.
Và khi đã nhập định, phải đi tới mức độ không còn biết đến thân mình, cho dù thân có bước ra nơi chỗ đông người như đình, chùa, chợ, quán cũng không nhìn, không nghe, không thấy một ai.
Định đến trạng thái này rồi, cho dẫu núi Thái-Sơn có sập trước mặt mình, cũng không kinh; nhưng chẳng phải chẳng kinh, mà nghe thấy nó sập mà như chẳng sập.

Tóm lại, Đạo gia lấy thuần Cấn quái làm tiêu chí nhập định cho người tu luyện bước vào cánh cửa Huyền quan để câu thông, thu nạp và đồng hóa nguồn năng lượng vật chất siêu vi từ khí Tiên thiên, nhằm để đồng hóa đến đâu, thay thế đến đó toàn bộ các tế bào của thân thể.
Đến lúc này, người tu luyện xem như đã viên mãn, đắt đạo thành Tiên, được ra vào giữa 2 thế giới Đơn nguyên ở không gian khác của vũ trụ và Nhị nguyên ở không gian này của nhân loại.
Và cũng tất nhiên, khi đồng thể cùng vũ trụ trong thế giới nhất nguyên, thì đương nhiên người tu cũng không còn bị qui luật sanh tử của không gian nhân loại này tác động và chi phối.
Do đó, họ được thọ hưởng cuộc sống trường cửu, mãi mãi thanh xuân, không già, không bệnh cũng không chết (trường sanh bất tử), và được thọ mệnh ngan bằng cùng trời đất (thọ tề thiện địa).
Vì thế khi tu viên mãn, Đạo gia lấy hình tượng một người đứng bên cạnh núi mà cấu tạo thành danh gọi ấy là:Tiên, để chỉ rằng người tu đã đắt đạo. Tức dùng chiết tự theo chữ Hán: nhơn bằng sơn vốn thiệt chữ Tiên, nhằm để chứng minh rằng: con người nhập định được vững vàng như núi, thì sẽ được thành Tiên, siêu phàm nhập thánh.
Trong một bài kệ, đức Nhiên Đăng Cổ Phật cũng có đoạn nói:
" ...Đổi thịt thay da bền tợ đá,
Gìn lòng dưỡng Tánh sáng như châu.
Còn trời còn đất còn thân thể.
Mến nước mến non, mến nhiệm mầu..."

Tức các tế bào thân thể của người thường khi thay da đổi thịt, nó đi theo chiều hướng sanh lão bệnh tử vì đó là qui luật của không gian nhân loại. Còn khi người tu luyện theo Chánh pháp và đắt đạo, thì dần dần vô hiệu qui luật nà; thay vào đó nó cũng vẫn thay da đổi thịt nhưng theo chiều hướng khác: càng ngày càng cứng bền như đá.
Tức thay đổi bằng một qui luật khác, các tế bào không còn bệnh và tử nữa. Cho nên Ngài gọi còn trời còn đất còn thân thể cũng là cách gọi của Đạo gia là Trường sanh bất tử vậy.

Xưa cũng có một tiểu đồng tu hành đắt đạo, có bài kệ tương tự rằng:
“ Sống lâu như Núi, đến muôn đời.
Chỉ sợ Thầy ta, chẳng sợ trời!
Hôm nọ Lão Quân đi lỡ bước,
Cục vàng mãi lộ, tặng cầm hơi”.
Tức chú Tiểu còn trẻ con vốn rất hồn, nhiên tinh nghịch. Nhưng sau khi đắt đạo rồi, lại còn hồn nhiên tinh nghịch hơn. Vì chú cho rằng:
sở dĩ chú được thành Tiên, là vì từ nay chú được sống lâu, sống bền như Núi.
Lý do chú được thành tựu này là nhờ chú làm nghề trộm cướp, nên mới gặp và lấy được cục vàng của Thái Thượng Lão Quân, là người cai quản đạo Tiên trên trời mà có được.
Ý nghĩa này của chú thực quá thâm sâu, đại ý rằng: Ai muống thành Tiên chư chú, thì đều phải học và làm cái nghề trộm, cướp. Nhưng cướp ở đây là ăn trộm, ăn cướp công của Tạo Hóa, qua mặt luôn cả cổ máy huyền vi nhật nguyệt của âm dương, chớ không phải trộm cướp của người nào khác.

Khi xưa có lần đức Phật Tu Bồ Đề cũng có la rầy một môn đồ không được buông lỏng việc tu hành.
Ngài nói:
" Đạo của ta là một đạo phi thường, vì sau khi tu luyện thành sẽ cướp được công của tạo hóa, lấn cả máy huyền vi nhật nguyệt của âm dương. Vì thế ngươi không được buông lỏng việc tu hành, nếu không sau...sẽ bị v.v..."
Đại ý rằng, con người được Tạo hóa sanh thành, dưỡng dục dựa theo chu kỳ sanh lão bệnh tử. Nhưng nếu tu theo đạo của Ngài truyền sau khi tu đắc đạo, người tu sẽ được vô hiệu và cắt đứt hoàn toàn chu kỳ này của Tạo hóa.
Tức là Tạo hóa chỉ có công sanh thành, nuôi dưỡng đến giai đoạn nào đó, tỷ như đến giai đoạn lão là người này tu đắt đạo, thì xem như họ sẽ không còn bị cuốn tiếp theo chu kỳ bệnh và tử của Tạo hóa an bài nữa. Cho nên gọi là cướp được cõng của Tạo hóa là như vậy...

Ngoài ra cũng cần tham khảo thêm về tịnh tọa công phu của Trùng-Dương Chân Nhân, vị chơn tu của Đạo gia xưa đã đắt đạo, nhưng vẫn còn ở tại thế gian thu dạy môn đồ.
Bài giảng như sau: “Trước phải ngồi Tịnh, các việc quên hết đặng niệm về chỗ "Tổ khiếu". Tức an thần tổ khiếu, Tổ khiếu nằm ngay ở phía ngoài hai mắt là nơi để luyện tính, là gốc để giữ mệnh.
Hễ phàm tâm tử thì Đạo-tâm mới sanh. Nên ngồi niệm cho dày đặng rán ngồi lâu, cái thân không mỏi; mở bớt dây lưng nút áo cho khí nó vận chuyển thông hành đầy đủ.
Giờ Tý là lấy chỗ dương khí mới phát sanh, ngồi ngó ngay hướng Đông mà đoạt chỗ thanh khí của trời đất. Hai chơn kiết-già là thâu dưỡng thần khí; sửa ngay thẳng đặng khí lưu hành đi các chỗ đều thông mà không bị bí tắc.
Hai tay kết lại, khấu xỉ giáng cam lồ, bắc cầu lên trời môi răng khấu nhau cho chỗ trùng lầu không hao khí.
Miệng là chỗ khí ra, hễ miệng hở thì khí tán, nên phải ngậm bế môi miệng lại.
Ngoài ra còn phải ít nói cho khí tụ, thì mới không bị lậu ra, bớt lời, bớt việc, là dưỡng đặng tinh.
Hơn nữa, có câu rằng: Khẩu khai Thần Khí tán, Lưỡi động thị phi sanh. Cho nên, nếu tinh không lậu ra lỗ tai, không theo sắc tướng, mà ngưng thần, thần không lậu nơi con mắt, các việc đều không, thì kêu là: "Vô-Lậu Chơn-Nhơn".
Lỗ tai nghe vô trong vì lỗ tai thuộc thận, nếu nghe tiếng nói thì hao tinh, nên phải nghe vô trong chẳng nghe ra ngoài.
Âm dương hội hiệp là chẳng cho mờ tối, con mắt là Tổ khiếu của Thần, hễ nhìn ngó sắc lâu thì Thần theo sắc mà tán, như đặng quang minh thì thần đặng tròn sáng, còn nhắm lại thì thần phải mê muội;
Buông cái rèm xuống là chẳng làm tối chỗ sáng của thần quang, đem thần quang soi xuống đơn-điền là cũng như nhựt nguyệt trên trời sáng tỏ, mà soi thấu muôn vật, sanh đặng các loài.
Đó kêu là tịnh tọa công phu, phải đừng vọng niệm. Nếu như còn ý tán loạn thì chơn-thần chẳng thuần dương, mà việc công phu cũng khó thành.

Luận về tu Tính, hay còn gọi tu Tánh.
Như trên đã nói, nguồn gốc con người khi còn ở khí Tiên thiên vốn rất thuần thiện. Nhưng sau khi được phân chia ra đi sanh hóa thành đời sống vạn vật, thì mỗi chủng tử đều sẽ tiềm ẩn trong mỗi con người và gọi đó là thể Tánh, là bản Tánh, bản Tính cũng vậy.
Cho nên khi mới được sanh ra, ai ai cũng đều có Tánh bổn thiện, hồn nhiên, vui vẻ, không biết lo âu phiền muộn là gì, giống như bản tánh tiềm ẩn của Tiên thiên. Nhưng sau khi lớn lên, con người dần dần bị nhiễm trần, tâm tánh không còn thiện lương thuần khiết nữa, nên phải chịu trầm luân theo chu kỳ sanh diệt của vũ trụ.
Nay, muốn quay về tất nhiên cũng phải khôi phục lại bản tính này của Tiên thiên, mới về được.
Cũng cần nhắc lại, khi còn ở thể nhất nguyên, khí Tiên thiên chỉ có trạng thái như như tịch tịnh, còn các đặc tính khác nó chỉ tiềm tàng, vì nơi đây vô hình, vô tướng khác với không gian nhân loại, nên không có xuất hiện bản chất hay đặc tính gì của Nó như thế nào cả.
Cho nên có thể gọi bản Tánh con người là có nguồn gốc Tiên-thiên, nhưng không gọi là Tánh của Tiên thiên.
Vì nơi đó là bầu không gian hổn-độn,chưa khai mở nên không có Trời Đất, người vật, không sắc, không thinh, chẳng hay chẳng biết,..vì vậy ở Tiên thiên cái Tánh này không hề tồn tại.
Còn như nói Tiên-thiên có Tánh, thì sẽ không còn là Tiên-thiên nữa, vì chỗ đó thuộc về hữu hình hữu tướng rồi.
Và phải chờ cho đến khi khí Tiên thiên hoạt động, đi tạo dựng thế giới hữu hình của nhân loại, thì đặc điểm về chủng đặc tính này mới xuất hiện trong mỗi con người và có danh gọi đầu tiên trong thuần Kiền quái của đạo Dịch gọi đó là: Tính của Trời, hay là Tánh củaTrời.
Cần lưu ý: Theo lý giải của Dịch, trời trong kinh Dịch là lấy hình thể trên khoảng không bao la kia, là nơi tàng chứa khí thanh dương của vũ trụ mà gọi, tuyệt nhiên không phải gọi nơi đó có ông trời nào thật trên đó. Kể cả thượng đế hay quỉ thần cũng vậy.
Về sau, các tôn giáo đều mới cho rằng trên đó có ông trời thật, có thượng đế và quỉ thần thật, nhằm để răn dạy giúp cho con người hướng thiện là chính.
Như trong thuần Kiền quái ghi:” nếu nói tách ra về phần hình thể khoản trên không trung ấy gọi là Trời, về phần chủ tể của khoản không ấy gọi là Đế, về phần công dụng khoản không ấy gọi là Quỉ thần, về diệu dụng của khoản không ấy gọi là Thần, về tính tình khoản không ấy gọi là Kiền...”
Điều cần đặc biệt lưu ý, đạo Dịch là bộ môn triết học, có xuất xứ từ các nền văn minh tiền sử trong thời kỳ cổ đại của Á Đông, chuyên khám phá, phát hiện ra đời sống của vũ trụ và sinh mệnh của con người.
Đây là bộ môn triết học, cho nên các vị chơn tu đắc đạo mỗi khi phát hiện nguyên lý nào, các định luật, qui luật vận hành biến hóa nào của vũ trụ là các vị dùng hình tượng và về sau dùng văn tự để ghi lại một cách rõ ràng, minh bạch nhất để lưu truyền cho hậu thế.
Do đó, nên đạo Dịch không có việc mờ ám, thiếu minh bạch, trừu tượng, mơ màng nào dẫn đến dị đoan, mê tín cho người đời sau trong đó cả.
Duy có điều, bộ kinh này được ghi lại tại không gian nhân loại và cũng chủ ý truyền lại cho con người trong không gian nhân loại này. Cho nên nội hàm bên trong đều có liên hệ và tác động cụ thể, trực tiếp đến đời sống của vũ trụ, trong đó có mỗi con người.
Nhưng có điều, trong không gian, thời gian của nhân loại thuộc về thế giới Nhị nguyên, còn những gì trong đạo Dịch ghi chép lại là từ tầng không gian khác của vũ trụ, thuộc về thế giới nhất nguyên hay còn gọi là đơn nguyên.
Chính vì thế, con người trong thế giới nhân loại không phải ai cũng có thể đọc và hiểu được nội hàm bên trong của Dịch, trừ khi họ chịu nghiên cứu và học tập bài bản,thì mới khả dĩ có thể thông suốt được.
Và một khi đã thông hiểu được, thì xem như những người này đã lào thông cơ bản được tất cả đạo lý của con người, cho dú đó là dân tộc, hay tôn giáo nào. Và cũng tất nhiên, mới gọi họ là những người tiến gần đến thiên lý là vậy.

Đây là những người Nho gia gọi là quân tử hoặc là thượng sĩ, tức chỉ những trí thức thời xưa, thông hiểu mọi đạo lý trong thiên hạ.
Đức Lão Tử nói:” Thượng sĩ văn đạo, cần nhi hành chi;
                            Trung sĩ văn đạo, nhược tồn nhược vong;
                             Hạ sĩ văn đạo, đại tiếu chi;
                             Bất tiếu, bất túc dĩ vi đạo.
Tức Bậc thượng sĩ sáng suốt học rộng hiểu nhiều, nghe đến đạo là hiểu được nên gắng sức thực hành.
Kẻ tầm thường nghe đạo thì nửa tin, nửa ngờ, vui thì theo buồn thì bỏ.
Kẻ ngu dốt, tối tăm nghe đến đạo cho là mê tín, lạc hậu, hoang đường, không hợp thời và cười rộ, chế diểu rồi bỏ đi.
Cho nên khi nói đến đạo, nếu không bị hạng tối tăm này cười nhạo, thì đạo sẽ không còn là đạo nữa.
Có bài thi rằng:
Người thượng đẳng khi nghe biết Đạo,
Liền ân cần tiết tháo, làm theo.
Người thường biết đạo ít nhiều,
Nửa quên, nửa nhớ, ra chiều lửng lơ.
Người hèn kém hễ cho nghe Đạo,
Liền cười vang, chế nhạo rỡn chơi.
Đạo Trời ẩn ảo, đầy vơi,
Không cười đâu thấy Đạo Trời huyền vi.

Vì vậy nên trong tu luyện, Đạo gia lấy thuần Kiền quái và hình tượng của 6 hào dương bên trong làm mục tiêu cho người tu phải hướng đến. Tức phải song song vừa tu Tánh vừa luyện Mệnh, nhưng lấy tu Tánh làm trọng tâm hàng đầu, kế là tu mệnh.
Và tu cho đến khi toàn bộ thân thể, tâm tánh đều được thuần dương, trong suốt, không còn một tỳ vết trọc âm nào tồn tại đúng như thuần Kiền quái, thì mới gọi là đắc đạo.
Trong việc tu Tánh, người tu phải khắc sâu 4 đức lớn của trời ở thuần Kiền quái để yêu cầu bản thân, trong suốt quá trình tu luyện.
Bốn đức tình của trời trong thuần Kiền quái là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh.
Theo lời của thánh Chu Hy: Bốn đức tính này chỉ cần lấy đức nguyên làm quan trọng nhất, kế tiếp đức trinh là trọn đủ.
Vì sao?
Đức của trời vốn rất hiếu sinh, không hiếu sát. Vì thế đức nguyên của trời là sự khởi đầu sanh hóa cho muôn vật, muôn việc bằng đức chí thành, chí thiện. Do đó đối với muôn vật, muôn việc đều có nguồn sinh khí lưu hành thông thương, không nơi nào mà không đến được.
Đức này trong mỗi con người là lòng chí thành, chí thiện, từ bi, chân thật . Nếu dùng đức này làm khởi đầu cho trăm việc, thì sẽ không một một nơi nào không ở trong tình yêu thương.
Kế tiếp, lấy đức Trinh làm điều chánh đáng, Trinh cũng tức là nhẫn nại, kiên trì, bền vững cho đến khi chung cùng sự việc .
Ở nhân đạo là chữ Trí. Tức là con người biết dùng trí tuệ để làm, theo điều chính đáng một cách nhẫn nại, kiên trì giữ cho bền vững đến cuối cùng, thì 2 đức này đã bao trùm lên 4 đức tính của trời là vậy.
Theo lý của vũ trụ, nếu không có đầu thì sẽ không có chót và ngược lại không có chót, cũng chẳng có khởi đầu. Còn tốt xấu, chính tà là tùy theo bối cảnh.
Ở nhân đạo, nếu người ta không lấy lòng chí thành, chí thiện, từ bi thương người làm đầu cho mọi việc thì đến cuối cùng cũng không có điều gì chánh đáng, tốt đẹp để cho họ kiên trì gìn giữ lâu bền mãi mãi được.
Tóm lại, trong nội hàm tu Tánh người tu cũng chỉ cần in thành nết hai đặc tính này của trời đất là đức Nguyên, tức lấy lòng chí thành, chí thiện từ bi, chân thật khởi đầu cho trăm việc.
Kế tiếp là lấy đức Trinh làm điều chánh đáng và sự nhẫn nại, kiên trì bền vững mà thực hành cho đến khi chung cùng sự việc, thì sẽ tìm được Chân Tánh và đồng hóa được cùng bản thể với Trời.
Thực ra, việc đề cao tâm tính trong tu luyện cho phù hợp với thiên lý của con người vốn đã có từ thời đại rất xa xưa, được Nho giáo cụ thể ra từ đạo Dịch.
Trước hết là họ căn cứ theo giới tính của nam nữ trời sinh, nhằm giúp cho ai cũng hành xử tốt, phù hợp với thiên lý trên các mối quan hệ.
Cụ thể nam giới sẽ được xã hội đào tạo ngay từ lớp vỡ lòng về tam cang, dựa theo Tam bảo của trời để phân ra nặng nhẹ; Ngũ thường là dựa theo tính chất của trời trong thuần Kiền quái để in thành nết.
Nữ giới cũng vậy, học theo đạo tam tùng, tứ đức cho phù hợp với đạo thuần Khôn của đất.
Trong thời gian đầu, trước thế kỷ 20 hàng ngàn năm trước, nam nữ ai ai cũng đều thắm nhuần đạo lý này và cũng rất phù hợp với Đại đạo, nếu sau này có ai bước vào tu luyện.
Do đó, khi đã có nền tảng này và muốn khôi phục lại bản tính cho phù hợp với Tiên thiên, đồng thời cũng trừ bỏ tâm tính người thường, thì người tu luyện phải thực hành theo nguyên tắc của Thiên Lôi Vô Vọng quái, trong đạo Dịch.
Vì lúc này, cho dù người tu có nằm lòng đạo lý thế gian, cũng không thể dùng những đạo lý đơn thuần này vào trong tu luyện được.
Trái lại, còn phải xem nhẹ rồi từ bỏ tất cả những lập trường, quan điểm và tâm tánh của thế gian mà phần lớn được hình thành từ những đạo lý này, thì mới có thể tiến nhập vào tu luyện trong Chính pháp được.
Do đó, người tu phải lấy nguyên tắc trong Vô Vọng quái và tất cả 6 giai đoạn trong đó để yêu cầu bản thân mình.
Tự quái truyện trong Vô Vọng nói: Biết trở lại với đạo thì chẳng còn làm điều càn quấy nữa, vì đã phù hợp với chính đạo, cho nên đây là quái tiếp theo của Địa lôi phục .
Và lời kinh Vô Vọng viết như sau:
“Vô Vọng nguyên hanh, lợi trinh, kỳ phỉ chính , hữu sảnh, bất lợi hữu du vãng.”

Đại lược có 2 ý.

-Thư nhất, Vô vọng có nghĩa là lúc con người đã thành tâm không dám làm điều càn bậy, tức thực lòng không còn làm điều gì sai trái, càn quấy nữa.
Thông thường, tất cả đạo lý của Chính giáo đều dựa vào Đại đạo của trời đất, vũ trụ mà xây dựng thành. Con người đều biết dựa theo các đạo lý ấy mà làm mới gọi là đúng, xa rời đó gọi là sai.
Vì vậy, tiêu chuẩn chọn đúng sai của con người đều phải dựa vào đó mà phân biệt sự việc đúng, sai, người tốt, kẻ xấu, người chính, kẻ tà.v.v...

Cũng vậy, người tu luyện khi đã chọn con đường Vô vọng, tức là họ đã thành tâm không làm bất cứ điều gì càn quấy, nên phù hợp cùng với tánh trời. Khi đã phù hợp trời, thì việc đề cao tầng thứ trong tu luyện sẽ đem lại kết quả rất thông suốt và tốt đẹp.
Tuy nhiên, dưới điều kiện người tu phải tu đúng theo chánh pháp, và cũng phải thực hành đạo lý này thật bền bĩ, kiên trì cho đến ngày viên mãn, thì mới thành tựu được. Ngược lại, nếu tu không đúng chánh pháp thì dù người tu có ra sức bền bĩ đến đâu, cũng không đem lại kết quả gì, mà chỉ cũng là mài gạch làm gương.
Hơn nữa, người tu không đúng chánh pháp, dù vô tình hay hữu ý cũng nói lên việc này căn bản là sai và thiêng về tâm bất chánh. Cũng tức là người tu bị mê lầm sang đường càn quấy và cũng có thể nói, họ có tà tâm nên mới đi theo tà pháp, cho dù có cố ý hay không.
Trong thời mạt pháp này, nhìn ra bên ngoài đều nhìn thấy chơn sư giả khắp nơi, lừa gạt người qui y theo mình cho thật là đông cũng vì danh, lợi.
Từ chùa chiền đến am cốc, nơi đâu cũng tự cho mình đắt pháp mật truyền, ai qui y theo sẽ thành chánh quả, thành phật, thành tiên. Nhưng khi hỏi thế nào là phật là Tiên, thì tất cả đều nói ra mỗi người mỗi kiểu, đại ý tu cho đến "bỏ xác phàm" tức tu đến chết mới thành (!?).
Còn người nào đồng ý, thì thầy lập tức chọn ngày lành tháng tốt, làm lể đại thệ nguyện để thí phát qui y ngay.
Đại ý qui y là người theo sẽ lập lời thề suốt đời tu theo đạo của họ, thề với phật không tu theo bất cứ môn phái nào. Vì họ cho rằng tất cả môn giáo khác điều là bàng môn tả đạo, duy nhất chỉ có mình họ mới là chánh pháp, chánh giáo mà thôi.
Nhưng hởi ôi, tu hành thế nào mà từ đời này sang đời khác, cả thầy và trò đều cứ già, cứ bệnh, cứ chết luôn luôn! Cũng tức là thầy còn chưa tự độ mình được, thì còn đi độ ai?
Họ có biết Chơn sư, hay Minh sư là gì không?
Chơn sư là người thật sự tu luyện được Chơn Tánh. Minh sư là người tu luyện được Âm Dương hiệp nhất. Tức cả hai đều là người đã đắt thành Phật thành Tiên.
Nếu hiểu được ý nghĩa này, chắc các vị ấy cũng không dám có gan nhận mình danh gọi ấy.
Xưa có vị chơn tu đắt đạo khi nhìn đâu cũng thấy cảnh này, nên than rằng: " Thử hỏi cửa thiền tu cầu vô số, nhưng cuối cùng già, bệnh...luôn luôn..."
Cho nên, người tu vốn đã hành đạo bất chính là đã có lỗi với chánh đạo, thì lại càng không nên bước ra rao giảng, truyền pháp, thu nhận môn đồ. Làm như vậy không những không lợi ích gì, trái lại việc lỗi đạo càng ngày càng tích chứa nhiều hơn.
Đó là lỗi ép buộc người không được tìm tu theo chánh pháp, trái lại còn làm cho họ vô tình bị lời thề kia trói buộc. Đến khi chết rồi là phại chịu muôn kiếp bị trâm luân.
Thâm chí, người phật tử tại gia đơn thuần cũng bị các chơn sư giả này bày ra y vậy, cũng lập đại thệ nguyện qui y theo họ cho đến hết đời hết kiếp mới xong!
Nhưng nếu các vị chơn sư giả kia họ giảng rằng: qui y theo họ là để tu thiện, tích đức lại cho đời sau thì không có vấn đề gì, lại còn được thêm phước báo vì đó là sự thật, và cũng sẽ không mang theo tội lừa gạt, nhiều nghiệp lực như đã nêu trên.
Ngoài ra, tu luyện mà không đắc chánh pháp, thì không những rất khó loại trừ điều càn quấy, mà nó sẽ còn dẫn đến việc người tu chung cầu thủy đãi đối với đạo mình đang theo, đó cũng là lẽ thường tình. Vì lý của vũ trụ: Có Chánh thì mới có bền, bất chánh là không thể bền lâu được.

-Thứ 2: Vô Vọng cũng có nghĩa là: Thực lý tự nhiên. Tức người tu hoàn toàn không còn một vọng tưởng nào và cuối cùng: đạo Vô vọng không cầu mà tự nhiên đắt được.
Có nghĩa, tu luyện trong chánh pháp, yêu cầu người tu phải hoàn toàn vô vọng tưởng thì mới tìm được Chơn Tánh, kết được Linh Đơn mà đắt đạo.
Tức là mọi vọng tưởng, mọi truy cầu, vọng cầu, hữu cầu, nhu cầu, sở thích, thói quen...nó dấy lên từ thất tình lục dục thuộc về nhân tâm, bước đầu phải cần xem nhẹ, rồi sau dần dần từ bỏ hoàn toàn mới được coi là: Đạo vô cầu nhi hữu đắc.
Ngược lại, còn một vọng niệm nào cũng không đắc được thứ gì, đó là khẳng định.
Ngoài ra thọ trì được chánh pháp, đây cũng là điều cực kỳ quan trọng, thiết yếu để loại trừ hết những điều càn quấy mà người tu luyện không cần phải ra sức mong cầu cưỡng diệt nó.
Tức giai đoạn đầu, họ chỉ cần chú tâm đến đạo lý này, rồi sau đó tiếp nhận tiên thiên khí đồng hóa các tế bào thân thể được phần nào đó, thì tự Nó sẽ loại trừ hết mọi vọng tưởng do thất tình lục dục, hay tâm viên ý mã phát sinh.
Xưa cũng có một bài kệ nói rằng:
“Vọng tưởng chẳng cấn cưỡng diệt,
Chơn Như hà tất tìm cầu.
Trước lo tu Tánh, Bản nguyên,
Mê ngộ nào chia sau trước.
Ngộ, phút giây thành chánh quả.
Mê lầm vạn kiếp chịu trầm luân.
Nếu như ý nghĩ hợp Bản chân,
Muôn nghiệp đều tiêu tan hết”.
Đại ý:
Khi thọ trì Chánh pháp, cũng tức là người tu đã có pháp bảo hữu hiệu nhằm loại trừ mọi vọng tưởng mà không cần ra sức cưỡng diệt, nhưng nó vẫn đương nhiên bị diệt. Cũng không cần mong cầu được đắt đạo, hay tìm kiếm bản thể Chơn như.
Chỉ cần người thực tu có chính niệm, chính hành, tinh tấn trong tu Tánh và luyện Mạng là tự nhiên đắt được.
Do đó, giữa người mê kẻ ngộ không cần phân biệt sau hay trước. Như có ai đó ngộ, hiểu hành theo thì không bao lâu sẽ thành chánh quả. Còn không hiểu, không ngộ là mê lầm thì sẽ tiếp tục bị trầm luân trong hàng ngàn kiếp luân hồi, đó là điều chắc chắn.
Cho nên điều cốt lõi là tu luyện sao cho phù hợp cùng bản thể Chơn Tánh ở tiên thiên, thì cho dù người tu trước đó có bị bao nhiêu tội, trong kiếp tồn động lại cũng đều được xóa bỏ hết mà đắt đạo.
Trên đây là phần khái quát về con đường thứ 2 của vòng Dịch mà Đạo gia đã chọn. Nhằm cứu độ chúng sanh thông qua việc tu luyện, giúp con người siêu thoát khỏi vòng sanh diệt của vũ trụ, đắt đạo thành Tiên, trường sanh bất tử.
Đúng theo lời một vị Đại Phật đã nói:
Điều thứ nhất: Sau khi đắt đạo con người được trường sanh bất tử, tức vĩnh viễn được bảo trì thân thể sau khi được đồng hóa bằng nguồn năng lượng vật chất cao từ khí tiên thiên của bản thể vũ trụ.
Thứ hai là: Được vĩnh viễn không còn chịu đau khổ vì sanh lão bịnh tử. Tức là đã được giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi của qui luật tự nhiên, thọ hưởng đời sống mỹ hảo, trường tồn trong thế giới Thần Tiên, tùy theo quả vị mà tiến đến.
Còn dựa theo lý luận Đạo gia, sở dĩ con người luôn bị trầm luân, chịu nhiều thống khổ là vì con người cùng vạn vật được cổ máy âm dương, ngũ hành trong vũ trụ liên tục vận hành, biến hóa và cấu tạo thành đời sống, thì đương nhiên con người phải luôn ở trong vòng cương tỏa, khống chế theo chu kỳ sanh diệt của âm dương.
Hay nói cách khác, con người được sanh ra là đã nằm trong qui trình khép kín của định luật tự nhiên, bắt đầu từ: sanh, lão, bệnh rồi đến tử và liên tục quay lại từ đầu mà không một ai thoát khỏi.
Nhưng sau khi tu luyện thành Phật, thành Tiên thì con người đã được vào lòng bản thể vũ trụ, là nơi xuất phát mọi nguyên lý vận hành của cổ máy âm dương. Và đương nhiên, người tu sẽ không còn bị qui luật này chi phối, cho dù họ vẫn hiện diện tại không gian và thời gian này của nhân loại.
Nhưng có chỗ khác không gian của Tiên, Phật vốn không có thời gian và thuộc thể giới nhất nguyên, thường thanh thường tịnh, không tồn tại vật chất đối kháng nhau. Nếu như con người chưa tu thành chánh quả thì không thể tiến vào nơi này được.
Nhưng trái lại, những vị này luôn được tự do qua lại giữa 2 không gian này bằng vô hình tướng, hoặc có hình tướng tùy theo, khi cần thiết.
Như vậy trong quá trình tu luyện, con người có nhục thân là tứ đại, sẽ được biến đổi thành thân kim cang bất hoại. Có nghĩa lúc này, các tế bào thân thể không còn bị phát triển theo chiều hướng sanh lão bệnh tử nữa, mà nó sẽ được thay đổi bằng năng lượng vật chất tinh vi từ lòng bản thể vũ trụ, thay thế vào.
Đây là thứ năng lượng từ khí tiên thiên của không gian vũ trụ, nó hoàn toàn không chịu bất cứ tác động nào từ không gian và thời gian này của con người.
Do đó, thay vì các tế bào phát triển bình thường theo chiều hướng sanh diệt, thì từ nay nó sẽ phát triển theo chiều hướng siêu thường, tức ngày càng cứng, chắc như đá, vững bền như non, như núi và được gọi đó là: thân kim cương bất hoại.
Vì vậy mới được giải thoát khỏi chu kỳ sanh diệt của qui luật của tự nhiên.

- xưa đức Nhiên Đăng Cổ Phật có bài kệ rằng:
” Tu đời Bàn Cổ biết bao lâu;
Hai mái Âm Dương hiệp một bầu;
Đổi thịt thay da bền tợ đá;
Gìn lòng dưỡng Tánh sáng như châu.
Còn trời còn đất còn thân thể;
Mến cước mến non, mến nhiệm mầu.
Đoái tại thương người tu kém phước;
Hoài công tu luyện uổng công thôi.”
Cho nên, không phải con người ai vào tu luyện cũng đều thành Tiên, Phật. Vì đây là đạo phi thường của Tạo Hóa Vũ Trụ, thì tất nhiên chỉ dành cho người phi thường mới làm được. Còn người bình thường ( tức kém phước đức) mà làm công việc của người phi thường là không thể, cuối cùng tu luyện chỉ hoài công.
Trong điện của Phật Tổ Như Lại, không phải đã ghi tên gọi: Đại Hùng Bửu Điện đó sao? Tức người tu phải có đại hùng, đại lực phi thường mới thành Tiên Phật được.
Sơ lược tiến trình tiếp nhận và đồng hóa khí Tiên thiên.
Nói thêm về quá trình tiếp nhận khí tiên thiên của tế bào nhục thể, là nó được diễn biến theo trình tự từ ít đến nhiều, cho đến khi được khí tiên thiên đồng hóa và thay thế toàn bộ.
Quá trình tích tụ này, đến được mức độ nào đó thì không những người tu cảm thấy thân thể chuyển biến một cách rõ ràng, minh bạch những thay đổi từ thể xác đến tinh thần, mà tất cả mọi người chung quanh cũng đều nhìn thấy và nhìn nhận được.
Tuyệt nhiên, không tồn tại câu nói cửa miệng của các chân sư giả trong thế gian rằng: người nào ăn người đó no; ai tu người đó biết; cứ tu đi rồi sẽ biết, chưa tu thì làm sao biết, đừng hỏi. v.v...Nhưng biết cái gì, thì chỉ có họ biết thôi, còn lại không ai hay biết gì cả?
Đặc biệt hơn, ngoài các tế bào người tu không còn bị định luật thành trụ hoại diệt của âm dương chi phối, mà nó còn dần dần vô hiệu hóa tiến trình này từ trước trên thân thể người tu.
Tức là con người sanh ra, lớn lên đến giai đoạn nào đó rồi tu luyện, thì các tế bào sẽ dần dần được trẻ hóa ra, không còn bị già cổi, không còn mang bệnh tật, chết chóc và mọi loại tai ương, họa hại chỉ có thể gặp nguy, chứ không bị hiểm họa gì đến sinh mạng.
Đó là do tác dụng của nguồn năng lượng vật chất siêu vi từ không gian khác của vũ trụ, Nó sẽ vô hiệu hóa mọi nguy cơ nhằm cướp đi sanh mạng của người tu luyện.
Cho dù đó là xuất phát từ định luật: khí nào lý ấy của âm dương, tức nhân quả tuần hoàn của tự nhiên trong vũ trụ.
Hay nói cách khác, người tu luyện đến giai đoạn này là dần dần được miễn nhiễm với tất cả những gì thuộc về không gian, thời gian của con người tác động, từ tinh thần cho đến thể chất.
Vì thế, cơ thể sẽ biến hóa ra những trạng thái tích cực khác như sau:
-Về thể chất, người tu tự thấy cơ thể mình có nhiều thay đổi và chuyển biến rất tích cực.
Vì lúc này, chính khí con người được Tiên thiên nhất khí tăng cường, bổ xung rất dồi dào, sung túc nên nó rất cường thịnh.
Do đó người tu tự thấy thể lực mình rất sung túc, tràn đầy sức sống. Nam giới lớn tuổi tinh khí cũng sung mãn trở lại, nữ giới lớn tuổi mãn kinh nay khí huyết hồi phục sung túc nên kinh nguyệt cũng sẽ có thể trở lại.
Da thịt bắt đầu mịn màng, tiến trình lão hóa dừng lại, cho nên sắc diện ngày càng trẻ hóa, hoặc thôi không thấy già đi nữa.
Có người trước đây thân thể bị trường bệnh, thì nay các bệnh cũ dần dần biến mất, cho dù không điều trị bất cứ loại thuốc hay phương tiện y học nào. Đó cũng là do đề kháng chính khí của cơ thể được nâng cao, nên hệ thống các cơ quan nội tạng cũng đều hoạt động theo chiều hướng tích cực, ăn uống ngủ nghỉ đều có tiết độ, nhịp nhàng.
Đồng thời, thân thể cũng không còn bị các qui luật về thời tiết nắng, mưa, phong, hàn, thử, thấp tác động đến, kể cả do môi trường không khí ô nhiểm, hay bị các chất độc hại xâm phạm. Từ đó, mọi thứ bệnh mới cũng không còn xuất hiện và từ đây có thể gọi thân thể người tu được hoàn toàn vô bệnh.
-Về tinh thần. Từ những biến chuyển tích cực về thể chất, thì tinh thần cũng rất lạc quan, yêu đời, vui vẻ, đầy sức sống như một con người mới hoàn toàn, so với trước đây.
Những bốc đồng, nóng nải, cọc cằn, mất kiên nhẫn... do tình chí dẫn đến dần cũng không còn.
Thay vào đó là sự bình tĩnh, hòa ái, nhân hậu, nhẫn nhịn do tình chí được cải thiện dần theo chiều hướng ổn định tích cực.
Đặc biệt, đối với người bị bệnh lâu năm khó chữa, sau khi bệnh tự lui thì thần khí lộ rõ nét hân hoan, vô cùng hạnh phúc, sung sứơng vì trạng thái vô bệnh, cho dù trước đây có nằm mơ cũng không tưởng ra được.
-Về tu luyện, nếu thời gian đầu người tu phải cố gắng, nổ lực vượt bậc để trấn áp, chịu đựng những cơn tê, đau, nhức mỏi gân cốt dữ dội, làm khổ sở, bấn loạn cả tâm trí nhất là khi luyện tỉnh công.
Song song đó, còn phải ra sức cưỡng diệt những tạp niệm, các vọng tưởng khởi lên trước và sau khi nhập định, rồi bị cảm giác ám ảnh vì thời gian công phu luyện tập quá dài... Nhưng về sau mọi việc dần dần được cải thiện và sẽ cảm thấy thời gian ngắn lại.
Đặc biệt khi được khí tiên thiên đồng hóa tương đối nhiều, thì sẽ có cảm giác thời gian nhập định rất nhanh, định 1-2 giờ chỉ như ngồi trong vài phút.
Đồng thời, cũng không cần ra sức cưỡng diệt các loại tạp niệm mỗi khi nhập định, mà hễ chủ ý thức muốn nhập định là tự đi vào nhập định, muốn ngủ là dần đi vào giấc ngủ, muốn làm gì đó thì đều chuyên tâm làm tốt, thời gian trôi qua cũng rất nhanh v.v...
Đó là do nguồn năng lượng vật chất siêu vi từ khí tiên thiên đã được tồn trử ở các tế bào thân thể, cho nên nó chịu mọi sự sai khiến của chủ ý thức con người. Và khi ở tiên thiên nó không tồn tại thời gian, nên khi được nó đồng hóa, người tu tự thấy thời gian qua rất nhanh là vậy.
Tóm lại về tổng thể mà xét, 3 yếu tố cơ bản này cũng đủ làm tiêu chí để xác định bước đầu, người tu luyện đã thọ trì đúng theo chánh pháp của vũ trụ.
Vì 3 yếu tố này, cũng đã phần nào minh chứng cho người tu từng bước được giải thoát khỏi vòng sanh, lão, bệnh, tử của qui luật vũ trụ.
Ngày nay khoa học cũng đã xác thực: Trong sanh lão bệnh tử, nếu con người có sanh, lão mà không bệnh thì cũng không lý do gì để mà chết được.
Và cho đến khi nào thân thể được khí tiên thiên đồng hóa hoàn toàn, thì người tu mới được viên mãn, đắt đạo.
Sau khi đắt đạo, thì con người sẽ có một thần lực vô biên, thần thông quản đại, tạo ra được rất nhiều kỳ công đại sự mà người thường không thể nào tưởng tượng được. Vì con người đã tiến nhập vào nguồn năng lượng vật chất vô biên, uy lực vô tỷ, từ thế giới nhất nguyên của bản thể trời đất, vũ trụ.
Đây cũng là chỉ dấu cho câu nói của Đạo gia rằng: không gian của trời đất là đại vũ trụ, thân thể con người là tiểu vũ trụ. Nhưng chỉ với điều kiện, khi con người tu luyện đồng thể hoàn toàn cùng vũ trụ thì mới có được thần lực biến hóa như vũ trụ.
Còn chưa tu luyện đắc đạo, thì các cơ quan này không có nguồn năng lượng khí tiên thiên kích hoạt và làm động lực, thì tuy có cùn các cơ quan chức năng của vũ trụ, nhưng cũng không thể nào khai mở ra được.
Ngoài ra, về sanh mạng thì người tu được trường sanh bất tử, tức nếu trời đất còn tồn tại, thì họ cũng trường tồn không bao giờ chết theo trời đất. Đối với môi trường không gian nhân loại cũng vậy, tất cả đao thương, súng đạn, chất độc hay bất cứ tác nhân nào tại đây, cũng tự nhiên không xâm phạm được vào thân thể họ.
Cho nên, xưa đức Phật Tu Bồ Đề cũng nói: “Đạo ta là một thứ đạo phi thường, khi tu luyện thành sẽ cướp được công của Tạo hóa, lấn cả máy huyền vi của Nhật Nguyệt, Âm Dương...”
Đúng như vậy, duy nhất chỉ có đại đạo phi thường này của tạo hóa, vũ trụ mới có đầy đủ bản sự thay đổi Càn Khôn, giúp cho con người mãi mãi được sống, thay vì phải chết đúng qui trình theo định luật tự nhiên của vũ trụ.
Bởi vì đức của Trời đất là hiếu sanh không hiếu sát. Cho nên vật thể vào sanh ra phát triển dũng mảnh, ngay thẳng, tươi tốt thì trời sẽ bồi đắt, vun sới cho nó ngày càng được phát triển thêm lên. Ngược lại, vật nào không chịu phát triển và phát triển một cách cong, queo thì trời sẽ đạp đổ, hủy diệt không thương tiếc!
Chính vì vậy, cho nên vũ trụ có tồn tại chu kỳ sanh diệt, thì song song cũng có chu kỳ phản phục là chỉ để dành riêng cho con người nào biết ra sức tu luyện, phản bổn hoàn nguyên đắc đạo thành Tiên, thành Phật.
Xưa có vị Tiên gia để lại câu thi nhằm tán dương Đại Pháp này của vũ trụ như sau :
“Trời khiến người phàm được phẩm Tiên.
Thành Tiên mới thấy ý Hoàng Thiên.
Chớ chê ta nói lời ngan dọc;
Bền chí thì nên lẽ tự nhiên.”
Con đường này từ xưa được gọi là Đại Đạo, con đường Giải Thoát, con đường Chính Pháp của vũ trụ, hay con đường Đại Pháp của vũ trụ...
Đây là đường độc đạo nhưng có rất nhiều tầng thứ, từ khai thiên tịch địa vốn đã tồn tại và được con người phát hiện ra.
Tuyệt nhiên không phải do con người nào đó, cho dù họ có đầy đủ bản sự gì, cũng không thể tự mình khai sáng ra Đại Pháp này được.
Đây cũng là lý lẽ tuần hoàn, thủy chung của pháp lý vũ trụ, rất cụ thể, thiết thực, không có gì là không minh bạch.
Hơn nữa, bằng luận cứ triết học trong đạo Dịch, Đạo gia đã có cách nhìn nhận về vũ trụ quan rất khoa học, minh bạch, từ lý luận cho đến thực tiễn một cách rất đặc sắc của Á Đông vào tôn giáo mình. Cho dù bên trong đã mô tả trạng thái của một không gian khác, mà mắt thường con người không thể nhìn thấy và tiếp cận được.
Đó là không gian của bản thể vũ trụ tồn tại song song cùng không gian nhân loại, nhưng nơi này không tồn tại thời gian, vì thuộc về thế giới nhất nguyên, còn nhân loại là thuộc nhị nguyên.
Chẳng phải khoa học ngày nay đã công nhận không gian nhân loại đang tồn tại là không gian 3 chiều, 4 chiều, thậm chí cả 11 chiều song song đó sao?
Cho nên, con người hễ hiểu được nguyên lý tu giải thoát có những tiêu chí nhìn thấy được như này, thì cứ tìm chân sư đắt đạo mà tu học. Chỉ cần thực tu, tinh tấn là sẽ có kết quả theo tiến trình như đã nêu trên.
Tuyệt nhiên, không phải đó là chuyện người tu luyện suốt đời cho đến chết, rồi linh hồn hay thể tánh bay trở về trời mới gọi là đắc đạo như các minh sư, chân sư giả trong thế gian đều cho như vậy. Hoàn toàn không phải mà sẽ đắt đạo ngay hiện tại kiếp này .
Vì thân xác con người vốn vay mượn từ vật chất hậu thiên, một khi đã chết thì phải hoàn trả về lại cho hậu thiên. Còn chủng tử được phân chia ra từ Tiên thiên xuống được gọi là phật tánh hay thể tánh thì sẽ bị cuốn trôi vào vòng luân hồi sanh tử, theo luật nhân quả của vũ trụ.
Còn người tu đắt đạo là từ chủng tử này, họ câu thông và thay thế toàn bộ thân thể bằng năng lượng vật chất siêu vi từ khí tiên thiên của vũ trụ. Lúc này thân thể họ sẽ trở thành thân kim cương bất hoại, không có chuyện chết rồi thân xác này trả về hậu thiên và chủng tử đơn độc này bay về trời, lại không còn bị luân hồi thậm chí sẽ thành Tiên Phật được, đó là khẳng định.
Do đó việc đâu tiên là con người muốn tu là phải tìm đạo. Vì đạo không tìm, không gặp; học không hỏi, chẳng biết; học chẳng thấu, chẳng thành.
Cho nên việc tiếp theo là nhất thiết phải tìm được Chân sư hay Minh sư là người đắc đạo truyền dạy, thì học mới thành tựu được.
Không tìm được, thì tốt nhất nên tu theo nhân đạo để hưởng phước báo cho đời sau. Không thể nóng vội nghe theo lời chơn sư giả mà mê lầm, cuối cùng uổng phí thời gian và cả cuộc đời sau cũng không tránh được luân hồi sanh tử.
Ngoài ra, tìm chân sư không đơn thuần chỉ là thọ nhận chơn truyền chánh pháp, mà chân sư còn phải là người có trách nhiệm khai công, khai ngộ cho học trò khi tiếp nhận và tàng chưa khí tiên thiên vào tế bào thân thể; lại còn theo dõi, giám sát và bảo hộ để học trò không bị bất cứ tác nhân nào gây tổn hại đến sanh mạng trong suốt quá trình tu luyện, cho đến khi viên mãn.
Còn đối với người thầy chưa đắt đạo, làm gì họ biết được Chánh Pháp, lại càng không có bản sự gì để tự độ mình, nói chi đến độ cho người khác.
Riêng về thần thông đại hiển sau khi người tu thành chánh quả, nhưng vẫn đang sống trong không gian nhân loại, là điều không được phép công khai hiển thị ra trong xã hội loài người.

Thứ 1, Vì tạo hóa thiết lập không gian nhân loại là để cho con người giác ngộ tìm về với đạo mà tu hành. Nay người tu hiển thị thần thông, thì có còn gì gọi là ngộ tính con người nữa không?.

Thứ 2, trong không gian nhân loại, tạo hóa đã an bài người thường chưa tu đắt đạo, hoàn toàn không có bản sự phi thường này.
Nay người đắt đạo hiển thị, rồi được mọi kẻ thiện ác bất kể loại gì cũng đều theo tu luyện, thì có còn là trật tự của xã hội người thường nữa không, hay là đang phá hoại an bài của tạo hóa nơi xã hội người thường?.
Trong khi tất cả những người sau khi đắc đạo đều phải có bổn phận và trách nhiệm duy hộ trật tự pháp lý này.
Cho nên sẽ không cho phép bất cứ ai thị hiện, nếu không là phạm luật. Chỉ những trường hợp đặc biệt nơi chỗ vắng người hoặc tình thế thật cấp thiết mới thị hiện.
Do vậy, thần thông đại hiển không phải là thứ để hiển thị cho người thường xem, mà là thứ để sử dụng cho mọi nhu cầu riêng dành cho người tu luyện, tại cảnh giới của mình, tùy theo quả vị mà họ tu luyện được.
Tóm lại những yếu chỉ trên, từ xa xưa môn đồ của Đạo gia và mọi người bên ngoài ai ai cũng biết, trong kinh sách cũng đều có giảng những sự thể này. Cho nên, một trong những động cơ khiến cho con người theo đạo chính là vì họ sợ bệnh, sợ chết mà tu.
Đồng thời đối với Đạo gia và Phật gia cũng đều xem đó là ngộ tính của một con người, khi nó xuất hiện ra là chấn động cả thế thế 10 phương. Đây cũng còn là tiêu chuẩn gọi là giác ngộ về đường sanh tử của mỗi con người.
Nhưng xem ra, đâu phải ai ai giác ngộ tu cũng thành chánh quả, trong khi tâm vọng cầu thành tiên, phật cùng các thứ đều chưa thể dứt bỏ được.
Trong khi tu luyện khổ nhất chính là năm tháng dài đằng đẵng trong ma luyện, nhìn không thấy biên giới, nhìn không thấy ngày kết quả cuối cùng như thế nào, nên kỳ thực đó là khổ nhất. Nếu không giữ được tâm tính, cuối cùng ai cũng xao lãng đường tu.
Như lời của Trùng Dương Lão Tổ giảng:
“Hễ tâm ý vọng niệm sanh, thì lập tức tà khí liền sanh hóa ra ma và nhanh chóng xâm nhập vào trong phá hoại. Như vậy, nếu thể Tánh không được giữ gìn thì sẽ bị ngoại ma tới phá, tất nhiên là tâm Tánh sẽ bị mất ngôi vị ở chỗ Tiên-thiên.
Từ đó, nó sai khiến con người không cho nghe đạo, không hiểu được Đạo, nó cướp luôn quyền làm chủ bản thân. Cho nên hễ ai bày việc danh lợi, tài sắc, tửu khí, thì nó tiến đến tham dự mê-man không chịu dứt.
Than ôi! Rồi đây người mộ Đạo sẽ không còn mấy ai; còn người học Đạo thì chẳng ai tin đó là chân thật, rồi không ai còn chịu nghe lời thầy dạy nữa”.
- Về thị hiện người tu luyện vô bệnh.
Trong kinh Thất Chơn có ghi câu chuyện của Vương Trùng Vương Chân Nhân, vị Tiên trưởng đắt đạo và đang thu dạy học trò rất đông cùng tu luyện.
Lão Tổ đã thị hiện ra giả tướng nghiệp bệnh để đo lường lòng dạ kính sư, tín pháp đối với đa số môn đồ còn quá nhiều tâm vọng cầu nên sanh ra lười biếng, tu luyện không tinh tấn, có đuổi cũng không đi.
Một hôm, Ngài bèn nghỉ cách và la lên một tiếng lớn rằng: "Chẳng khá, chẳng khá".
Học trò kinh hải xúm lại hỏi thăm. Thầy nói:Ta bị cảm hơi thấp khí, bịnh ta kiết-uất, trên mình nổi ghẻ.
Nói rồi liền cởi áo cho coi, quả nhiên thấy nổi mục cùng mình.
Có vài học trò lật đật rước thầy kiếm thuốc, tầm hết danh-y uống đủ mà bệnh không hết. Cách hai ngày sau các mục đều lở, máu chảy dầm dề, hôi hám khó chịu.
Khí ấy những học trò này bàn lén với nhau: Thầy chắc là người không có Đạo rồi, nên bị bịnh hoạn như vậy.
Đã tự thân mình còn bảo toàn không đặng thì làm sao đi độ người? Tu hành gì bịnh mình mà không trừ được thì làm sao thành Thần Tiên?
Thôi, chúng ta cùng nhau trở về, kẻo tu lầm là hư việc.
Nói rồi nay một người, mai một người, ít bữa đều về hết chỉ còn lại một số ít người.

- Thị hiện về người tu luyện đắt đạo không chết
Tuy nhiên, những học trò Lão Tổ còn ở lại cũng cứ nặng lòng, sớm hôm cứ lo phụng sự cho thầy, dẫn đến xao lãng việc tu luyện mà không cách gì dạy được.
Một hôm Ngài nghĩ, nếu không giả chết thì bọn họ tu luyện sẽ không thành chánh quả.
Rồi Ngài gọi hết mọi người vào căn dặn hậu sự, sau khi Ngài thành đạo là phải khâm liệm tử tế và khiêng quan tài về chôn tại quê nhà, cách đó độ mấy mươi ngày đường.
Nói vừa dứt lời, liền cười một tiếng rồi thành đạo. Các học trò đều làm y theo lời thầy dặn.
Hàng ngày trên đường đi, hễ cứ đến giờ cơm là có người đem ra cúng dường, không một ngày nào sót. Trong số có học trò út là Khưu Trường Xuân thấy vậy vô cùng thắc mắc và lấy làm lạ bèn hỏi người cúng dường, làm sao biết đoàn người khiêng quan tài đi qua mà ra cúng?.
Người này nói trước đó có vị đạo nhân đến nhà cho biết, người học trò này tức mình theo rình xem người đó là ai.
Té ra người đó chính là thầy mình, nhưng cũng không tin bèn chạy theo tới nắm áo quì xuống thưa rằng: Có đệ tử lại hầu.

Trùng-Dương Chân Nhân ngó lại thấy rất giận, trách rằng: Ngươi thiệt là đồ tạo nghiệt, chẳng biết việc trời đất dinh hư tiêu trưởng thế nào, chỗ đạo ta cần giấu, nay ngươi làm như mình lanh giỏi, tiết lậu Thiên-cơ, như vậy ngày sau tu hành phải bị 3 năm ma khảo, việc đó vốn tại mình làm ra tội, chớ có trách ai.
Nói rồi Ngài hóa trận thanh-phong biến mất.

- Về việc người tu luyện bách độc bất xâm thân thể.
Trong triều đại nhà Đường, thời vua Đường-Minh-Hoàng ở ngôi, nội triều văn võ bá quan đều thấy có Trương-Quả-Lão là người đắc đạo thành Tiên. Đường-Minh-Hoàng muốn thử, bèn lấy thuốc độc bỏ trong rượu, biểu Trương-Quả-Lão uống.
Ông biết trước, uống liền ba chén rồi nói rằng: "Tửu-hào không tốt". Nói vừa dứt lời, hôn mê nửa khắc, răng trong miệng đen hết. Chừng tỉnh dậy, ông lấy thiết-như-ý nhổ hết răng đen, ông ngậm miệng một hồi mọc răng trắng lại hết.
Chừng đó Đường-Minh-Hoàng mới tin ông thiệt là Thần Tiên giáng thế.

- Thị hiện về độc dược bất xâm và pháp thi giải giả chết.
Trong kinh pháp chơn truyền sơ tổ Đạt Ma có ghi câu chuyện vừa thi giải, vừa độc dược bất xâm. Đại ý như sau:
Trên đường qua Trung quốc truyền đạo Phật, Đạt Ma Lão Tổ là một trong 28 môn đồ đã đắc đạo của Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ qua Trung Quốc truyền đạo. Sau đó có gặp Dương Yên Chi nghe giảng đạo mấy ngày rồi xin thọ pháp qui y.
Nhưng không ngờ sau đó lại có tà tâm đầu độc Lão Tổ để vọng cầu được nhà vua phong chức quốc sư, hưởng lộc thanh nhàn, cho xứng đáng công tu hành cực khổ bấy lâu.
Yên Chi sắp đặt vừa xong thì Lão Tổ đã biết trước cơ gian, Ngài có một đôi thảo hài bèn lấy ra một chiếc, đề 4 câu thi lên chiếc giầy và làm phép hoá thân, biến ra hình Ngài, giả đau bụng giây phút rồi đứt hơi, còn một chiếc giầy Ngài xách trở lại Tây phương.

Yên Chi thấy Lão Tổ dứt hơi, trong lòng thầm mừng, lo sắp đặt mai táng thi hài của Lão Tổ. Về phần Lão Tổ xách chiếc giầy ra đi khỏi Đông Quang, vừa đi vừa nghĩ rằng:
“Bụng đàn bà quá lẻ”. Không sợ mắc lời đại thệ đành vong ân bội nghĩa, hèn chi lời tục có nói “Khả huý phụ nhơn tâm”.
Một ngày kia có một tăng nhân đến tìm Yên Chi cho biết đã gặp Lão Tổ tại song Đại Hà và ông có chuyện vãng với Ngài một ngày một đêm.
Thấy Yên Chi không tin, lão tăng nói tiếp: Hôm trước ta đi tắm tại Tây Dương Hồ, còn gặp Lão Tổ tay cầm chiếc giầy, mình mặc áo bồ đoàn đứng trên cây lao muốn qua sông.

Ta liền hỏi: Lão tăng đi đâu đó? Ngài đáp rằng: Ta qua Đông thổ trước độ Võ Đế không duyên, dùng Ngọc côn đánh đuổi. Sau độ Thần Quang ít phước lấy Thiết châu đánh ta gẫy răng, sau rốt độ Yên Chi thì bị nó thuốc độc, nay ta tính qua Hùng Vĩ Sơn dưỡng an thân thể, nói rồi Lão Tổ đạp cây lao một khắc là qua sông.”
Yên Chi nói: “Lời nói của lão tăng không đủ tin, bời khi Lão Tổ tịch một tay ta chôn cất, không lẽ nào chết đi mà sống lại hay là có hai Đạt Ma Lão Tổ.
Nếu muốn biết cho rõ việc chơn giả thì chúng ta đồng đến mộ cùng nhau đào lên chiêm nghiệm.
”Nói rồi ba người đồng ra đến mộ moi lên, thấy quả có một chiếc giầy có đề 4 câu thi như vầy:

Chiếc giầy Đạt Ma xách về Tây.
Thuốc độc Yên Chi quyết hại thầy.
Tiếc mấy Đông lâm người ít phước.
Thảo hài thế chết để chôn thây.
Về cảnh giới của người tu đắt đạo.

Sau khi người tu đã đắt đạo, thông thường nếu vị nào không còn nhân duyên với bất kỳ ai ở thế gian, thì họ sẽ công khai tiến về cảnh giới của mình tùy theo quả vị.
Nếu chọn ra đi bằng cách công khai, thì họ dùng phương pháp gọi là: Bạch nhật phi thăng. Tức khi tu viên mãn muốn tiến về quả vị của mình, thì giữa thanh thiên bạch nhật, người tu mang theo thân thể đã đắc đạo bay thẳng lên trời, hay còn gọi là đi vào lòng trời, ghi tên vào sổ Tiên trên Trời.v.v...
Đó cũng là một trong những cách thị hiện huyền năng mầu nhiệm của tạo hóa, dành cho con người sau khi tu thành chánh quả. Trong các thời kỳ cổ đại, dùng phương pháp này cũng nhằm giúp cho con người thế gian giác ngộ để tiếp tục tu hành.
Hoặc dùng Thi giải, Tử giải và Niết bàn để rời đi, tức là giả chết để ra đi.
Đây là giải pháp xa lánh tất cả các mối quan hệ ở thế gian phù hợp nhất trong xã hội người thường. Vì e rằng khi ra đi, những người thân quen còn quá nhiều vọng tưởng đến họ, rồi tìm kiếm, trong khi họ không còn chút nhân duyên nào với người của thế gian này.
Như vậy họ ra đi rồi sẽ về đâu?
Kỳ thực, tất cả đều ở tại không gian vũ trụ này của nhân loại. Nhưng được ngăn cách bởi thế giới nhất nguyên, thường thanh, thường tịnh dành cho người tu hành đắc đạo nhưng vẫn tồn tại song song cùng không gian nhị nguyên này của nhân loại.

Trong một câu hỏi của môn đồ rằng: Vũ trụ có trước hay Phật Pháp có trước?
Một vị Đại Phật đã trả lời:” Phật pháp là Pháp mà Phật đã chứng ngộ, lãnh hội được từ trong Đại Pháp của vũ trụ, cho nên gọi là Phật Pháp.
Nếu không có vũ trụ, thì Phật và Phật Pháp từ đâu mà đến?
Tuyệt đối đúng như vậy, nếu không có không gian vũ trụ của nhân loại, thì Tiên, Phật là những con người sau khi đắc đạo sẽ đi về đâu? Cho nên nói: nếu rời không gian này của nhân loại, thì cho dù Tiên hay Phật gì cũng không còn nơi nào khác để mà đến nữa.
Duy chỉ có khác nhau ở chỗ, không gian này được ngăn cách bởi 3- 4 hay 11 chiều song song thành các không gian và thời gian khác, nhau nhưng vẫn tồn tại song song với nhau như khoa học ngày nay đã xác định.
Cũng như kinh sách cổ, cảnh giới không gian nơi các vị Tiên Phật chọn thường là những nơi núi non trùng điệp, phong cảnh hữu tình, phong thủy đắt địa...
Các địa danh bên Trung Quốc xưa như núi Bồng Lai, Côn Luân, Võ Đang, Nga My, Tam Đảo...là những địa danh trước đây, người thế gian nào có nhân duyên, muốn tìm đến họ là có thể gặp được...
Trong Liệt Tử Xung Hư Chân Kinh có đoạn miêu tả cảnh vật trên núi Bồng Lai như sau:
Những đền đài và đạo quán trên đỉnh núi thì bằng vàng và ngọc. Cầm thú ở đó có màu trắng tinh khiết. Cây cối bằng ngọc trai và san hô. Hoa trái có vị thơm ngon dễ chịu. Ai mà ăn được hoa quả ấy sẽ không già và không chết."
Những địa danh có cảnh vật mỹ diệu như ở núi Bồng Lai kể trên, tuy có cùng tên gọi nhưng nó thuộc về một không gian khác, thường thanh thường tịnh của thế giới nhất nguyên.
Cho nên cảnh vật nơi đây cũng hoàn toàn khác hơn cảnh vật bình thường, vi ở đây chỉ dành cho những người tu hành đắt đạo.
Vì thế, con người bình thường không thể tự ý bước vào không gian này, nếu không được các vị nơi đây hướng dẫn, cho dù nơi đây vẫn tồn tại song song cùng không gian của nhân loại.
Núi Bồng Lai xưa kia cũng là điểm đến của 8 vị Bát Tiên, sau khi đắt đạo. Mãi cho đến ngày nay, người dân tại đây ai cũng vẫn còn thấy rất tự hào về điều này.
Có bài kệ vịnh cảnh vật tương tự, của các vị chơn tu đắt đạo như:
” Nằm dựa chốn đầu non
Trăm hoa tợ phấn son
Mảng xem vừng sáng đỏ
Lại thấy bóng trăng tròn
Đờn suối nghe êm ái
Quạt đồng phất véo von
Cảnh Tiên muôn sắc tốt
Không lợt cũng không mòn”.
Hay:”
Luyện đặng trường sanh lánh thị phiền
Chẳng ham danh lợi chẳng ưu phiền
\/ui say trong núi cùng hoa cỏ
Thong thả trên đời bạn với Tiên
Cái túi Càn Khôn thâu mọi vật
Ngọn đèn nhật nguyệt sáng liên miên...”
...
Tóm lại, quá trình vận hành biến hóa của Thái Cực được ghi trong đạo Dịch có chia ra làm 2 nẻo đường:
-Thứ nhất là đường đi ra biến hóa thành vạn vật hữu hình, hữu tướng.
Đường đi này là theo chiều thuận, nhưng thực chất Dịch gọi đây là đường Tử lộ của sinh mệnh vạn vật.
Đường đi này được Nho giáo triển khai rất triệt để mọi đạo lý có liên quan, để làm nền tảng cho đạo lý làm người của thế gian. Giúp cho mọi người ai ai cũng hành xử với nhau trên các mối quan hệ cho thật tốt, thật phù hợp nhất cùng thiên lý, để đời sống được tốt đẹp hơn.
Thứ 2 đường đi vào là chiều ngược lại, tức con người phải tự bơi ngược dòng sông, nhưng được Dịch gọi đó là đường sanh lộ.
Đi trên con đường này, con người luôn phải cố gắng, kiên trì nhưng kết quả sẽ thành Tiên, thành Phật.
Đường đi này đã được Lão Tử triển khai rất tuyệt đối, rõ ràng và minh bạch nhất vào Đạo gia, trong việc cứu độ chúng sanh, giải thoát con người khỏi vòng sanh tử luân hồi của qui luật vũ trụ.
Đồng thời cũng giúp con người được thọ hưởng cuộc sống an nhàn, tự tại, vui cùng cảnh vật với thiên nhiên và được trường sanh bất tử.
Chính vì vậy, từ thời cổ đại con người đã tôn đạo Dịch lên thành Đạo của Trời (nhất âm nhất duong chi vị Đạo), trong đó kinh Dịch đã ghi lại quá trình vận hành biến hóa của máy Trời và cũng được tôn lên làm: Quần kinh chi thủ.
Thông qua sơ lược các đạo lý này của Dịch, có liên quan đến việc vận dụng vào Nho giáo và Đạo giáo, cũng đủ để chứng minh cho việc tôn vinh đạo Dịch của người trong thế gian xưa là hoàn toàn chính xác và đầy tính thuyết phục.
Tuy nhiên, đối với các môn đồ thực tu trong chính pháp của các chính giáo thì không nên tìm học, nếu trước nay chưa từng biết đến các đạo lý này của Dịch.
Vì bên trong có ghi một pháp lý của vũ trụ gọi là: Bất Nhị Pháp Môn, tức một khi đã chắc chắn mình đã thực tu đúng theo chánh pháp, thì sẽ không được học thêm bất cứ loại kinh sách của bất cứ đạo giáo nào.
Riêng về đạo Dịch, nếu người thực tu chỉ đọc tham khảo để giúp cũng cố cho thật vững chắc thêm pháp lý của vũ trụ mà mình đang tu luyện, thì không vấn đề gì.
Còn học để ứng dụng hoặc thêm hay bớt vào trong thực hành tu luyện do sư phụ an bài truyền thụ thì không được. Vì sẽ phạm vào pháp lý này, do chưa đạt đến tầng thứ cần thiết để minh triết và có thể làm phâm tâm, dẫn đến hệ quả không tốt trong tu luyện.
Hơn nữa cho dù được tôn vinh danh hiệu gì cũng vậy, đạo Dịch cũng chỉ đơn thuần trình bày ra tất cả mọi chơn lý của vũ trụ, trên mọi lãnh vực của đời sống vũ trụ, chứ không phải học thông suốt rồi là có thể giúp con người giái thoát được vòng sanh tử luân hồi.
Lãnh vực này thuộc về phạm trù thực hành tu luyện của chính giáo, đặc biệt là Đạo gia. Dịch chỉ là văn tự nhằm để trang bị đầy đủ pháp lý của vũ trụ trong tu luyện là chủ đạo.
Do đó người thực tu chánh pháp không nên ngộ nhận rồi cổ vũ hay bài xích đạo Dịch, đó là điều cực đoan không phù hợp với phẩm chất đạo đức của người thực tu chánh giáo.
Riêng những ai chưa thực sự tự tin lắm về đạo mà mình đang tu học, thì có thể tham khảo, nghiên cứu để xem đạo lý mình đang tu có đúng là chánh pháp hay không?
Đây cũng là cơ sở chỉ đạo để phân biệt, so sánh một cách minh bạch, rõ ràng nhất giữa chánh và tà vậy.

Sơ lược về đạo Phật
. Sở dĩ có danh gọi đạo Phật cũng xuất phát từ chữ phật trong tiếng Phạn là: "Buddha" có nghĩa là "Phật Đà hoặc thức tỉnh" đã được người Trung Quốc dịch ra thành chữ “Phật”.
Về câu tạo chữ Phật, có chữ nhân bên trái, đứng cùng chữ phất bên phải. Và đây cũng cũng được gọi là đạo của những người đã thức tỉnh, giác ngộ nhờ sự sáng suốt và nỗ lực, tìm ra con đường trừ bỏ mọi đau khổ của thế gian.
Hay nói cách khác, cấu tạo chữ nhân đứng bên chữ phất đó không phải là người thường, mà là một người có sinh mạng siêu thường vì họ đã tu luyện thành Phật, giải thoát khỏi vòng sanh lão bệnh tử của qui luật vũ trụ.
Đó cũng là người đã nắm được chân lý của vũ trụ, họ đã đạt đến một trình độ khai sáng hoàn thiện nhất, có thể tự sử dụng trí tuệ của mình để nhận thức thế giới mà không cần ai chỉ bảo.
Phật cũng còn có nghĩa là một bậc toàn giác, biết tất cả mọi thứ, sau khi đắt đạo họ sẽ truyền dạy lại pháp của mình cho người nào có đủ nhân duyên tu thành phật.
Đặc biệt, về điểm này rất giống Đạo gia khi một người muốn tu luyện thành Tiên, thì bắt buộc họ phải được một vị Tiên đã đắt đạo để truyền dạy, thì mới tu thành chánh quả.
Phật gia cũng thế, điều kiện đầu tiên khi một chúng sinh muốn tu thành Phật, thì trước hết phải phát tâm nguyện và cũng được một vị đã tu thành Phật nghe, rồi chính vị phật này truyền pháp cho, thì người tu mới thành Phật được.
Trong kinh Vô Cầu Tử cũng có nói rằng: “Thế gian nếu không được vị Phật nào trực tiếp chỉ dạy, thì chớ nên cầu bất cứ ai. Nếu không có chúng sanh nào tự nguyện thọ ký tu luyện, thì chớ nên độ. Niết Bàn vốn là không có thật thì chớ nên cầu chứng đắc”.
Ngoài ra, chúng sinh nào muốn được một vị Phật đích thân thọ ký truyền pháp, thì phải tròn đủ 8 điều kiện như sau:
•Phải là loài người chớ không phải là trời hay thú.
•Phải là nam chứ không phải là phụ nữ hay là bán nam bán nữ.
•Có đủ duyên lành để đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp này. (Không có chuyện tu cho đến chết mới thành.)
•Phải ly gia, cắt ái...v.v...
Tuy nhiên, vào thời cổ đại quan niệm của con người về tôn giáo còn rất sơ khai, nên các vị tiên phật nào muốn dạy môn đồ thì truyền dạy trực tiếp, cũng không có khái niệm phân chia ra đó là tôn giáo nào.
Càng về sau, con người càng xa rời nguốn gốc, cho nên thế giới mới tạm chia ra 2 vùng địa lý, trời Đông thì có Xuyển giáo, Lão giáo quản việc thu nhận môn đồ tu luyện trong phạm vi ở phía đông của quả địa cầu này.
Sau khi người tu đắt chính quả thì được thành Tiên, cảnh giới họ là tiến vể thượng giới, thọ hưởng đời sống thần tiên và thọ mệnh của họ sẽ được trường tồn cùng trời đất (Thọ Tề Thiên Địa) trường sanh bất tử.
Trời Tây có các vị cổ Phật, cũng thu nhận môn đồ trong phạm vi phía tây quả địa cầu. Nhưng cũng có khi, bên Đông độ ai có nhân duyên với nhà phật , thì các vị này cũng qua để thâu nhận về Tây phương tu luyện.
Vị Giáo chủ đầu tiên được biết đến là đức phật Chuẩn Đề, hay còn gọi Chuẩn Đề Đạo Sư được biết đến sớm nhất với danh gọi là Tây phương giáo chủ. Ngoài ra, còn có các vị Tiếp Dẫn Đạo Sư và Nhiên Đăng Cổ Phật...
Về cảnh giới, sau khi người tu đắt đạo thành Phật, thì thân thể của họ cũng được chơn như bản thể biến hóa thành Thân Kim Cương Bất Hoại và giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi của qui luật vũ trụ.
Trong kinh Kim Cương, Thích Ca Mâu Ni nói rõ: “Thân kim cương bất hoại là cái thân này có nguồn gốc từ cha sanh, mẹ đẻ mà ra.”
Và sau khi tu hành đắc đạo thành phật, người tu sẽ có được đời sống an vui, tự tại, vui cùng cảnh vật với thiên nhiên, trong thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Về cảnh giới này, Phật Chuẩn Đề có mô tả như:
” Tây phương phong cảnh khác hồng trần,
Gió mát trăng thanh chẳng cực thân
Vượn hú chim kêu vang động tía,
Hoa thơm cỏ lạ khắp non bồng
Ðầy đường trải ngọc coi như đá,
Dựa núi bóng chim tự hạc, lân
Không có mùa đông cùng tháng hạ,
Thảnh thơi một cõi rất thanh tân”.
Về phương pháp tu luyện của phật giáo từ thời cổ đại không biết độ được bao nhiêu người thành phật. Nhưng theo lời một số vị phật,trong thế giới tây phương cực lạc thì đã có hàng hà sa số phật, không thể đếm hết.
Riêng đến thời Thích Ca Mâu Ni chỉ đơn truyền được 28 môn đồ tại Ấn Độ và 5 người tại Trung Quốc đắc đạo thành Phật. Sau đó vì đến thời mạt pháp, cho nên không còn ai được đơn truyền y bát để tu luyện thành phật nữa.
Từ đó về sau chánh pháp của phật không còn truyền ra cho bất kỳ ai và phải chờ cho đến ngày chánh pháp phục hưng trở lại. Đến lúc này sẽ có vị lai Phật Di Lạc ra đời, truyền chánh pháp cứu độ chúng sanh, để tiến vào thời kỳ chánh pháp hưng thịnh.
Trong thời kỳ này nếu ai được thọ đắc pháp và thực tu, theo lời Sơ Tổ Đạt Ma thì: ai ai vào tu đạo quả cũng thành.
Về kinh sách của phật giáo trước thời Thích Ca Mâu Ni thì chưa có, tại Ấn độ lúc bấy giờ duy nhất chỉ có kinh Tứ vệ đà của Bà la môn giáo lưu hành là chính. Còn việc truyền pháp độ nhân thì thông qua đơn truyền giữa sư phụ đã đắc đạo thành phật truyền lại cho môn đồ, ngoài ra không tồn tại kinh sách nào bằng văn tự.
Cho đến sau thời phật Thích Ca truyền giảng đạo pháp cho Ma Ha Ca Diếp và các đệ tử, thì họ mới ghi lại và cho lưu truyền kinh sách phật.
Tuy nhiên, mỗi vị đều lãnh hội lời giảng của phật theo tầng thứ của mình, cho nên chỉ một câu của phật Thích Ca giảng là mỗi người suy luận và viết ra mỗi cách. Đến cuối cùng, trong tất cả các loại kinh sách này chỉ còn độ 2o/% là ghi đúng theo lời giảng của phật Thích Ca, cho dù bên trong nơi nào cũng ghi đó là lời của phật dạy.
Tiếp theo, cũng từ những môn đồ này họ tự lập ra nhiều pháp môn tu phật khác nhau, tạo nên sự cạnh tranh bài xích nhau, cho dù tất cả cũng đều là tu phật. Như: Tịnh độ tông, Mật tông, Thiền tông, Hoa nghiêm tông, Tiểu thừa, Đại thừa...
Đặt biệt trong toàn bộ hệ thống kinh điển này đều chỉ đề cập đến tu tâm tính, tuyệt đối không nơi nào đề cập đến tu mệnh, tức tánh mệnh song tu đúng theo con đường phản bổn hoàn nguyên, kiến tánh thành phật của Đại Pháp vũ trụ có từ ngàn xưa mà các vị chân tu đắt đạo thành Tiên, thành Phật ai ai cũng phải kinh qua.
Từ đó, về tiêu chí tu giải thoát khỏi vòng sanh diệt của qui luật vũ trụ cũng được các loại kinh sách này cùng các cao tăng diễn giải sang chiều hướng khác. Tức là người tu hành phải tu cho đến chết thì mới gọi là thành đạo, hay viên tịch, nhập niết bàn giống như phật Thích Ca, chừng đó mới được gọi là được đắc đạo, giải thoát?.
Chính vì lý giải như vậy, cho nên người tu phật kể cả các vị cao tăng không ai còn khái niệm về tu mệnh, và nếu có ai hỏi đến thì họ bảo đó là qui luật của vũ trụ, con người không ai có thể thoát được.
Đồng thời họ cũng không cần bận tâm đến 1 trong 8 điều kiện dành cho người xuất gia tu phật là phải:” Có đủ duyên lành để đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp này”.
Tuy nhiên trong thực tế, cũng có vị lãnh hội thêm về tầng thứ tu mệnh của một vị chân tu nào đó, nên khi viên tịch chết đi, thì cũng được năng lượng và vật chất cao từ bản thể vũ trụ đồng hóa đến phần xương cốt.
Tức là khi chết đem nhục thể này thiêu đốt đi, thì phần xương cốt vẫn còn và gọi đó là Xá lợi. Nhưng cũng chỉ có vậy thôi, nên sau khi chết đi cũng phải chờ đến hàng trăm thậm chí hàng chục ngàn kiếp luân hồi rồi mới gặp được thân người lại, để tu tiếp.
Không phải phật đã giảng: Nhơn thân nan đắc, bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ sao?
Do đó có thể nói pháp của Phật đơn truyền đến đây là chánh pháp phải tùng theo thiên tượng mà ẩn tàng. Cũng vì lý do này mà bắt đầu từ phật Thích Ca cho đến 33 vị môn đồ, sau khi thành chánh quả đều phải chọn giải pháp Niết bàn hoặc các giải pháp khác. Tỷ như Sơ Tổ Đạt Ma phải dùng pháp Thi giải, giả chết để rời đi về nơi quả vị của mình, sau khi tất cả nhân duyên cùng với chúng sanh nhân loại đều không còn tồn tại.
Trong kinh Vô cầu tử cũng có nói rằng: “Niết Bàn vốn là không có thật, người tu phật chớ cầu chứng đắc”.
Đây cũng chính là cơ sở để cho tất cả các loại kinh sách của môn đồ của Phật Thích Ca truyền ra trong thời mạt phát phát huy tác dụng. Với mục đích chính lúc này là nhằm giúp con người trong thời kỳ mạt pháp có cơ hội hướng thiện, làm lành lánh dữ, đề tích đức tùng thiện cho đời sau.
Còn các vị tu hành truyền bá phật pháp, sau khi thọ số hết và mãn phần đều được gọi là viên tịch, hay thành đạo, đắc đạo...theo điển tích xưa khi phật nhập Niết bàn mà không một ai hoài nghi, thắc mắc là vị này đã đắt đạo thành phật hay đã lâm chung?
Các sự kiện trên, trong kinh pháp chơn truyền của sơ tổ Đạt Ma phần nào cũng đã khái lược.
Cụ thể như : khi Bồ-đề-đạt-ma truyền y bát cho Huệ Khả, là nhị tổ Thiền tông Trung Quốc thuộc triều đại Bắc Ngụy (386-534. thì Ngài nhìn nhị tổ Huệ Khả nói:

"Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, rồi từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, cùng với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ Khả bạch: "Thỉnh sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, việc truyền pháp chứng tâm, ngoài trao cà sa để định tông chỉ, thì đến đời sau này sẽ gặp cảnh tượng cạnh tranh giữa các tông phái trong bổn đạo. Vì vậy, nếu có người hỏi ai là sư phụ ngươi và bằng chứng vào đâu mà nói mình đắc pháp, thì ngươi hảy đưa bài kệ của ta và áo cà sa này ra làm bằng chứng.
Đến hai trăm năm sau khi ta tịch diệt rồi, việc truyền y bát phải dừng lại, không truyền cho ai nữa.
Chừng ấy đi đến đâu người hiểu đạo, nói về lý đạo thì rất nhiều, còn người hành đạo, thông lý đạo thì rất ít. Vậy nên ngươi hảy cố gắng xiển dương đạo pháp, đừng bao giờ khinh nhờn những người chưa ngộ đạo.
Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:
"Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.”
Trong kinh pháp chơn truyền của Sơ Tổ Đạt Ma cũng có dự ngôn và nói rõ thêm các chi tiết này như sau:
”Ta lo cho ngày sau chẳng bao lâu, nhứt khuê khai ngũ diệp, nghĩa là một bông đơm năm lá rồi dứt. (ý Đức Đạt Ma tiên tri ngày sau bên Trung Nguyên truyền được ngũ tổ, kể thêm Ngài nữa là lục tổ đã có nói rồi trong khoản trước). Chừng đó ngàn nhà, muôn cửa đều đem cái giả xen vào cái chơn lộn xộn, rồi sau đó trời sẽ định ngôi, xuống lệnh trở về lại thời Chánh pháp để phổ độ chúng sanh, lúc này ai ai vào thực tu, đạo quả cũng thành”.
Tóm lại, Phật giáo tính từ thời Thích Ca Mâu Ni truyền y bát đến môn đồ thứ 28 tại Ấn Độ và Đạt Ma là vị thứ 28 qua Trung Quốc truyền đạo thêm được 5 vị nữa là pháp chân truyền của phật giáo chấm dứt, không còn độ ai tu thành chánh quả nữa, đúng như lời Tổ Đạt Ma đã nói.
Chính vì cơ vi thiên tượng thời mạt pháp như vậy, nên kinh sách của Thích Ca giảng được các môn đồ ghi lại, chỉ bàn về tu tâm tánh mà không hề bàn đến tu mệnh. Tức không bàn đến tánh mạng song tu để khi đắt đạo thành phật có được thân kim cương bất hoại, như lời Thich Ca Mâu Ni nói. Hay ít nhất cũng đắc quả A-la-hán ngay trong kiếp này, đúng theo 8 điều kiện dành cho người muốn xuất gia tu phật.
Cho nên, toàn bộ kinh sách của các hệ phái phật giáo trời mạt pháp, chủ yếu chỉ dạy con người làm lành láng dữ, làm thiện tích đức để dành lại kiếp sau hưởng phước là chính. Tuyệt nhiên không còn việc chân truyền chánh pháp để người tu hành giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi của qui luật tự nhiên. Đó cũng là do khí số của thiên tượng đến thời kỳ này và đạo phật từ thời Thích ca chỉ đơn truyền được 33 người đắt đạo là chấm hết...
- Phật giáo là một trong 3 chính giáo cùng Nho và Lão giáo có chung nguồn gốc từ đạo Dịch.
Nhưng trước hết, cần tìm hiểu xem chánh giáo là gì và cơ sở nào để xác định đâu là chánh hay tà.
Chánh có nghĩa là mọi suy nghĩ, hành động của cá nhân, hay tôn chỉ, mục đích , giáo điều của các tổ chức chánh trị, tôn giáo, xã hội đều phải lấy sự chơn thật, chánh đáng làm đầu. Trái lại, với hành vi lừa dối, bất chánh gọi là tà.
Sở dĩ ba tôn giáo Phật, Tiên, Nho được tôn vinh làm 3 chánh giáo lớn là bởi vì tất cả hoạt động của họ đều xuất phát từ thiện tâm, từ bi, bác ái, tình yêu thương nhân loại. Do đó, mục tiêu cuối cùng của tam giáo là cứu độ chúng sinh thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử của qui luật vũ trụ.
Đồng thời cũng giúp cho con người sống chan hòa, thuận theo qui luật của tự nhiên, làm điều lành, tránh điều dữ, tích đức tùng thiện để hưởng phước báo cho đời sau.
Về cơ sở xác định chánh tà trong lịch sử của các thời kỳ văn minh nhân loại xa xưa của Á Đông, ai cũng biết Đạo Dịch là đạo của Trời, vì bên trong đã ghi lại tất cả các qui luật vận hành biến hóa của trời đất, vũ trụ có liên hệ mật thiết đến đời sống vạn vật dưới gầm trời này.
Do đó, mọi hành vi vận động của mỗi cá nhân cho đến tập thể, từ gia đình cho đến xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng v.v... Ngoài việc phải áp dụng các đạo lý có liên quan để hành xử sao cho phù hợp cùng với qui luật vận động của âm dương, vũ trụ. Đồng thời, tất cả còn phải dùng tiêu chuẩn có liên quan trong các đạo lý của Dịch để so sánh, đo lường sự tốt, xấu, đúng, sai, phải, trái, thiện, ác, chánh, tà mà xác định.
Trong Nho giáo, Lão giáo việc vận dụng Đạo Dịch vào tôn giáo mình đã quá rõ ràng, cụ thể. Phật giáo cũng vậy.
Thế nhưng, cho đến ngày nay mọi người khi nghe thuyết pháp hay đọc các kinh sách nhà phật, ai cũng luôn có cảm giác rằng: triết lý đạo phật không liên can gì đến đạo Dịch, tức không có cùng nguồn gốc với Tiên và Thánh giáo.
Thậm chí họ còn cho rằng, chỉ có giáo lý của phật là bao trùm lên tất cả hoặc cao hơn, siêu việt hơn tất cả các đạo giáo khác của nhân loại.
Thật vậy, trong thời Thích Ca giảng pháp cho đến các vị tăng nhân chức sắc sau này, kể cả kinh sách phật cũng chỉ nêu lên những câu từ rất đại khái, thoáng qua mang tính chất sơ sài trong đạo Dịch mà không hề phân tích gì thêm, giống như tình cờ mà gặp những câu từ này vậy.
Hơn nữa, trong kinh sách còn thêm sự cố dịch thuật từ chữ Phạn sang chữ Hán rất tối nghĩa, mơ hồ dẫn đến mọi người hiểu sao cũng đạt, hoặc thường sẽ bị quẹo sang màu sắc một bài giảng triết lý quá cao siêu của đạo phật.
Tỷ như khi giảng có liên quan đến vũ trụ, thì nhà phật gọi vũ trụ là: thế giới 10 phương. Hay giảng về trạng thái bản thể của vũ trụ đang hoạt động và sanh biến ra hiện tượng sáng tối, ngày đêm, kèm theo thuyết Vô cực, Thái cực trong đạo Dịch thì phật giảng:
“Trong chổ không có vẫn có, trong chổ có, không vẫn không.
Trong chổ không có sắc vẫn có sắc, trong chổ không có không vẫn có không.
Cái không phải là có vẫn là có, cái không phải là không vẫn là không.
Cái không phải là sắc vẫn là sắc, cái không phải là không vẫn là không.
Không chính là không, sắc chính là sắc.
Sắc không phải là định sắc, mà sắc tức là không.
Không, không phải là định không mà không tức là sắc.
Biết cái không, không phải là không, biết cái sắc không phải là sắc, thì danh mới được soi sáng, có soi sáng thì mới đạt được diệu âm”.
Đồng thời phật Như Lai còn nói: “ai hiểu thấu thời giác ngộ". Trong khi toàn bộ bài giảng này không hề có một từ nào là vũ trụ, hay trời đất, hoặc âm dương làm chủ thể tạo nên mọi hiện tượng này, thì lấy gì soi sáng và giác ngộ ?.
Cho dù tiêu đề bài giảng có nói rằng: Đức Phật giảng về bản thể và hiện tượng, nhưng cũng không đủ để minh bạch cho nội hàm bên trong.
Vì nếu gọi đây là mệnh đề có tính bao trùm về bản thể và hiện tượng, thì chỉ có bản thể của vũ trụ mới tạo ra được mọi hiện tượng trong đời sống của vạn vật.
Bản thể này Dịch gọi là Tiên thiên nhất khí và cũng là căn nguyên cho mọi hoạt động của đời sống vũ trụ. Trong trạng thái bình thường, thì Nó như như tịch tịnh, tợ có, tợ không, như còn, như mất, vô thủy, vô chung... Khi bản thể này đi vào hoạt động thì mới sanh hóa ra các hiện tượng như trời đất, nhật nguyệt, âm dương, sang tối, ngày đêm để tạo dựng nên đời sống vạn vật..hữu hình.
Chính vì thế, nếu để hiểu và giác ngộ được bài giảng này, thì chỉ có bậc thượng sĩ văn đạo xưa họ có trang bị tư duy, kiến thức đạo lý của trời đất và qui luật vũ trụ thì mới hiểu ra được.
Còn lại, chủ yếu mọi người chỉ nghe những bài giảng như này, giống như người đang tưởng tượng thưởng thức đức phật đang giảng về cảnh giới cao siêu, huyền bí nào đó mà họ chưa từng nghe, chưa từng biết.
Đồng thời cũng rất được mọi người trọng vọng, châm chú lắng nghe.Thậm chí nhiều người còn có tâm trạng lâng lâng, tâm đắc, thích thú những bài giảng quá cao siêu, vượt khỏi tầm hiểu biết của họ như thế này. Nhưng có điều, hoàn toàn không ai hiểu gì bên trong phật dạy điều chi cả.
Cũng vậy, khi giảng có liên quan đến định luật thành trụ hoại diệt của âm dương vũ trụ thì phật giảng là: sanh lão bệnh tử.
Nếu nhà phật tránh nói đến định luật này của vũ trụ, thì cơ sở nào nhà phật gọi đó là sanh lão bệnh tử và qui luật ấy của ai vận hành nếu không phải do âm dương vũ trụ, được ghi trong đạo Dịch?.
Thậm chí bằng những đoạn thoáng qua này, nhà phật đã cố tình làm cho mọi người có cảm giác rằng: thuyết của nhà phật giảng không lệ thuộc và liên quan gì đến bất kỳ đạo lý nào khác, cho dù đó là đạo Dịch. Và tất cả đều do đức phật là người đầu tiên khai sáng ra!.
Đây cũng là một trong những lý do chủ yếu trong chủ thuyết của nhà phật, nên từ thuyết pháp cho đến kinh sách đều luôn tránh né, hạn chế tối đa không những từ ngữ trong đạo Dịch, mà từ ngữ trong các tôn giáo khác cũng vậy.
Mục đích là nhằm tạo hướng đi mới mang tính độc lập, sáng tạo riêng của đạo phật cho mọi tầng lớp người trong thời kỳ mạt pháp, vốn đã quá xa rời nguồn gốc đến mức bại hoại, nên không còn ai biết đến truyền thống đạo lý nhân bản xưa của nhân loại là gì.
Do đó, đây cũng là một hình thức giáo hóa của phật Thích Ca được tiên liệu trước, nhằm giúp cho con người hướng thiện trong thời kỳ này và đó cũng là chủ đích của nhà phật vậy.

Tóm lại vài sự kiện trên, xác định đạo Phật thuộc về chánh giáo thì đã rõ. Nhưng để xác định có chung nguồn gốc từ đạo Dịch thì chỉ có người nào am tường đạo Dịch, hoặc là bậc thượng sĩ hay người quân tử của Nho giáo mới nhìn thấy được xuất phát điểm này.
Ngoài ra, người thường khó có ai hiểu được cơ sở nào gọi Tam giáo đều có chung một nguồn gốc.
Cho dù trong quá khứ, Phật Như Lai có lần nói: Tuy đây là giới luật của cửa ta, nhưng nó cũng chung một nguồn dòng của Tam giáo”.
Hay cụ thể hơn, đức Sơ tổ Đạt Ma cũng nói:” buổi Tiên thiên ( vô cực), đạo Phật, đạo Nho, đạo Tiên vốn thiệt là có một nhà. Do người đời sau lầm lỗi nên mới chia ra làm ba mối, mà mỗi mối giáo việc hành đạo đều có phân biệt khác nhau, chớ cái lý thì in nhau chỉ có một”.
Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu phật giáo có cùng chung nguồn gốc từ đạo Dịch cùng với Nho gia và Đạo gia hay không, thì cần tham khảo thêm vài yếu chỉ cốt lỏi của phật giáo, là sẽ minh bạch:

Thứ nhất là: Tứ diệu đế và lý giải thoát khỏi vòng sanh tử luận hồi của nhà phật.
Luận về Tứ diệu đế, gồm có khổ đế và tập đế là 2 phạm trù thuộc về chủng tử của bản thể vũ trụ sau khi được phân chia ra tiềm ẩn trong mỗi con người được ghi trong đạo Dịch.
Sau đó, trong quá trình sống nó đã tự ý thức và giác ngộ rằng: Đối với qui luật thành trụ hoại diệt của trời đất, vũ trụ con người không có cách gì để tránh khỏi và cứ như thế, con người luôn bị trầm luân trong sanh lão bệnh tử không lúc nào dừng.
Từ ý thức này, nó bèn tìm kiếm đến giải pháp của Diệt đế và Đạo đế của phật để tu luyện, nhằm để diệt trừ và giải thoát mọi nguyên nhân gây nên đau khổ trong sanh, lão, bệnh, tử của mỗi con người.
Phật giáo gọi đây là lúc phật tánh xuất hiện, làm chấn động thế giới mười phương.
Khi luận về con đường nhà phật gọi là giải thoát, thì trong đạo Dịch duy nhất chỉ có một con đường, đó là đường trở về nơi xuất phát từ tâm điểm của Thái cực.
Tức là người tu phải đi theo chiều ngược lại từ vật chất biến hóa, phục hồi lại trạng thái tinh thần. Hay nói cách khác, đây là con đường trở về nơi sinh mệnh xuất phát; là con đường vô vi, vô tướng, vô ưu, sảng khoái mà lại được thọ mạng trường sanh bất tử .
Và thực chất trong đạo Dịch gọi đây là con đường Sanh Môn, chỉ dành riêng cho con người tu luyện phản bổn qui chân. Đó mới thật sự là đạo giải thoát. Ngoài ra không có bất cứ con đường nào khác.
Khi đề cập đến con đường này, Ngài Đạt Ma Lão Tổ cũng chỉ rõ:” Nay ta có một lời để phá mê cho các ngươi, chớ có giả mạo làm mê lầm chúng sanh mà hư danh Đại đạo.
Phật dạy: Quy y Phật, qui y Pháp, qui y Tăng gọi là qui y Tam Bửu của chính trong con người các ngươi, đó là: Tinh – Khí - Thần. Khi tu luyện, chúng sẽ cùng cảm ứng biến hóa lẫn nhau, cho nên mới sanh ra được đức Từ bi, cùng với Tam giáo thiệt là đồng cùng một nguồn mạch”.
Ngoài ra, khi dạy tu luyện về Tam Huê Tựu Đảnh, Sơ Tổ cũng giảng thêm:” Tam gia có quan hệ gì cùng Tam bửu?
Tam gia là Thân, Tâm, Ý. Ba gia này không dễ gì mà vọng cầu, cưỡng chế nó bình lặng được. Vì thế, phải luyện dùng Tam Bửu thì dù không cưỡng cầu mà nó vẫn đương nhiên bị hàng phục. 
Cho nên hễ luyện tinh hoá khí, thì thân tự nhiên bất động; luyện khí hoá thần, thì tâm chí tự nhiên an tịnh; luyện thần hườn hư, thì ý cũng tự nhiên đại định.”
Cũng như khi truyền pháp cho nhị tổ, Đạt Ma sơ tổ dạy thêm về qui y tam bảo rằng:
-” Quy y Phật chủ yếu là an định Tam tâm, tảo khai Lục dục, thừơng thanh, thường tịnh, bất loạn chơn chánh, ấy mới là quy y Phật vậy.
-Quy y pháp là: chẳng phải lễ chẳng nói, chẳng phải lễ chẳng làm, mình đừng làm việc gì ngoài ý tốt, miệng không nói lời kiêu căng, nói có phép, làm có phép tắc, mỗi việc làm đều chánh lý chẳng phạm phép nước bèn thiệt gọi là Quy y pháp.
-Quy y tăng là cho nhứt thân được thanh tịnh, siêu thoát ra khỏi Tam giới nên cũng phải biết Pháp thân và an thân lập mạng tại chỗ nào; phải biết sanh tùng hà xứ lai, tử tùng hà xứ khứ; phải biết Sanh môn, Tử lộ của thiên lý.
Cho nên mọi thứ đều phải hiểu thấu hết Chánh pháp, thì mới chứng được trường sanh, sống hoài chẳng chết, ấy là Quy y tăng vậy”.
Đây cũng chính là đạo lý của người tu phật muốn phản bổn qui chân, phục hồi lại trạng thái từ vật chất đến tinh thần của đạo Dịch. Vì thế nên nhà phật đã yêu cầu người tu phải ly gia, cắt ái là như vậy...
Song song đó, người tu còn phải biết dùng đến nguyên tắc của Địa Lôi Phục quái, trong đạo Dịch để hồi phục và đồng hóa 6 hào âm của thuần Khôn quái là nhục thể, để tu luyện biến thành 6 hào dương của thuần Kiền quái để thân thể được thuần dương trong suốt, thì mới đắc đạo thành phật được.
Do đó, nếu xa rời nguyên tắc này của Phục quái, thì nhà phật làm sao tu luyện từ nhục thể do cha sanh mẹ đẻ ra, được biến hóa thành thân kim cương bất hoại, sau khi đã thành phật?
Ngoài ra, trong đạo Dịch còn có nguyên tắc hành xử của thời Vô Vọng, nhằm để loại trừ mọi vọng tưởng của người tu luyện. Đạo lý này trong kinh Vô Cầu Tử của nhà phật cũng đã ghi:
”... Đã muốn tu đạo Phật, thì quá khứ tâm đừng nhớ, hiện tại tâm chẳng còn, vi lai tâm chẳng ước thì mới đi đến chỗ vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả tướng được”.
Đây cũng là khẳng định đạo lý này đương nhiên dùng trong nhà phật. Thật vậy nếu người tu thân, tâm chỉ còn một mãi may vọng động, thì cũng không thể nào kiến tánh thành phật được. Vì vọng động là chưa phù hợp với bản thể như như tịch tịnh của vũ trụ.
Cho nên nếu xa rời Vô Vọng quái, liệu nhà phật có thể làm gì để thân tâm người tu đi đến chỗ vô ngã, vô nhơn, vô chúng sanh, vô thọ giả tướng để thành phật đây?.

Riêng đường sanh tử luận hồi của phật thuyết, cũng không thể xa rời định luật thành trụ hoại diệt của vũ trụ. Đối với con người, không ai có bản sự gì để ngăn chận, hóa giải hay chống lại định luật này của vũ trụ mà chỉ biết thuận theo để tồn tại.
Trừ khả năng duy nhất là con người dùng chính qui luật phản phục này cũng của chính vũ trụ, mà tu luyện trở về, thì mới ngăn chận và hóa giải được định luật này.
Có nghĩa rằng, sanh tử luân hồi là con đường tiến ra Tử lộ của vũ trụ dành cho đời sống vạn vật. Song song đó, vũ trụ cũng còn con đường phản phục đối kháng lại và vận hành đi ngược trở về có tên gọi là: Sanh lộ, phản bổn hoàn nguyên.

Do đó, con người muốn giải thóat mình khỏi vòng Tử lộ trong sanh tử luân hồi, thì nhất định phải dùng Sanh lộ này của vũ trụ mà kiên trì tu luyện, thì mới tự giải thoát cho mình được.
Ngoài ra không có con đường nào khác, cho dù đó là con đường nào, của ai và người đó có bất cứ bản sự gì, cũng không thể tự sáng tạo ra con đường như vậy được.

Thứ 2: Giới, Định, Huệ và Bát chánh đạo.
-Ngũ giới cấm nhà phật gọi đơn giản lại là Giới:
Không sát sanh, Không trộm cắp, Không tà dâm, Không nói dối, Không uống rựu say sưa.
Trong đạo Dịch có nguyên tắc hành xử của Vô Vọng quái. Tức người tu ngoài thực hành vô vọng tưởng tiến đến chỗ vô ngã, vô nhơn...mới thành phật, thì Vô Vọng còn có nghĩa là: Nghiêm túc không thực hiện bất cứ điều gì sai lầm, càn quấy. Đây cũng là nội dung bao hàm lên ngũ giới cấm của nhà phật.
- Định: Cũng là nội hàm của nguyên tắc nhập định của thuần Cấn quái trong đạo Dịch. Tức thiền định sao cho đạt được theo yêu cầu của nguyên tắc này, thì mới gọi là kiến tánh thành Phật.
Nếu nhà phật không từ nguyên tắc nhập định này để người tu hội nhập vào bản thể chân như của vũ trụ, thì nhà phật dùng căn cứ nào để thiền định cho đến chổ:” Cấn kỳ bối bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình bất kiến kỳ nhân, vô cữu”,

Tức phải thiền định như thế nào cho thân, tâm đều thật sự tĩnh lặng, vững vàng, uy nghi, cứng chắc như non như núi, thì mới hoàn toàn phù hợp cùng chơn như bản thể và mới thành Phật được?.
- Huệ: Sau khi đắc đạo thành Phật, thì trí huệ cũng cùng đồng thể với vũ trụ và trí huệ sẽ thông sáng như vầng thái dương của hệ mặt trời, không đâu không rọi thấu.
- Bát chánh đạo bao gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mạng, Chính tinh tấn, Chính niệm và Chính định.
Như vậy, bát chánh đạo có nghĩa là gì? Đó là 8 con đường chánh mà nhà phật đã chọn để yêu cầu người tu thực hành trong suốt quá trình hành đạo.
Nhưng nhà phật dùng căn cứ nào để xác định đâu là chánh, đâu là tà?
Như trên đã nói không riêng nhà phật, từ ngàn xưa đến nay mọi tiêu chuẩn xác định thiện ác, chánh tà... đều nhất nhất đều phải dựa theo đạo lý của Càn Khôn trong đạo Dịch mà xem xét. Từ đó, Bát chánh đạo thực chất là 8 phạm trù, yêu cầu người tu phật phải thực hành cho đúng theo chánh đạo của trời, được mặc định trong đạo Dịch.
Từ Chánh được xuất phát tại các hào được Trung hoặc Chánh trong 64 đạo lý của Dịch, tức là hào âm phải ở đúng vị trí của âm, hào dương ở đúng vị trí hào dương. Đó mới gọi là chánh, còn nếu ở vị trí không đúng gọi là bất chánh.
Nhưng nếu chỉ có chánh mà bất trung thì cũng chưa đạt, mà trong các hào chánh này yêu cầu phải được ở vị trí đắc trung. Cho nên không phải tất cả hào nào chơn chánh cũng đều được ngôi trung, mà chỉ có một số rất ít hào được.
Con người cũng vậy, làm việc chơn chánh, việc thiện ai cũng làm được. Nhưng liệu có mấy người được đức tính trung thành, tận tụy với những công việc làm này cho đến cuối cùng, mới là điều quan trọng nhất.
Từ đó cũng có nghĩa: đã xác định 8 con đường của chánh đạo, thì yêu cầu người tu phật phải thật sự trung thành, bền bĩ, nỗ lực thực hành cho đến ngày viên mãn. Hay nói cách khác, trừ chính định ra còn lại 7 điều trên và ngũ giới cấm, đều xuất phát từ đức Nguyên của Trời là: Chí nhân, chí thành, chí thiện và đức Trinh là: điều chánh đáng và phải thực hành bền bĩ các điều này cho đến ngày viên mãn, đó là đạo lý.

Thứ 3: Thuyết nhân quả, luân hồi.
Đây cũng thuộc về phạm trù qui luật của tự nhiên trong đời sống vũ trụ, được ghi cụ thể trong đạo Dịch như : “Âm dương là khí, nó hoạt động theo nguyên lý: hể khí nào thì lý ấy. Vì có khí ấy thì mới sanh ra lý ấy và đã có lý ấy thì tất nhiên nó phải từ khí ấy mà ra. Dưới gầm trời này không có thứ gì không từ khí ấy mà ra, không có thứ gì không từ âm dương nhị khí mà ra.”
Dựa theo mặc định của 2 thế lực khí này của vũ trụ, nguyên lý trên, được khái quát đại loại như sau:
Đặc điểm của thế lực dương khí, khi nó vận hành biến hóa trong phạm vi bao trùm của nó là: trên mọi điều thiện và cũng sẽ ban phát những điều tốt đẹp nhất, dành cho cuộc sống nếu con người câu thông, thiết lập mối quan hệ thiện lành với nó.
Còn khí âm tà thì ngược lại, nó bao trùm lên mọi điều ác và nó sẽ gieo tai giáng họa, chiếc giảm phúc đức, nếu con người câu thông với nó bằng hành vi bất nhân, ác độc.
Cho nên, mọi hành vi tâm thể của con người hễ thiêng về thế lực nào, thì đương nhiên thế lực ấy sẽ tiếp nhận và ban ơn hay giáng họa lên đời sống cho mỗi con người.
Cụ thể, người có hành vi độc ác, hại người thì không những hành vi đó đã trực tiếp câu thông và quan hệ mật thiết đến thế lực của thể âm tà, thì chắc chắn người này sẽ bị mất hết hoặc bị chiếc giảm phúc phần vốn có của mình, mà lại còn bị nó gieo tai giáng họa cho cuộc sống.
Còn những hành vi lương thiện giúp người, cứu người nói chung làm những điều tốt đẹp cho đời sống, thì tùy theo mức độ mà thể dương minh sẽ tự nhiên cấp thêm phúc đức, cùng những điều tốt đẹp nhất dành cho cuộc sống.
Từ nguyên lý này, trong kinh Dịch có ghi:” Trong nhà nếu có một người làm việc thiện, thì sớm muộn gì cũng đón nhận điều phước lành. Trái lại, trong nhà có người làm điều ác, sớm muộn gì cũng sẽ gặp họa hại, tai ương cho cuộc sống.
Sớm thì quả báo nhản tiền, còn trễ thì 1 tháng, 1 năm, vài năm và trễ lắm thì đời sau cũng sẽ đến”.
Cho nên nhân quả luân hồi nó thuộc phạm trù về qui luật của tự nhiên, không một thế lực nào có thể tự tiện ban ơn hay giáng họa xuống cho con người được, kể cả các vị đó là phật tiên hay thần thánh gì cũng vậy.
Thứ 5: Một sốt từ ngữ trong đạo Dịch và đạo Phật.
Phật giáo Ấn Độ sau khi du nhập vào Trung Quốc được các nhà sư dịch ra chữ Hán, thì những từ được phiên dịch ra cho thấy nội hàm bên trong đều có sự trùng hợp và liên hệ mật thiết đến đạo Dịch.
Tỷ như trong Kinh Liêu vương điện vấn đáp viết:
Thái cực lồng trong con người, hay tiềm ẩn trong con người, chỗ ấy gọi là: Thiên Tâm, là Viên Giác, là Phật tánh, là Kim Đơn, là Pháp thân, là Thánh thai, là Thần, Âm dương chi môn, Khảm ly chi tinh, tùy theo từ ngữ của mỗi đạo giáo:
“ Thỉnh vấn Thái cực chi lý, Sư viết: Thái cực giã, ngô dân chi Thiên tâm dã; tại Thích viết: Viên Giác; Đạo viết: Kim Đơn; Nho viết: Thái cực”...
-Hay trong kinh Qui nguyên trực chỉ viết:” Chân như bản tánh nhà phật gọi là bản thể chân thực, là bản lai diện mục là thứ sẳn có từ khi cha mẹ chưa sanh ra mình; Thiền tông gọi là Chánh pháp nhản tàng, còn Liên tông gọi bản tánh Di Đà. Khổng Tử gọi Thiên lý, Lão Tử gọi là Cốc Thần, Dịch gọi Thái Cực. Tên tuy khác nhau, nhưng kỳ thực cũng là Chân Như bản tính của vũ trụ vậy.
“Chân như bản tính giả, phụ mẫu vị sinh tiền, nhất chân vô vọng chi thể vị chi bản lai diện mục. Thiền tông tắc viết: Chánh pháp nhản tàng, Liên tông tắc viết: Bản tính Di đà..."
-Trong Tâm kinh của nhà phật cho rằng Thái cực trong đạo Dịch, nhà phật gọi đó là bản tánh con người: ở phàm cũng không thêm, ở thánh cũng không bớt hay ở muôn loài vạn vật cũng không tăng, không giảm đó là vì vạn hữu đã tiềm tàng Thái Cực trong đó.
Tâm Kinh viết:” Bất tăng bất giảm, thử tính tại thánh bất tăng, tại phàm bất giảm. Cố viết: bất tăng bất giảm dã, khởi bất kiến nhu vân: nhất thiết hàm ninh các, cụ nhất Thái Cực, diệc thử lý dã”.
Nói tóm lại, việc xác định phật giáo là một trong 3 chính giáo lớn và đều có cùng nguồn gốc từ đạo lý của vũ trụ là điều minh bạch, không còn gì phải luận bàn.
Duy có điều, phật giáo thời kỳ mạt pháp đã chấm dứt việc độ nhân, giúp cho người tu luyện thành chánh quả, sau khi Thích Ca Mâu Ni truyền được 33 vị cùng đắc đạo thành phật.
Từ đó về sau, số kinh điển đồ sộ của phật giáo chỉ nhằm mục đích hướng thiện cho mọi người trong thời mạt pháp là chính. Tuy nhiên, bên trong kinh sách và các bài giảng của các nhà sư đều không chấp nhận xu thế này, cho dù lúc còn độ nhân, đức phật đã có răn dạy.
Có nghĩa là họ vẫn truyền bá rằng: đó là chánh pháp của phật truyền lại và cứ thế mà tu, cho đến khi nào viên tịch chết đi thì sẽ được thành phật v.v... Nhưng thực tế, hoàn toàn không còn ai thành chánh quả và có thể tự giải thoát mình khỏi vòng sanh tử luân hồi của qui luật vũ trụ, như Thích Ca Mâu Ni cùng 33 người đệ tử.
Có chăng đó là những nhà sư giả tu để truy cầu danh lợi, đi đâu cũng gặp đúng như kinh Phật đã ghi lại cuộc đối thoại giữa Phật Thích Ca và ma Ba Tầng như:
Ma Ba Tuần nói: “ Thời kỳ Mạt Pháp căn tánh chúng sanh ngày càng kém, không có năng lực biện biệt được đúng-sai, không có năng lực biện biệt được thiện-ác, đương nhiên càng không có năng lực biện biệt được thật-giả.
Ta nhân vào lúc này, sai ma con, ma cháu của Ta thảy đều vào chùa xuất gia, khoác áo cà-sa của ông để tiêu diệt Phật Pháp của ông”.
Phật Thích Ca Mâu Ni nghe xong chẳng nói một câu nào, chỉ biết rơi lệ!.
Thật đúng vậy, từ đó về sau ai cũng tự cho mình tu đắt đạo, tự cho mình là minh sư, chơn sư để thu dạy môn đồ và buộc mọi người tu phật hay muốn làm phật tử đều phải theo điển tích xưa, lập đại thệ nguyện suốt đời không tu theo môn phái khác và tu cho đến chết thì sẽ thành phật?.
Thật chính xác là con cháu của ma Ba Tầng, cho nên tất cả đều bất chấp lời phật dạy:
Tu hành luyện đạo tại chơn tâm.
Truyền đạo gạt người tội rất thâm!
Đặc biệt hơn lúc còn độ nhân tại thế gian, Phật Thích Ca Mâu Ni có truyền thông điệp cùng các đệ tử rằng: Pháp của ông không thể độ nhân vào thời kỳ Mạt Pháp.
Vì đến thời kỳ nảy, sẽ có vị Chuyển Luân Thánh Vương, là Vua của các vị vua trong toàn vũ trụ, sẽ hạ thế dưới tên Phật Di Lặc để truyền Đại Pháp, cứu độ chúng sinh.
Độ nhân ở đây có nghĩa là truyền chánh pháp để con người tu giải thoát thành phật, không phải dạy con người tích đức hữu lậu để hưởng phước báo đời sau.
Điều này cũng trùng hợp với lời dự ngôn của Sơ Tổ Đạt Ma sau này:” Thời mạt pháp, chừng đó phật pháp ngàn nhà, muôn cửa đều đem cái giả xen vào cái chơn lộn xộn, rồi sau đó trời sẽ định ngôi, xuống lệnh trở về lại thời Chánh pháp để phổ độ chúng sanh, lúc này ai ai vào thực tu, đạo quả cũng thành”.
Thế nhưng, một khi đức Di Lặc hạ thế truyền chánh pháp, với bao nhiêu năm tháng dài đăng đẳng, bị chìm ngập mơ hồ trong giáo lý kinh sách phật trong thời mạt pháp, liệu chúng sanh còn có thể nhận ra đâu chánh, đâu là tà để đón nhận và thọ trì chánh Pháp hay không?
Biết rằng, trạng thái trật tự của vũ trụ tại thế giới nhân loại không cho phép các vị Tiên phật khi giáng thế độ nhân, thị hiện thần thông đại hiển. Và con người ở thế giới nhị nguyên cũng không có bản sự gì, nhìn thấy rõ được chân tướng các vị chân tu đã đắc đạo ra sao.
Do đó, chỉ còn cách duy nhất là thông qua kinh sách cổ để tìm hiểu và tham khảo tiến trình tu luyện của Đạo gia. Từ đó có thể thẩm định xem pháp đó là chánh hay tà, nếu chánh thì đó là pháp độ nhân trong thời chánh pháp do đức Phật Di Lặc hạ thế chủ trì . Còn nếu là tà thì mau chóng đoạn tuyệt, cho dù trước đây có bị các giả sư buộc đại thệ nguyện này nọ hay không?.
Vì điều đó người tu hoàn toàn không có tội, nếu có tội chăng thì tội này phải do chính các giả sư lừa gạt kia đón nhận, vì họ không những lừa gạt mà còn tước đoạt đi quyền mưu tìm chánh pháp để tu luyện của chúng sanh. Ngoài ra sau khi thọ trì chánh pháp, đức Phật sẽ thanh lý tất cả những tàn dư còn lưu lại trên bản thân, cho dù đó là thứ tà thuật gì cũng vậy.
Cho nên, nếu bàn về chánh pháp dùng để tu luyện là chánh hay tà, thì chỉ có Đạo gia từ lý luận cho đến thực hành điều rất rõ ràng, minh bạch. Vì Đại Đạo của vũ trụ vốn cũng rất chí giản, chí dị. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho người có duyên lành đắc pháp, trong thời kỳ chánh pháp phục hưng, như thời điểm hiện nay.
Vì thế, cần tham khảo lại đoạn thứ 11, trong loạt bài này về cơ chế biến hóa toàn diện của thân tâm người tu luyện, sau khi thọ trì chánh pháp trong thời gian rất ngắn, một vài tháng là đều có thể nhận diện ra được.
Trên cơ sở đó, mọi người sẽ có cách nhìn tổng thể hơn về pháp tu, dựa trên 3 yếu tố cơ bản để làm tiêu chí xác định: người tu luyện đã thọ trì đúng chánh pháp của vũ trụ hay chưa?.
Ngoài ra, cũng thông qua 3 yếu tố này, người tu sẽ dễ dàng nhìn thấy ai ai vào thực tu cũng đều có kết quả tương tự như vậy. Tuyệt nhiên không mang bất cứ hình thức tâm linh trừu tượng, mơ màng nào như các giả sư thường chiêu dụ: “ai tu nấy biết, ai ăn người ấy no”.v.v...
Và thông qua tu luyện, có thể phần nào chứng minh rằng: người tu đã tìm đúng chánh pháp của Phật và đang từng bước được giải thoát khỏi vòng sanh, lão, bệnh, tử của qui luật vũ trụ, mà bất kỳ vị chơn tu đắc đạo nào cũng đều phải đi qua./.

Hết