Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

VÌ SAO BẢN TÍNH TRỜI CHO ĐÃ MẤT ĐI SỰ HOÀN THIỆN VÀ SỰ HỒI PHỤC LẠI?.

 ( Loạt bài này vị nào có hiểu biết cơ bản về Tứ Yếu: Nho,Y, Lý, Số mới khả dĩ hiểu được)

Vì sao? Bởi vì con người là do bẩm thụ được từ Âm Dương nhị khí hun đúc nên mới được tạo thành và sinh trưởng. Do đó tiến trình sinh mệnh của con người từ thủy đến chung tự nhiên cũng được ghi lại đầy đủ các nguyên lý vận hành, biến hóa của của âm dương nhị khí, thông qua 2 quẻ Kiền, Khôn trong Đạo Dịch, đặc biệt là quẻ Thuần Kiền cùng vài quẻ liên hệ.
Thông qua phát hiện này, người ta sẽ quan sát và biết được tiến trình sinh mệnh này phát triển ra sao, như thế nào xuyên suốt một đời người.
Cho nên sau khi được sinh ra, con người vừa tròn 16 tuổi, thì hào Cửu Tam của quẻ Kiền cũng đã thuần (hào Dương thứ ba) , nên sự phát triển về tâm sinh lý cũng có thể so sánh được với người lớn là bậc ĐẠI NHÂN hay THƯỢNG ĐỨC.
Nhưng đến một ngày kia, vì con người vốn phải sống môi trường của bầu khí hậu thiên nên sẽ có nhiều dục vọng, dẫn đến ngày càng trở nên sa đọa, làm hao tổn nghiêm trọng đến khí Thiên Chân Hỗn Độn của mình. Từ đó, 6 hào dương của quẻ Kiền không còn thuần dương nữa, mà nó đã biến thành quẻ Ly có một hào Âm ở giữa và quẻ Khôn cũng biến thành Vị Tế của quẻ Khám. Có nghĩa là thủy hỏa trong thân người đã không còn giao nhau như trước kia nữa.
Cho nên các bậc Chí thánh, Thần Nhân hiểu biết lý do sự sa đoạ này của con người dẫn đến quẻ Kiền sẽ bị mất một hào Dương mà biến thành Ly, nên các Ngài đã tìm ra cách giúp cho con người tự mình Chiết Khảm Điền Ly, tức là thay hào Âm của quẻ Ly và điền hào Dương của quẻ Khảm vào, cho quẻ Ly trở thành thành quẻ Kiền thuần dương như xưa.
Nếu ai đã làm được như thế, thì đã bổ túc được đức Kiền Nguyên, phản phục trở về lại thời Tiên Thiên Hỗn Độn như xưa. Đồng thời kiện toàn được bản tính thiên bẩm của Trời, con người trở nên toàn vẹn trở lại. Rồi cứ thế mà tịnh tiến, thì sẽ kết được Kim Đơn, đắc đạo thành Chân Nhân cũng sẽ xuất hiện.
Các tình huống trên sẽ được biến hoá vô cùng, ẩn diệu không đo lường hết. Lúc này ai cũng có thể sánh vai cùng Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Vương Trùng Dương, Mã Đơn Dương là các vị chơn Tiên đắc đạo, nào có khó chi đâu?
Do nơi con người ta không biết đạo lý này, nên lúc Dương khí còn thịnh tráng, sức khỏe tràn đầy thì không ai biết bảo trì, bảo dưỡng, cho đến khi Dương khí đã suy vi, sức khỏe xuống cấp, tính mạng mong manh cũng không biết cách nào bổ cứu trở lại, như lúc ban đầu. Và cứ để mặc cho ngày qua tháng lại cuốn đi, Dương khí dần dà tận kiệt, đồng thời cũng giúp cho âm khí mổi ngày thêm cường thịnh, rồi chết đi thành quỉ, vạn kiếp chịu trầm luân.
Cho nên Tử Dương Chân Nhân có nói : «Thương thay! Thân người khó được, thời gian mau qua, không biết tu trì, làm sao thoát khỏi nghiệp báo. Nếu ai không sớm tỉnh ngộ, chỉ cam tâm chờ chết thì chỉ một niệm sai trái ấy khởi lên, thì việc nhập tam đồ, ác triệt lập tức không sao tránh khỏi. (Tam Đồ là: Hoả đồ, Huyết đồ, Đao đồ, hay Địa Ngục đạo, Súc Sinh Đạo, Quỉ Đạo).
Đã như vậy, cho dù có kinh qua vạn muôn, ức kiếp, cũng không thể nào siêu thoát lên được, chừng đó có hối cũng đã muộn.»

Thứ 2. ĐẠO LÀ GÌ?
Đức lão Tử nói: "Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất; Nó yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không dừng; Nó có thể làm mẹ thiên hạ... Ta không biết tên của Nó là gì, nên tạm đặt tên đó là Đạo. Và Cũng gượng gọi tên đó là Lớn (Đại Đạo). Lớn là đi, đi là xa; xa rồi trở lại" . Và cũng nói rằng: Đạo là gốc rể, vì Nó hiện hữu trước khi có trời đất. Nó đã tồn tại tự thuở xa xưa cho đến ngày nay. Nó sinh ra trời, ra đất. ra quỷ, ra thần, bật chí tôn, thượng đế... Nó ở trên Thái Cực mà không cho là cao. Nó ở dưới Thái Cực mà không cho là sâu. Nó sinh trước trời đất mà không cho là lâu dài. Nó sinh trưởng trước thời thượng cổ mà không cho là già... Ngoài ra Đạo còn che trời, chở đất mở rộng bốn phương tám hướng; cao thì không có chỗ nào là ranh giới, sâu thì không có chỗ nào là tận cùng; bao bọc hết lấy trời đất, sinh thành ra vạn vật mà không để lại một dấu tích nào.
Hay nói theo cách khác: Cái gì làm cho Trời Đất được chính ngôi, chính vị, làm cho muôn vật được sánh hóa, dưỡng dục, làm cho mặt trời mặt trăng sáng tỏ, làm cho Ngũ Hành sinh sinh hóa hoá, đó là Đạo.
Nếu nói nhiều thì vô số như cát sông Hằng, nói cô đơn thì không có ai làm bạn lữ, đó cũng là Đạo. Tự tiến nhập vào cỏi Hồng Mông rồi quay lại trở về sáng tỏ, đó cũng là Đạo. Làm được mọi việc của Hoá Công hay Tạo Hóa, nhưng cũng làm cho con người trở nên siêu phàm nhập Thánh, đó là Đạo.
Tuy trước mắt chưa thấy rõ, mà đột nhiên Linh thông được rộng khắp mọi nơi, đó cũng là Đạo. Trước mắt thấy chết không sao thoát được, nhưng sau lại thoát được, đó cũng là Đạo. Ở nơi thấp hèn, đê tiện nhưng vẫn là bậc đại tôn, đại quí, đó cũng là Đạo. Ở nơi u minh tắm tối, nhưng vẫn thực sự cực cao minh, sáng chói đó cũng là Đạo. Nhỏ chui vào được trong hạt bụi, lớn bao trùm cả trời đất; từ Vô cho đến Hữu, từ Hữu cho đến Vô đó đều là Đạo. Tác Phật, thành Tiên cũng đều là do Đạo vậy.
Nếu xét về nguyên lý cấu tạo, thì chữ Ðạo 道 bắt đầu bằng 2 phết 丷 tượng trưng Âm Dương rồi gạch dưới một gạch 艹 là chữ Nhất và chỉ đó là Âm Dương hiệp nhất chi vị Đạo.
Bên dưới có chữ Tự, 自 nghĩa là: Đạo ngoài 2 khí âm dương ra, thì bên hông còn có bộ xước tức là chữ Tẩu 辶, có nghĩa rằng: chữ Đạo bên trong có 2 khí Âm Dương liên tục tự vận hành bằng quy luật, để sanh hóa ra trời đất cùng vạn vật trong vũ trụ này.
Và trong suốt tiến trình vận hành tự thủy đến chung, không ai làm chủ, không ai ra lệnh, không ai sai khiến mà chính Nó cũng không vận hành sai lệch đi quy luật của chính mình.
Ngoài ra, chữ tự phía dưới trên có hai khí âm dương hợp nhất, ráp lại là thành chữ Thủ 首 . Có nghĩa : cái Đạo này Nó thống lãnh, bao trùm lên tất cả Đạo Lý của thế gian, vì Đạo chính là nguồn gốc của trời đất cùng vạn vật vậy.

Thứ 3. ĐẠO SINH RA VẠN VẬT
-Nếu truy tới cùng bản nguyên khởi thủy của vũ trụ, thì chỉ do một Khí ngưng kết lại tạo thành hỗn hỗn mang mang, thâm thuý khôn lường, tương thân tương hỗ, tương phụ tương thành tạo nên tác dụng mà hoạt động; rồi hoá sinh bao hàm cả vạn vật sinh linh, thật là cực kỳ thần diệu.
Đó gọi là NGUYÊN KHÍ hay TIÊN THIÊN NHẤT KHÍ, sau còn gọi là vật chất siêu vi có từ lúc mới khởi đầu vũ trụ, cũng gọi chính là Đạo lúc còn NGUYÊN THUỶ.
- Khi trời đất bắt đầu khai mở, thì khí Nguyên Thủy này vận động, biến hóa làm cho Hư Vô khai hợp, Sống Mái cảm chiêu, Hắc Bạch ngưng tụ, Vô Hữu hỗ tương tác dụng, hỗ tương chuyển hoán, đạm bạc hư tĩnh, chí thánh, chí thần, áo diệu, linh thiêng, thần minh biến hoá... Giữa cái mơ màng hoảng hốt đó (chỉ cảnh tượng mờ mịt, hổn độn trước khi có trời đất), nhưng cũng đồng thời sinh ra phép tắc, quy luật, thứ tự cho vũ trụ. Đó gọi là THÁI DỊCH là CÁI BẮT ĐẦU, cũng gọi là Đạo sinh Nhất, Đạo vi Thái cực.
- Từ Bản Nguyên của Trời Đất là THÁI CỰC, rồi khí này tự chia làm hai thì bắt đầu thế giới tự nhiên này tự tiện phân hoá, chìa thành ÂM DƯƠNG. Như thế là Nhất sinh Nhị,còn gọi là HƯ HOÀNG.
- Khi Âm Dương đã tách biệt, thế là đã có Trời Đất, có Con Người, cũng gọi đó là Nhị sinh Tam, là khí HỖN NGUYÊN
Trong đó, khí Dương khinh thanh (trong nhẹ) bay lên làm Trời, sáng láng, rực rỡ, sinh ra Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần. Cho nên Trời thì xoay trái, Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần thì xoay phải. Khí Dương trong sáng bay lên làm Trời. Cho nên Trời có Phong, Vân, Lôi, Vũ. Âm khí trọng trọc, ngưng trệ lắng xuống đất, thành sông biển, thành núi non, thành ngũ cốc, thảo mộc tốt tươi. Hang núi sinh tạo ra mây, sơn trạch núi đầm nhằm để thông khí.
Nếu như Âm Dương bế kết không giao nhau, thì sẽ có sương tuyết và lạnh giá đóng lại thành băng. Âm khí trọng trọc sẽ ngưng đọng và tụ xuống dưới, đóng vào hang động mà sản sanh ra Ngũ cốc, Bát thạch. Bát thạch tức là những chất Liệu Đơn gia dùng luyện đơn. Đó là: Đơn Sa, Hùng Hoàng, Thư Hoàng, Không Thanh, Lưu Hoàng, Vân Mẫu, Nhung Diêm, Tiêu Thạch.
Trong cõi trời đất này, nhờ chính khí Âm Dương giao hoán nhau mới sinh ra thánh, hiền, tiên, phật, thứ dân, hiền ngu, thọ yểu, các loài do Thai, Noãn, Thấp, Hoá sanh... Như Người, Thú vật là từ thai sanh; chim chóc, cá rùa là Noãn sanh, các loài sâu bọ như trùng, yết là Thấp sanh hay trong tự nhiên xuất hiện, như Chư Thiên, Địa Ngục là do Âm Dương biến Hoá mà sanh. Như thế mới gọi là Tam sinh Vạn vật.
-Cổ Đức nói: «Vật gì cao như Trời, là cái đó sinh ra Trời vậy. Cái gì to như Thái Hư, chính cái đó là Hư Không vậy. Cho nên gọi Đại Đạo là mẹ của Hư Không, Hư Không là Cha Mẹ của trời đất.» là vậy.
Lý do vì Trời đất to lớn nên có thể sinh ra vạn vật. Hư Không rộng lớn vô biên, vô tế nên mới sinh ra được Trời Đất.
Còn cái Không của Không Trung, thì có thể sinh ra hư không. Nên nói: Sinh thiên địa, sinh vạn vật, đều là do cái Không Trung này làm chủ vậy. Cũng chính vì cái Không trung này không phải là Không, nên nó có thể vừa thâm nhập vào Thiên Địa, thâm nhập vào vạn vật làm bản Tính để vừà biến hoá ra vạn vật, vưà làm chủ tể của vạn vật.
Cho nên, không thể gọi cái Không Trung này là không có gì mà lại có quyền năng thâm nhập vào bản tính của Thiên Địa, làm chủ tể sự biến hoá ra cả trời đất, cùng muôn loài vạn vật như này được.

Thứ 4. LUẬN VỀ TÍNH MỆNH
Ở đời, không có học thứ gì hơn ngoài việc học về Tính Mệnh. Hiện nay người đời có rất ít ai hiểu biết về Tính Mệnh, kể cả của chính mình.
Tính là gì? Tính là thứ vật chất (Khí) NGUYÊN THUỶ CHÂN NHƯ, hay cũng gọi là một điểm Linh quang xuất phát từ Khí Tiên Thiên phân chia xuống.
Mệnh là gì? Mệnh cũng là một loại vật chất (Khí) chí Tinh (cực kỳ tinh anh), chí thuần (cực kỳ thuần khiết) cũng từ Khí Tiên Thiên phân chia xuống. Có nghĩa rằng: loại Khí Chất Tinh anh trong thân người là thứ tịch nhiên bất động, nó vốn rất cương kiện, trung chính và thuần tuý. Tinh này cũng là nơi nương tựa của Khí, ngoài việc làm căn bản cho Mệnh ra, thì Tính cũng nương nhờ vào đó mà trở thành người điềm đạm hư vô hay, phàm phu tục tử.
Nói chung giữa Tính và Mệnh đều có gốc từ Khí Tiên Thiên vốn không phải là hai, cho đến khi phân chia xuống cấu tạo thành người ở khí Hậu Thiên rồi, thì có Tính là phải có Mệnh, có mệnh là phải có Tính nên mới gọi thành 2. Nhưng cả hai Tính và Mệnh đều xuất phát từ trên Trời (khoản không) nên mới gọi Mệnh người là do Trời định; Còn Tính sau khi bẩm thụ nơi con người thì Tính ấy, lại do con người tự định đoạt theo tính của trời, hay tính của phàm phu.
Vì thế, có Tính mà không có Mệnh, là không thể thiết lập nên được một con người, có Mệnh không có Tính, thì con người này cũng không thể tồn tại được.
Cho nên là một con người, Tính Mệnh đương nhiên là hợp nhất, có quan hệ không thể tách rời nhau.
-Kinh Dịch viết: Kiền Đạo biến hoá các chính Tính Mệnh.
Cơ Trời biến hoá vần xoay,
Làm cho vạn vật thêm hay, thêm tình,
Kiện toàn Tính Mệnh của mình,
Giữ gìn toàn vẹn Tính lành Trời cho.
(Quẻ Kiền, Thoán truyện).
–Sách Trung Dung cũng viết: Thiên Mệnh chi vị Tính. (Tính ấy chính là Thiên Mệnh.)
-Kinh Huyền Môn của Đạo viết rằng: Mệnh là Khí, người tu hành phải lấy Dưỡng Mệnh làm tông chỉ, thông qua luyện dưỡng tại Đơn Điền mà cầu huyền, lập giáo. Cho nên nói rõ về Mệnh, mà cũng bàn sâu về Tính, vì e rằng người tu chỉ biết đến Tính mà cuối cùng không biết gì đến Mệnh.
Như Thiền gia sau thời của Thích Ca ngộ nhận rằng: Thần là Tính, nên họ lấy Dưỡng Tính làm Tông chỉ. Lấy cung Ly để tu luyện lập giáo, dạy người bài trừ tạp niệm mà tu Định, nhập Tĩnh nên Thiền gia bàn nhiều về Tính, mà chỉ nói sơ sài về Mệnh.
Như vậy rõ ràng là không biết nhiều về Mệnh, mà đến cuối cùng cũng không biết gì về Tính! Bởi có hay đâu Tính và Mệnh cả 2 đều không thể rời nhau.
Từ khi lập giáo, Thích và Đạo duy nhất vốn chỉ có một nguồn, không phải là hai. Nhưng Thiền gia sau này chỉ chú trọng Thần Khí, cho dù bên trong nói có hai công dụng chăng nữa, nhưng Tính Mệnh là cần phải song tu, cần phải tu luyện đồng thời thì mới đắc Đạo được.
Còn nếu chỉ lo tu Tánh mà không tu Mệnh, thì khi bản Mệnh bị Bệnh, bị Tử thì Tánh lấy gì nương tựa, lấy gì để tu, lấy gì để tồn tại?
Cho nên cái học của Hiền nhân là: Tồn Tâm để Dưỡng Tính, Tu Thân để lập Mệnh. Còn cái học của Thánh Nhân là: Tận Tính để Chí Mệnh (tận nhân lực tri thiên mệnh), và gọi Tính là khai thuỷ của Thần. Cũng tức Tính là Thần lúc chưa bắt đầu và Thần nhờ đó mà Linh hiển.
Mệnh là khai thuỷ của Khí, mà Khí là gốc tại Mệnh, Mệnh cũng lại là Khí lúc chưa sinh, cho nên gọi Khí là thứ được sinh ra từ Mệnh.
Còn Tinh trong thân người là vật tịch nhiên, như như bất động, vốn rất cương kiện, trung chính và thuần tuý. Tinh này cũng là nơi nương tựa của Khí, vì Tính phải nương nhờ vào Tinh để làm căn bản cho Mệnh.
Thần ngự trong tâm người nhờ có cảm ứng nên mới được thông Linh. Cho nên: ai, cụ, hỉ, nộ, ái, ố, dục gọi là thất tình lập tức được thiết lập, Mệnh cũng phải dựa vào các thứ Tình đó mà sống, Tính cũng lấy đó làm căn cơ, bản Tính cho mỗi con người.
Một khi Tính tự chuyển hoá thành Tâm, thì Nguyên Thần cũng từ trong Tâm mà khởi ra tác dụng chỉ đạo; khi Mệnh chuyển hoá trở thành Thân, thì lập tức được Nguyên Khí từ bên trong lưu hành thông thương để Thân thể cường tráng. Cho nên Thân và Tâm là nơi trú ngự của Tinh và Thần, mà Tinh và Thần lại là căn bản của Tính và Mệnh.
Ngoài ra, Tinh khi thực hiện chức năng hoá dục, biến thiên sanh hóa ra được là phải dựa theo khẩu quyết mệnh lệnh ban hành ra của Tâm; Còn Mệnh khi thực hiện chức năng hoá dục để sanh hóa, cũng phải dựa theo mệnh lệnh, khẩu quyết của Thân mới sanh hóa ra được.
Kiến giải, tri thức đều do chức trách của Tâm mà phát triển ra. Còn tư lự, niệm tưởng lại là do Tâm sai khiến ban truyền ra cho Tính. Cử động, ứng phó là do chức trách được xuất phát từ Thân. Ngôn ngữ, thị giác, thính giác lại là do cái Thân nhưng phải chịu hệ lụy vào cái Mệnh, có hoàn hảo hay không?
.
Trái lại, bản Mệnh cũng bị cái Thân mà phải chịu liên lụy, nên mới có sinh tử luân hồi hay bất sanh bất diệt cũng từ đó.
Tính con người vốn luôn bị Tâm sai khiến, nên Tính cũng còn quản việc quá khứ hay vị lai. Cho nên mới gọi: Còn sinh tử thì chưa phải đi đến chỗ cùng tận của sanh Mệnh; còn Khứ Lai thì không thể đạt đến chỗ cùng tận của Tính là như vậy.
Cho nên trong Trời Đất đều có đầy dẫy Sinh Khí, cùng tham gia góp phần phụ giúp hai bên Tính cùng Mệnh, mà cũng là nhằm hoá dục cho đời sống của vạn vật. Đó mới gọi là bản Mệnh đang lưu hành không lúc nào ngừng cùng với thiên địa.
Chính vì thế nên trong Trời đất có đầy dẫy và vô số các Linh Giác, song hành cùng hai vầng nhật nguyệt sáng soi, đó đều là cái Tính rực rỡ từ thiên phú.
Còn về Linh giác nó vốn có cái gốc ở Tính, nên khi chưa có Tính, thì cũng biết là Tính của ta đã có trong trời đất, gọi đó là cái Tính mới bắt đầu.
Cũng vậy, khi chưa có Mệnh thì Mệnh của ta cũng đã có nên gọi là Mệnh cũng mới bắt đầu. Vì ở nơi Thiên khiếu có hình dáng tròn đầy viên mãn là nơi tàng chứa Tính; ở nơi Địa khiếu có hình vuông là chỗ để tàng chứa Mệnh mà bẩm thụ khí Hư Linh, nên Tính mới được hình thành.
Cũng vì tại nơi không trung của thiên địa lập Mệnh, nên bên trong cũng đã có tàng chứa Thần. Thần ở tại Mũi, Mệng là có nơi chốn tại Đan Điền, Thần tàng phục ở tại Tâm, còn Khí thì tụ kết châu du khắp toàn Thân thể.
Mệnh có nguồn gốc từ NGUYÊN KHÍ, Tính có nguồn gốc xuất phát tại nơi NGUYÊN THẦN.
Tính bao gồn có Khí Chất chi tính ở Hậu Thiên, thường là Tính của phàm phu, và Thiên Phú chi Tính ở Tiên Thiên, là người vốn có bản Tính Trời ban.
Mệnh có Phân định chi Mệnh bẩm thụ của Hậu Thiên và Hình khí chi Mệnh của Tiên Thiên. Người quân tử tu Tính là nhằm để trở về Tiên Thiên nên gọi có nguồn gốc Thiên Phú, đồng thời cũng dùng để khắc chế Tính Khí Chất của người phàm phu.
Tu Mệnh cũng vậy, dùng Hình Khí chi Mệnh của Tiên Thiên mà khắc chế, cải biến Phân Định Chi Mệnh từ khí Hậu Thiên trong thân xác của mỗi con người. Cả hai nếu phân ra mà nói thì gọi là hai, nhưng hợp lại thì chỉ là một. Có nghĩa: Thần sẽ không thể lìa Khí, Khí không thể lìa Thần và nếu trong thân, tu luyện dược Thần Khí hợp nhất một nhà thì cái Tính Tiên Thiên và cái Mệnh Tiên Thiên của ta cũng sẽ thấy được lẽ huyền diệu của tạo hóa, Tính Mệnh sẽ được trường cửu.
Ngoài ra, Tiên Thiên Tính và Tiên Thiên Mệnh cũng là Chân Tính, Chân Mệnh của chính ta, mà cả 2 cũng đều có chung nguồn gốc. Và Chân Tính, Chân Mệnh của ta cũng lại là Chân Tính, Chân Mệnh của Trời Đất, Hư Không vũ trụ nên gọi cả 2 đều cùng một thể.
Cho nên thánh nhân tu trì Giới, Định, Tuệ để Hư Tâm: luyện Tinh, hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, luyện Thần hườn Hư nhằm để bảo trì, giữ gìn Thân Mạng. Một khi Thân Mạng được bảo trì, thì nền tảng của Mệnh sẽ vững chắc, không bị hoại diệt. Có được Hư Tâm thì thể Tính sẽ luôn được tròn đầy, rực sáng. Tính mà luôn sáng thì làm gì còn quá khứ vị lai, Mệnh mà vững vàng thì làm gì còn Sinh Tử?
Ta cũng từng nghe Đức Thích Ca sinh tại Tây Phương cũng biết về Đạo tu luyện Kim Đơn này. Đó mới đúng là Tính Mệnh Song Tu. Đó mới là phương pháp Tối Thượng Thừa. Đó mới xứng là bậc Kim Tiên.
Lữ Tổ cũng nói: «Chỉ tri Tính, bất tri Mệnh, Thử thị tu hành đệ nhất bệnh. Chỉ tu tổ Tính bất tu Đơn, Vạn kiếp âm Linh nan nhập thánh.»
Tức là: Chỉ biết tu Tính, không biết tu Mệnh, Đó là tu hành đệ nhất bệnh, (Tu hành cuối cùng già, bệnh luôn luôn)
Còn chỉ chuyên lo tu Tính chẳng tu Mệnh, là vạn kiếp âm hồn khó nhập Thánh (vạn kiết chịu trầm luân không thể nào siêu thoát).
Lại có kẻ luận rằng: Thai nhi trong bụng mẹ cùng hô hấp phối hợp với mẹ, cho nên Tính Mệnh của mẹ là Tính Mệnh của con; Đến khi ra khỏi bụng mẹ, bị cắt rốn rồi mới được cho là có Tính Mệnh. Nhưng đó cũng không phải Tính Mệnh Vĩnh hằng thực sự của con người, mà nó đã bị lý lẽ vô thường trong tự nhiên cai quản, nên mới ra cớ sự như vậy.
Nếu con người ta ngay từ trong Tính Mệnh hiện giờ mà tu luyện để trở về lại bản thể Kiền Nguyên trong suốt của mình, làm xuất lộ ra Chân Tánh của chính mình hiện hữu ngay trước mắt, thì cũng có nghĩa rằng: Ta đã biết dùng cái Tính Mệnh Vô Vi sẵn có này mà tu luyện kết thành Kim Đơn, thì từ đây sanh mệnh của ta mới được trường cửu vậy.

Thứ 5: Luận về Sống và Chết
Trong đại chúng, con người thường hay thích sống mà sợ chết, nhưng lại không ai biết rõ lý do vì sao lại có sinh tử: có sống, có chết. Rồi cũng không biết khi mình Sinh ra có nguồn gốc từ đâu, khi Chết sẽ đi về đâu?.
Trong khi ở kiếp này cứ mải mưu cầu danh lợi, làm cho đường Sinh Đạo bị suy vi, cạn kiệt gốc Tinh hoa nên cuộc sống đầy rẫy bất an, không làm sao được an nhàn tự tại. Đến khi chết rồi thì đương nhiên chủ Nguyên Thần phải bị trầm luân, lạc lối hoặc đoạ nhập vào lục đạo luân hồi, mà cũng không biết khi mình chết rồi nó sẽ ra sao? Cho nên, sinh mệnh cứ bị luân chuyển triền miên trong vòng sanh tử của vũ trụ.
Vì lẽ đó nên Tiên Phật ra đời để dạy cho con người đại sự nhân duyên, dạy cho biết chỗ từ đâu đến, biết chỗ nào đi về và từ từ dẫn dắt họ thoát ra khỏi vòng khổ ải sinh sinh, tử tử. Trong Kinh Dịch Hệ Từ viết: “Nguyên Thuỷ, yếu Chung”.
Tức dò xem nơi đâu là đầu, đoán xem để biết đâu là cuối.
Nếu biết được Sinh Tử của ta cũng là vật nguyên thủy khởi đầu khi chưa có Trời Đất, thì bậc Tiên Nhân thời cổ đại gượng đặt tên cho đó là Kiền Nguyên, mà đó cũng chính là Bản Lai Diệu Giác của mỗi sinh mệnh người. Rồi cho đến khi vật đi đến chung cuộc, mới gượng đặt cho cái tên, gọi đó là Đạo.
Sinh là sinh ra, mà cái Lý phải sinh ra chính là do ở cái Nhân ấy của Kiền Nguyên. Cho đến lúc phải chết là chết, mà cái Lý phải chết kia cũng là do từ ở nơi Đạo.
Nếu như ai không biết đạo Lý này, thì sẽ không thể đạt đến Đại Đạo vĩnh hằng, trường cửu mà chỉ có thể thấy, biết: sống gọi là còn, chết gọi là mất rồi trầm luân lưu chuyển thâm căn cố đế vào ác đạo, tính mệnh mất còn gì cũng không hứa hẹn được.
Bởi vì trong lúc này sinh mệnh giống như con Rùa sống bị cởi lột cái mai, như con Cua bị luộc nước sôi trụn chín, cái đã sinh thành ra hình thể của ta là Đất, Nước, Gió, Lửa rồi sẽ phân tán mà nguyên Thần cũng lập tức thoát ly, rời khỏi hình thể này.
Vả thế giới kia cũng tương tự như bức tranh thuỷ mặc, vì Thần đã ly hình rồi sẽ không còn biềt đâu là Đông Tây, trên dưới. Rồi trên khoản không vân du ấy, bổng nhiên thấy có chỗ hữu duyên, liền xem đó như một điểm Sáng của Hư Vọng rồi tự thấy thích lắm mà tiến vào, bất kể thực tại ấy ra sao, cho dù đời sống tiếp theo là động hay thực vật!?.
Trong đại khung vũ trụ này, sở dĩ vạn vật tụ hình là do hai khí âm dương giao Thái. Bẩm thụ nguyên lý này mà con người ai ai cũng đều từ sắc dục mà sinh ra. Một khi sự giao cấu đã thành hình, Tinh dịch người cha đã trở thành chủng tử để lưu truyền dòng giống, biến ý tưởng giao cấu kia trở thành thai noãn, mà sinh mệnh sẽ tiến nhập vào tử cung của người mẹ. Tại nơi đây, chủng tử ấy sẽ hấp thụ Tiên Thiên Khí Chất của người mẹ mà nên hình. Trong đó có sự kết hợp cùng tứ đại: đất, nước, gió, lửa, rồi tiếp tục sinh ra chư căn: Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý.
Đồng thời, bên trong thân Tâm cũng hình thành Ngũ Uẩn bao gồm: Sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn và các loại cảm giác, tri giàc, ý thức, tư duy đầy đủ.
Nằm trong bụng mẹ suốt mười tháng thai hoàn, cho đến ngày sinh ra thì tựa như đất lật, trời nghiêng, người mẹ phải rất đổi kinh sợ, bào thai mới chịu vỡ ra cùng với cảm giác y như người leo núi, trượt sãy chân, đầu trúc xuôi xuống, 2 chân treo ngược lên dùng sức yếu ớt mà đạp, đạp để chào đời.
Khi chào đời, hài nhi sẽ la lên một tiếng khổ a để báo hiệu Thiên Mệnh cùng Chân Nguyên con người đã nhập vào Tổ Khiếu. Ban ngày thì thường ở hai mắt, khi tàng ẩn về ngự tại cung Nê Hoàn. Đêm về thì trú ngụ ở Mệnh Môn giữa hai quả âm dương thận và tàng chứa ở Đơn Điền. Rồi phải thường xuyên bú sữa mẹ để nuôi ngũ tạng, phần Khí thì được hấp thu từ hô hấp nhịp nhàng cùng một quy luật của tự nhiên,(Âm Dương) và được phân bổ đều khắp các nơi trong ngoài cùng lục phủ, ngũ tạng. Da thịt lúc này mềm như tơ lụa, trông nhìn vật mà mắt không hề thấy nháy, có khóc nhiều mà tiếng cũng chẳng khàn. Trạng thái ấy của con người như vậy mới thật sự là bản tính của Tiên Thiên, hết sức Trung Hoà cùng tạo hóa, cùng với Đại Đạo vậy. Trang thái này cũng được xem như là: Xích Tử hỗn độn, thuần tĩnh vô tri.
Thời kỳ đầu thuộc quẻ Khôn. (thuần Âm)
Đây là giai đoạn hài nhi từ một tuổi tới Ba tuổi, thì Nguyên Khí mới lớn lên được 64 Thù, (24 thù là 1 lạng), tương ứng với một hào Dương mới sinh nơi quẻ Phục, thuộc chu kỳ thứ 24, tầng pháp lý của vũ trụ,
Đến 5 tuổi, Nguyên Khí lại lớn thêm 64 thù, thì cũng tương ứng với hai hào Dương sinh nơi quẻ Lâm, tầng pháp lý thứ 19.
Đến 8 tuổi, Nguyên Khí lại lớn thêm 64 thù, là tiến lên được ba hào Dương sinh nơi quẻ Thái, tương ứng với tầng pháp lý thứ 11.
Đền 10 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên 64 thù, tiến lần thứ tư được bốn hào Dương sinh ra nơi quẻ Đại Tráng, tương ứng với tầng pháp lý thứ 34.
Đến 13 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên đến 64 thù, là có được năm Dương sinh nơi quẻ Quyết, thuộc tầng pháp lý thứ 43.
Đến 16 tuổi, Nguyên Khí lại lớn lên hơn 64 thù là 6 hào Dương sinh nơi quẻ Kiền, tức là Thuần Dương, tầng pháp lý thứ 1.
Đến giai đoạn này, nhờ trộm lấy Chính Khí của trời đất được 360 thù. Cùng với 24 thù nơi Tổ Khí của bố mẹ, cộng lại là 384 thù đủ để toàn vẹn vòng Chu Thiên của Tạo Hoá, mà tính ra vừa đúng được một cân.
Đến đây thì khí Thuần Dương đã đủ, mà khí Âm cũng chưa có manh nha, nên lúc này Tinh khí phát triển rất sung túc, sức khỏe thể lực rất dồi dào... Nếu như gặp được Chân Sư, người đắc đạo dạy về phương diện Tu Tính, Luyện Mệnh chuyên cần, thì chắc chắn sẽ mau chóng thành đạo viên mãn.
Còn nếu không gặp,thì dường đời cũng sẽ bị cuốn trôi sinh mệnh mình đi theo chu kỳ sanh diệt của quy luật vũ trụ. Và từ đó về sau Tinh khí sung mãn quá thì sẽ bị đầy tràn, dẫn đến dục tình khởi động làm cho Nguyên Khí bị phát tán ra ngoài, bản năng lại không biết kềm chế, kiêng kị và sự tham luyến sẽ không dễ gì mà ngưng dừng.
Cho nên từ 16 đến 24 tuổi, là giai đoạn Nguyên Khí bị hao tổn 64 thù, tương ứng với quẻ Cấu ở tầng pháp lý thứ 44, tức từ quẻ thuần Kiền đã bị một hào âm chiếm mất một hào dương. Và một khi 6 hào dương đã bị 1 hào Âm mới sinh chiếm mất ở dưới, thì xem như phẩm vật hàm chương, kéo theo tính thuần hậu, chất phát tiên thiên của sanh mệnh này cũng dần dần bị xung tán mất.
Nhưng lúc này, tâm tánh con người cũng chưa lìa gốc Đạo bao xa, chỉ ví như vừa dẵm vào lớp sương mõng của hào sơ quẻ Khôn, bởi khí âm thái thịnh lắng xuống nhưng chưa trở thành băng tuyết. Do đó nếu biết siêng năng tu luyện là có thể sẽ được “Bất viễn Phục, vô chỉ hối, nguyên cát” theo nghĩa của hào dương đầu của quẻ Phục. Có nghĩa là sinh mệnh chưa lìa nguồn gốc bao xa, nếu biết quay trở lại mà về, là rất tốt.
Đến 32 tuổi, lại bị tổn hao thêm Nguyên Khí mà bị mất thêm 64 thù nữa, cũng tức chỉ vào pháp lý tầng thứ 33 của vũ trụ là quẻ Độn. Tức 6 hào dương đã bị hai Âm lớn dần cướp đoạt mất, cũng có nghĩa là khí Tinh hoa của dương đức con người dần dần tiêu tán thêm. Trong lúc này, ngoài việc con người bị bức bách về dục tình, thì trong tâm tư phiền não cũng kéo về như bầy ong vỡ tổ, dẫn đến Chân Nguyên bị lưu đãng bên ngoài, ra khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, khí huyết lúc này cũng còn khá cương cường, ý chí và nghị lực cũng còn nhiều quả cảm. Cho nên nếu chuyên cần tu luyện, thì công phu kiến lập Linh Đơn cũng còn rất dễ dàng.
Đến 40 tuổi, Nguyên Khí lại bị hao mất 64 thù, chỉ vào pháp lý tầng thứ 12 quẻ Bĩ. Tức là đang ở vào trạng thái Thiên Địa bất giao, hai khí âm dương không còn hòa hợp. Trong khi lại bị 3 hào Âm bên trong đang lớn mạnh, tiến lên truy bức để đồng hóa các hào Dương bên ngoài.
Lúc này nếu con người chịu tu luyện, thì trong cái nguy của thể chất đang thắng thế , tinh thần đang ngày càng suy vi, thì cũng có thể từ nguy chuyển thành an được. Tức là trong cái nguy cơ cho sinh mệnh, mà vẫn còn có thể bảo tồn được.
Đến 48 tuổi, Nguyên Khí lại hao tổn thêm 64 thù nữa, chỉ vào tầng pháp lý 59, quẻ Quán. Đó là tình cảnh các hào dương đang ở xu thế bị các hào âm đồng hóa gần hết, chỉ còn lại hai dương ở bên ngoài. Cho nên lúc này Dương Đức của con người rất yếu, trong khi các hào Âm đang tiến lên uy hiếp cùng với khí thế rất là cường thịnh. Nếu như con người lúc này chịu tu luyện, thì cũng có thể ức chế được Khí Âm mới thịnh mà phò trợ được Dương Đức của sinh mệnh, cũng vừa mới bị suy vi.
Đến 56 tuổi, lại hao thêm 64 thù và ứng chỉ vào tầng pháp lý thứ 23 của quẻ Bác. Tức là 5 âm đang mạnh tiến, quyết tâm tiến lên tiêu diệt 1 hào dương còn sót lại. Trong khi đó, hoàn cảnh hào dương chỉ trơ trọi có một mình, mà phải chịu áp lực cùng quyết tâm tiêu diệt đến cùng của thể âm, cũng tức là nó phải thường xuyên đối diện trước việc sanh tử tồn vong của sinh mệnh.
Vì thế hào dương này chỉ còn lựa chọn theo pháp lý vũ trụ: Vật cùng tắc biến. Cho nên nó bèn nương theo pháp lý này mà quay trở về lại bên dưới hào đầu của quẻ Khôn, tức thành quẻ Phục để nó phục hồi lại khí chơn dương tưởng chừng như đã bị tiêu diệt.
Trong lúc này nếu con người muốn tu luyện, cũng giống y như tiếp thêm củi cho lò lửa sắp bị tắt, như trận mưa tưới cánh đồng lúa non mới vừa bị héo vậy.
Cho đến 64 tuỗi, quải khí trong người đã phát tán khắp mọi nơi, trong khi Nguyên Khí Trời Đất ban cho cha mẹ là 384 thù, cũng vừa đúng một cân, thì sự hao tán cũng đã gần đến cùng tận. Sanh mệnh lúc này cũng đã tiến đến tầng pháp lý thứ hai, của quẻ thuần Khôn.
Khôn là quẻ thuần Âm dụng sự, cũng tức là hình tượng nguyên vẹn thân xác của con người. Đến lúc này tuy Dương Khí chưa có manh nha gì, nhưng nếu gặp Chơn Sư đắc đạo truyền dạy và biết siêng năng chuyên cần tu luyện; thời thời tài bồi tiếp ứng, thì Âm cực cũng sẽ biến động mà sanh hóa ra Dương. Đồng thời tương lai sau tiến trình thực tu sẽ phục hồi lại Tinh Khí của Tiên Thiên, mà phản lão hoàn đồng và mới có thể nói đến việc đắc đạo trường sanh bất tử..
Vì lý của vũ trụ hễ tiến lên cùng cực rồi thì sẽ lui về lại bên dưới, biến từ Nhu trở thành Cương, biến từ già yếu bệnh tật trở nên trẻ khoẻ trở lại, đó là đạo lý.
Cần lưu ý rằng: Nếu lúc này không gặp được bậc Chơn Tu Đắc Đạo truyền dạy, mà vẫn chăm lo tu tâm, tu phước cùng luyện tập những bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thì cũng có thể bảo vệ được một cuộc đời tàn. Bởi vì cho dù có tu luyện pháp môn gì gì đi nữa của thế gian, có tập luyện trường kỳ bộ môn gì gì đi nữa, bất quá cũng chỉ có thể bồi bổ Tinh Khí Hậu Thiên, mà không thể phục hồi được Tinh Khí của Tiên Thiên đã mất.
Cho nên không thể ngăn dừng lại được tiến trình lão hóa, thân thể già nua, già có khi đám trẻ con thấy cũng đều khiếp sợ! Và khi thọ mạng đã hết là quỷ sứ cũng đến câu hồn, tùy theo duyên nghiệp mà lập tức tiến vào luân hồi chuyển kiếp.
Đây cũng là nội hàm các tầng pháp lý: Hư hoá Thần, Thần hoá Khí, Khí hoá Huyết, Huyết hoá Hình, Hình hoá Anh Nhi, Anh Nhi hoá Đồng, Đồng hoá Thiếu, Thiếu hoá Tráng, Tráng hoá Lão, Lão hoá Tử. Tử lại hoá Hư, Hư lại hoá Thần, Thần lại hoá Khí, Khí hoá thành Tinh, hoá hoá không ngừng, như cái vòng vô cùng tận.
Cho nên vạn vật cho dù không muốn sinh cũng phải sinh, không muốn chết cũng phải chết. Và sẽ mãi bị sinh, mãi mãi bị diệt, vạn tử vạn sinh, không thể thoát ly được khổ hải nơi trần thế. Đó cũng là do cái lý tuần hoàn kiếp kiếp sinh sinh, luân hồi bất tuyệt, vô chung vô thuỷ, như bánh xe nước, nên tam giới phàm phu không ai thoát được sự trầm luân tĩnh nịch này.
Tóm lại, đây cũng bởi vì người đời không biết sự sinh từ đâu đến? Như vậy, tại sao không tham khảo xem trước khi cha mẹ sinh ra, thì từ đâu ta tới. Biết được chỗ từ đâu tới là đã biết được nơi ta sẽ sinh ra. (Từ Vô đến Hữu)
Rồi thế nhân cũng không biết khi mình chết sẽ đi về đâu?. Thế tại sao không khảo sát xem khi ta chết hồn thăng, phách giáng, thân thể rã rời thì ta sẽ chuyển Sinh về đâu?.
Khi biết được chỗ chuyển sinh về đâu rồi, thì khắc sẽ biết được sau khi chết ta sẽ đi đâu, về đâu.(tử Hữu đến Vô)
Duy có điều đặc biệt cần nhớ rằng: Vốn THÂN THỂ ta là có SINH TỬ. Còn TÂM Tánh ta vốn là vô SINH TỬ.
Nhưng với điều kiện con người phải biết tu luyện để phản bổn hồi chân quay trở lại, thì đó mới đúng là Chân TÂM vô SINH TỬ. Còn ngược lại, thì đó chính là TÂM TỬ vậy.
Cho nên, Tiên Phật từ bi thương người nên mới dạy rằng: Nhất thiết mọi chúng sinh đều có một điểm BẢN LAI NHẤT LINH CHÂN GIÁC, chỉ vì hôn mê nơi chốn thế gian nên không ai nhìn thấy, khiến cho Thiên Mệnh chi Tính của mỗi người trôi nổi bồng bềnh theo dòng nước.
Dù đã chuyển qua nhiều kiếp cũng không hề giác ngộ, nên đời đời bị đoạ lạc, làm mất thân mình mà thay vào đó bằng thân xác của một loài sinh vật nào đó, rồi lại gửi hồn mình vào đó làm cho Chân Tính kia, không thể trở lại làm người.
Ta nay lấy Thánh Đạo của trời ban, để cải biến đường đời của chúng sinh, giúp cho chúng sinh vĩnh ly vọng tưởng nơi danh, lợi, sắc, tình trong trần thế để cho thân mình được Trường Sinh mãi mãi như Tiên gia, hay Bất Tử như của Phật gia. Đây cũng là một tầng Pháp Lý của Vũ Trụ

Thứ 6.
VÒNG THUẬN NGHỊCH CỦA TẠO HÓA, VŨ TRỤ
Người thế gian chỉ biết quy luật vận hành Thuận mà không biết quy luật vận hành Nghịch là gì. Thế nào là Thuận? Thuận là vận hành thuận theo quy luật của Tạo Hóa, vũ trụ. Thế nào là Nghịch? Nghịch là đi ngược lại quy luật vận hành theo chiều thuận của Tạo Hóa.
Quy luật vận hành đi theo chiều thuận của Tạo hóa là để sinh nhân, sinh vật và sinh, lão, bệnh, tử... mà từ đó vòng luân hồi sanh tử không lúc nào dừng...
Còn chiều Nghịch lại của Tạo Hóa là chỉ dành cho con người tu hành đắc đạo thành Tiên, thành Phật, bất sinh bất diệt, thọ ngan cùng Trời Đất,
Con người từ khi thành thai sinh ra hình hài, thân thể trở về sau hai mươi tám số đủ, là giao về cho khí Hậu Thiên cai quản. Từ đó, bên trong thì Thất tình Lục dục làm cho mê mờ Chân Tánh của mình, bên ngoài thì có Vạn Duyên, Vạn Sự làm cho mệt mõi, lao tổn thân Hình; rồi nhận Giả làm Chân, lấy Tà làm Chính, coi Khổ làm Sướng, thuận theo đòi hỏi của sắc tướng, của dục vọng, không gì là không dám làm...
Đem 3 báo vật là Tinh, Khí, Thần tam bảo bản lai sanh mệnh của mình ra để tiêu hao, làm cho suy kiệt, dẫn đến Chân Tính viên minh tròn đầy trong sáng, bị lu mờ đi. Cho đến khi hơi thở nơi yết hầu bị đứt đoạn, cũng không biết ngừng nghỉ nên dù Diêm La không gọi, thì mình cũng tự tìm đến nộp mạng.
Rồi từ đó về sau, sanh mệnh luôn bị cuốn theo vòng Sinh Sinh, Tử Tử vạn kiếp trầm luân. Đó cũng là do đời sống thuận hành theo quy luật của Tạo Hóa tự nhiên là như vậy.
Còn những bậc Đại Trí Tuệ, thì trái lại. Họ luôn chủ động cho một đời sống của mình nghịch lại vận hành của Tạo Hóa, nhằm không để cho tạo hóa câu thúc mình, không để cho Âm Dương hun đúc, cai quản mình, không để cho vạn vật khiên dẫn mình, cũng không dễ cho vạn duyên khiên dời mình dong ruổi cùng khắp...
Đó chính là vì ta muốn trồng sen trong lửa, chèo thuyền trong bùn lầy, mượn thân thể của thế gian pháp để tu luyện thành đạo pháp, hành xử y theo nhân đạo để hoàn thành Thiên Đạo, đem hàng vạn ức kiếp, căn trần mà vứt bỏ, quét sạch mọi khách khí, chỉ còn lại Chân khí...
Cho nên mệnh này quyết phải do ta làm chủ, không để do Trời đất định, rồi dần dần quay trở về bộ mặt Càn Nguyên xưa cũ của chính ta mà thoát vòng Luân Hồi, siêu xuất Tam Giới và thân ta sẽ trở thành Thân Kim Cương bất hoại chi vật.
Cho nên, dù sống trong chiều Thuận của Tạo Hóa mà ta vẫn tiếp bước đi theo Chiều Nghịch cũng của chính Tạo Hóa, có khẩu truyền tâm thụ hẳn hoi và tất nhiên cũng m có Chân Sư đắc đạo điểm hóa, chứ hoàn toàn không ai có thể tự nhiên mà biết, mà sáng tạo ra được.
Thế nhưng, đa số học giả của thế gian thường hay tự hào, tự phụ vào ánh sáng trí huệ đom đóm của mình, lại còn đem qua ống khí quản để nhìn, soi rồi mới biết được vài câu thoại đầu, nhớ vài Công Án mà đã cho mình đã ngộ Đạo, đã biết rõ Đạo rồi tự phụ không chịu hỏi han ai, mà chỉ căn cứ dùng mấy lời loạn đàm nơi cửa miệng, không khác chi người mù dẫn bọn mù đi, thật vô cùng tội lỗi!
Rồi lại như một kẻ hồ đồ, không nhận được truyền thụ từ Chân Sư, mà lại sáng nói về Vương đạo, chiều nói về Lý đạo. Với cái sở học của hạng Tiều Thừa, mà cứ tự cho mình là có Đạo hạnh lớn. Cho nên dù có người đạo cao đức trọng ngay trước mắt cũng không chịu hạ mình cầu học, để rồi ngày ngày cứ đi làm bậy, làm bạ, coi Tâm Khí hạ giáng, Thận Khí thượng thăng là Nghịch Hành, hoặc vận khí Hậu Thăng Tiền Giáng làm Nghịch Hành, hoặc coi Hoàn Tinh Bổ Não làm Nghịch Hành, hoặc coi Bế Khí Định Thần làm Nghịch Hành, hoặc Thái Âm bổ Dương làm Nghịch Hành, hoặc đàn bà nằm trên, đàn ông nằm dưới, tất cả đều gọi là Nghịch Hành...
Nếu cứ như thế, thì trăm đường nghìn nẻo đều là tà nghịch với Chánh Đạo, không phải là đường Thuận Nghịch gì của Tạo Hóa, cũng không phải là đường Trường Sinh, trường cửu gì của Đạo.
Họ có biết đâu: Nghịch là quay trở về cùng với Phụ Mẫu Sinh ra Thân ta từ lúc còn nguyên thủy chi sơ từ trên thiên thượng, mà hiện nay ta giống như người đã từng bỏ nhà đi xa, nay lại tự tìm đường quay trở về lại nhà mình.
Tuy nói là Nghịch Hành nhưng kỳ thật vẫn đi theo đúng lý lẽ tuần hoàn của Tạo Hóa vũ trụ (thuận lý nhi hành), đó cũng chính là pháp lý: "Nghịch trung chi Đại Thuận," tức dù cho đi trên con đường nghịch nhưng cũng nằm trên con đường lớn của Đại Đạo.
Đó cũng là một trong những lý do. Ngoài ra, bởi vì ta đang sống tại thế gian, mà phải đi ngược lại đường lối người của thế gian, cho nên cũng thể gọi là Nghịch.
Chỉ có Bàng môn tả đạo vì hiểu nhầm nông cạn về chữ Nghịch này, nên đã bày vẽ ra trăm công nghìn việc, làm khó, làm khổ cho cái thân xác thịt này, để cuối cùng cũng phải bị đọa lạc vào chốn trầm luân, thật phí công tổn sức mà cũng thật là ngu si đần độn vậy.

Thứ 7.
CON ĐƯỜNG NÀO GIẢI THOÁT SANH LÃO BỆNH TỬ.
Trước tiên, phải tìm hiểu Tính Mệnh, tìm hiểu về bản thể con người là gì.
Bản thể con người vốn là đồng thể cùng Thái cực của vũ trụ và đó cũng là Chơn Tâm hay Chơn Tính trong mỗi con người. Cho nên Tam Giáo thánh nhân đều lấy học thuyết Tính Mệnh này ra để dạy cho đời, dạy cho người tu luyện nhằm để giúp họ siêu xuất ra khỏi vòng sinh tử luân hồi của quy luật tạo hóa, vũ trụ.
Đạo Nho dạy: thuận Tính Mệnh để trở về cùng với Tạo Hoá. Lý luận này như thế là đúng, là công đạo vậy.
Thiền tông dạy coi Tính Mệnh hiện tại là hư ảo, để tu luyện đạt đến bậc Đại Giác, Đại Ngộ. Nghĩa Lý đó cũng cao siêu, vi diệu.
Lão tử dạy: Tu Dưỡng Tính Mệnh để đạt đến Trường Sinh. Những lời lẽ đó thật tha thiết, phù hợp với Thiên lý và Nhân ý. Cho nên, Tâm giáo tuy chia ba, nhưng Đạo Lý cũng đều quy về một.
Vì vậy, Nho nói: Tồn Tâm Dưỡng Tính, Đạo nói: Tu Tâm Luyện Tính, Thích nói: Minh Tâm kiến Tính. Tâm Tính ấy chính là cùng một Bản Thể của hư không vũ trụ này vậy.
Biết như vậy, nhưng đến đời kiếp nào mới tu để được giải thoát?
Từ xưa đến nay những bậc vương công, đại phu ai cũng điều biết khuất thân đãi sĩ, tức hạ mình chiêu hiền đãi sĩ. Làm được như vậy chính là vì họ đã thông hiểu lý lẽ của Đạo.
Chu Tử nói: Trong trời đất này, bậc chí tôn là Đạo, bậc chí qúi là Đức, còn thân người thật là nan đắc. Kinh Phật có nói: Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ. Sở dĩ thân người khó được chính là vì sinh mệnh còn phải lo chuyên tu ở tại các loài mang lông đội sừng để gồm thâu đạo đức trong mình, cho đến khi trọn đủ mới tiến lên làm thân người được.
Tiên Triết nói:
Nhân thân nan đắc, kim dĩ đắc, Đại đạo nan minh kim dĩ minh. Thử thân bất hướng kim sanh độ, Cánh hướng hà sinh độ thử thân?
-Tức là : Thân người khó được, nay đã được, Đại Đạo khó hay, nay đã hay.
Thân này chẳng hướng kiếp này độ, Đợi đến kiếp nào, mới độ đây?
Lý do vì người đời không hiểu rõ cái thân này vốn là hư ảo, nó chỉ là Tứ Đại Giả hiệp mà thôi nên thấy sanh đó, rồi tử đó. Một kiếp người qua mau như bọt nước, như tia lửa xẹt trong đá, bừng lên rồi lại tắt ngay. Cho nên người thường có thể sống tới trăm tuổi, nhưng sống tới 70 đã thấy xưa nay hiếm rồi!.
Nay mọi người lại dùng cái thân dễ bị hư hoại của mình, để bôn ba tìm cầu những gì cũng đều dễ dàng xãy ra bất trắc. Một khi đã dứt hơi thở rồi là chết mất luôn, nên mệnh chưa đến số cáo chung, thì Chân Linh đã lập tức đầu thai vào muôn vật khác.
Trong khi đó, có người tuy vinh hoa cực phẩm, lộc hưởng nghìn chung, nhà cửa khang trang mỹ lệ, chứa đầy châu báu, ngọc ngà, cũng đều phải bỏ lại, vì nó đâu phải của ta, nên chết rồi không thể mang theo được.
Chỉ duy nhất còn một cái đem theo, đó chính là tội nghiệp của ta ở nhiều đời, nhiều kiếp dồn lại. Cho nên nói: Cái gì cũng không đem theo được, chỉ có Nghiệp là nó bám chặc theo mình.
Cổ tiên thường nói:
Thiên niên thiết thụ hoa khai dị, Nhất thất nhân thân,tái phục nan. Có nghĩa: Ngàn năm cây sắt hoa nở dễ, Một thân đã mất, khó mà tìm.
-Hay: Thí vấn đôi kim đẳng sơn nhạc, Vô Thường mãi đắc bất lai ma? Tức Bạc vàng ví chất cao như núi, Nhưng quỉ Vô Thường chẳng chịu thâu?
Lữ Thuần Dương Chân Nhân cũng viết: Muôn kiếp, ngàn đời được cá nhân, Mới hay kiếp trước đã gieo nhân.
Hãy thoát mê tân mau giác ngộ, Tránh khỏi luân hồi khỏi khổ tân.
-Duy có điều này cứ nói đi nói lại, đó là điều làm cho mọi người thãi đều hãi kinh, thất sắc. Đó là người muốn giải thoát khỏi luân hồi, không còn bị rơi vướng vào lưới đời của tạo hóa, thì không gì bằng tu luyện Kim Đơn.
Vậy KIM là gì, Kim là cái gì rất kiên cố, ĐƠN là gì, Đơn là cái gì trọn vẹn, tròn đầy và đó chính là Nê hoàn cung ở nơi con người. Là Kiền Nguyên, (Đầu) là Diện Mục( mặt, mắt) của con người. Nếu gọi đó là Đạo, thì đó là Vô Thượng Chí Tôn chi Đạo, nếu gọi là Pháp, thì đó là Pháp tối thượng nhất thừa.
Thánh Hiền trong Tam Giáo, đều theo đường chính này mà thành Đạo. Vậy thử hỏi có còn tìm nơi đâu ra con đường Chính hơn được nữa hay không?
Cho nên gọi đây là cái thang rất huyền diệu để bắc lên Trời, mà cũng là đường tắt để con người thoát phàm nhập Thánh. Đạo ấy, con đường ấy cũng do chính Tạo hóa bày ra rất giản dị, dù cho hạng tiểu nhân ngu muội, nếu biết được mà tu luyện y theo đó, thì cũng có thể thành chánh quả.
Còn có nhiều bậc Chân tu khác, tuy để tâm tu đạo nhưng chẳng chịu lo chuyên cần, tinh tấn hay có chuyên cần tinh tấn mà không bền vững, kiên trì cho nên người tu thì nhiều, mà người thành Đạo thì ít.
Kinh Thư nói: «Biết không khó, mà hành mới khó!” Đạo Đức Kinh viết: Thượng đức văn Đạo, Cần nhi hành chi. Người Thượng đẳng khi nghe biết Đạo, liền ân cần tiết tháo tu theo khuôn mẫu Đạo. Còn chỉ nghe, biết thôi mà không hành, thì làm sao thành Đạo được?.
Có câu:
Ta xưa tu hành được chân quyết, Đêm ngày công phu, không đoạn tuyệt. Một hôm hành mãn, không ai biết, Chỉ thấy hào quang sáng tứ vi.
Mã Đơn Dương Chân Nhân viết: Ơn Thày sâu rộng sao đền đáp, Nguyện xin Diện Bích luyện Chí Chân.
Lữ Tổ nói:
Tân cần nhị tam niên, Khoái hoạt thiên vạn kiếp. Tức: chịu khổ sở một vài năm, Sung sướng muôn vạn kiếp.
Trong cỏi đời này, trời có khi cũng bị nghiêng đổ; đất có khi cũng bị lún sụp; núi có khi cũng bị kiệt; biển có khi cũng bị khô cạn. Chỉ có tu thành đại Đạo, là mới có thể cưỡi gió, cưỡi rồng, cưỡi mây tím ngao du ngoài trời đất, tiêu diêu khoái lạc tận chốn hư không. Vận số của Trời không còn hạn chế được ta; vận mệnh của đời người cũng không còn câu thúc được ta. Xưa cổ tiên thường nói:
“ Đạo của ta truyền ra là một thứ Đạo phi thường, khi tu thành sẽ cướp cả công của Tạo Hóa, lấn cả máy huyền vi của Nhật Nguyệt, Âm Dương”. Đó là vì ta đã đồng hóa cùng Chân thường bản thể của trời đất, vũ trụ nên đời sống ta thọ lâu vô hạn... Vì pháp lý của vũ trụ trong Đạo Đức kinh có nói: "Cố sinh vật giả bất sinh, hoá vật giả bất hoá". Có nghĩa: cái sinh ra vạn vật thì không bị vật khác sinh ra; cái khiến cho vạn vật biến hoá thì không còn bị vật khác làm cho biến hoá...
Vậy thì hãy nhìn lại cái vui của trần tục đi, xem thử có gì để gọi là vui, so với vầng hào quang rọi sáng khắp bốn phương của Đạo.
XƯA NAY NGƯỜI ĐẮC ĐẠO NHƯ CÁT SÔNG HẰNG Người đã làm Hoàng, làm Đế mà đắc đạo thì có Phục Hi, Thần Nông, Hoàng Đế... Ẩn cư mà đắc đạo thì có Lão Tử, Trang Tử, Quan Doãn...; Làm Vương, làm Hầu mà đắc đạo thì có Trương Lương, Hoài Nam...; Ẩn cư nơi sơn nham mà đắc đạo thì có Hán Chung Ly, Lữ Động Tân, Trần Đoàn.v.v...
Trong trời đất xưa nay, Tiên Phật là nhiều vô số kể, “ như cát sông Hằng”. Nếu tra khảo theo sách vở cũng thấy có hơn hàng chục vạn người đã đắc Đạo mà dùng phép «bạch nhật thăng thiên», tức giữa ban ngày bay lên trời cho công chúng ai cũng được nhìn thấy.
Còn có những người thành Tiên xong, là đem cả gia quyến lên Trời cũng có hơn 8 nghìn lượt. Kỳ diệu hơn nữa có Tử Tấn cưởi chim loan mà bay đi; có Cầm Cao cưỡi cá chép chơi nơi vực thẳm; có người sống lâu như Lý Thoát hơn 800 tuổi, hay như An Kỳ Sinh 3000 tuổi. Có người sau khi thành Đạo vẫn còn chung sống mãi mãi trong dân gian;
Có người khi đã hết duyên với các mối quan hệ ở đời rồi thì dùng phép Thi Giải, tức là giả chết mà ra đi như Đạt Ma Sơ Tổ, Dương Trùng Dương Chân Nhân...; Cũng có những người sau khi thành Đạo liền thân thoái ẩn vật nơi núi cao rừng sâu, tự lực cánh sinh, không lưu danh tiếng gì để lại cho hậu thế.
Lại cũng có những người sống trong thâm sơn, hang động người thường có đi vào cũng không nhìn thấy họ... Làm sao nói cho hết được.
Những người cụ thể như thể đấy, trong thế gian này chẳng có thiếu chi. Họ khi ẩn, khi hiện giữa không gian này của nhân loại và không gian riêng của họ thật vi diệu không thể đo lường.
Con người thường không sao biết hết những hành tung của các vị này cho được.
Thứ 8. THUYẾT VỀ TÍNH MỆNH SONG TU
Tính Mệnh song tu, ý chính vốn là dạy cho người tu luyện để thành Tiên, tạo Phật, thành Thánh. Có người nói Phật chỉ lo tu Tính, Tiên chỉ lo tu Mệnh, Nho chỉ lo đạo trị thế... họ phân chia ra làm cho 3 nhà trở thành riêng rẽ, đó cũng chỉ vì không chịu nghiên cứu sâu sắc tông chỉ của 3 nhà.
Ta chốt lại rằng: Bên nhà Phật, tu coi trọng Tính mà trong đó thực sự có giáo ngoại biệt truyền, tứctruyền riêng ngoài kinh sách giáo điển dành cho phổ cập, nên tu phật không phải hoàn tòan không có tu Mệnh. Nhưng đặc biệt là họ mật truyền kín đáo, không cho bất cứ ai bên ngoài biết được mà thôi.
Duy chỉ có điều quan trọng trong việc tu Tính bên nhà Phật chủ yếu là muốn người tu theo tâm Tính mà liễu giải sao cho được nguyên lai gốc gác Chân Mệnh của mình. Cho nên mới để phần tu Tính phát huy, truyền bá rộng rãi khắp cả thập phương mà không giới hạn người vào tu nơi cửa phật.
Bên Tiên gia thì lại chú trọng việc tu Mệnh, mà trong đó cũng có giáo nội chân truyền, tức cũng bí mật chân truyền trong giáo nên cũng không phải không nói về tu Tính, nhưng vì họ hạn chế nói ra mà thôi. Cho nên đối với Tiên gia chú trọng tu Mệnh, cũng chỉ vì muốn người tu Mệnh liễu giải cho được về nguồn cội Chân Tính của mình, để làm cho cái gốc của sinh Mệnh được vĩnh viễn, vững bền dù trải qua bao nhiêu vạn kiếp cũng vô cùng, vô tận.
Nhà phật coi trọng tu Tính, nếu như làm cho công phu tu Tính được viên mãn, mà bên ngoài không tu lập Mệnh vững chắc, thì Chân Tính rất khó giữ do Mệnh bị Bệnh, Tử cuối cùng chỉ còn cái Tính trống không, vắng lặng không còn gì, thì làm sao truyền pháp ra khắp nơi trong sa giới được?
Tiên gia nếu tiến trình tu Mệnh công phu chu đáo, mà bên trong không tu liễu giải được tận cùng Chân Tính, thì Chân Mệnh tuy thủ vững, nhưng lại uổng công phu giữ được xác thân, thì cũng không làm sao xuất hiện thần thông, mà vượt qua Tam giới được?
Như vậy, nhà Phật nhờ có giáo ngoại biệt truyền, mà sa môn tu theo Chân Tính để kiến lập Chân Mệnh, để khi về ở nơi miền cực lạc thường có không gian với vầng hào quang sáng sủa.
Tiên gia nhờ có giáo nội chân truyền, nên tận tu Chân Mệnh mà cũng liễu giải được Chân Tính, thì trong cảnh giới Đại La Thiên cũng được siêu thoát ra ngoài Tam giới.
Cho nên đã là Tiên, là Phật, là Thánh, tất cả đều cũng cùng Song Tu, chẳng phải Đơn Tu mà thành được vậy.
Cho nên đức Thích Ca lúc Thiền định cũng xuất hiện nhiều điều huyền diệu, xuyên suốt từ Đỉnh Đầu cho đến dưới chân. Ca Diếp nói chân thật là: có chuyện lạ về việc đảo lại cây Sát Can. Cây Sát Can là cây cột cờ trước sân chùa, chữ Sát là chỉ ngôi chùa Phật giáo. Đây cũng là một công án của thiền môn. Hãy cùng thử nghĩ xem, ý đó là ý nói điều gì?
Lã Tổ nói: Đơn tu Tính hề bất tu Mệnh, Thử thị tu hành đệ nhất bệnh.
Tức là: Chỉ chuyên lo tu Tính mà không tu Mệnh, kết quả người tu thành đệ nhất bệnh.
Tử Dương Chân Nhân cũng nói: Nhiễu quân liễu ngộ chân như Tính, Bất miễn phao thân khước nhập thân. Hà như cánh kiêm tu đại dược, Đốn siêu vô lậu tác Chân Nhân
Hoặc: "Dầu ngươi liễu ngộ Chân Như Tính, không tránh được chuyện bỏ Thân đi, lại nhập vào Thân khác. Không bằng lại kiêm tu Đại Dược, lập tức vượt lên không để rò rỉ mà tạo thành nên bậc Chân Nhân".
Trên đây chỉ sơ lược đưa ra một vài góc cạnh, để có thể từ đó mà suy luận ra thôi.
Còn pháp tu của 2 nhà, một khi tu luyện đến hành thâm Bát Nhã, Ngũ uẩn giai không, hay Đan chín đại hoàn, mười năm diện bích thì cũng đến Sáu mươi tuổi là 2 tai nghe thuận, bẩy mươi tuổi thì thuận tòng được Chân Tâm. Sau đó thì Tính Mệnh gì cùng đều liễu giải được và cả 2 Tính Mệnh cũng đều tiến lên cảnh giới Siêu Không mà Tiên, Phật, Thánh ai cũng đều thành Đạo như vậy.
Cho nên vị tổ đầu tiên là Đạt Ma có bài ca liễu đạo thế này: Tam gia pháp nhất ban, mạc tác lưỡng dạng khán. Tính Mệnh yếu song tu, Càn Khôn bất hủ lạn. Có nghĩa:
"Pháp của ba nhà vốn là một,
đừng xem đó là hai.
Tính Mệnh cần cùng tu,
Thì Càn Khôn(Tính Mệnh) không hư hoại".
Đã biết rõ như vậy, thì người tu cần gì cứ phải cãi nhau nào là phải trái, nào là Thích Ca còn trong Tam giới, còn bị luân hồi... chứ?
Lại có người nói: Tam giáo thông liền nhau cũng chính vì từ một gốc, mà ai ai cũng đều không hay biết. Nếu như biết được điều này, tất sẽ không vướng vào mâu thuẫn nhau nữa. Nhưng nếu muốn biết có cùng một gốc hay không, cũng rất dễ, ta chỉ cần tìm hết giáo nghĩa, giáo lý trong các đạo đó ra, thì sẽ thấy tất cả đều quy về Nhất Đạo.
Nay giả sử đặt ra một chủ nhân của Đạo ở đây là Tiên Thiên Đại Đạo, cũng chỉ vì chia ra làm Tam giáo mà thuyết pháp rằng: Tam giáo là ba cột trụ của Đại Đạo ta. Phân ra thì nó thành ba, nhưng hợp lại chỉ có một. Bởi, Đại Đạo là không thể phân chia, cho nên cũng không thể có biến hóa. Đạo cũng không thể hợp, cho nên sẽ không bao gồm các tông phái nào vào trong đó được.
Còn nếu như mượn cái cớ để lấy ba trụ cột này ra làm các cực, thì Thích đạo nói tu Tính mà bên trong ngầm nói tu Mệnh, Tiên đạo truyền tu Mệnh mà bên trong cũng ngầm truyền tu Tính. Nho đạo thì lấy việc gánh vác thế gian pháp làm trọng.
Nhưng một khi đã chia ra, bên phật thuyết giảng về tu Tính cũng rất khó cho người nghe hiểu mà tiếp nhận được, Tiên thuyết về tu Mệnh cũng rất hiếm người nghe hiểu đặng, rồi lại bao gồm luôn song song cả Tính Mệnh mà âm thầm bí mật tu.
Từ đấy khiến cho hậu duệ của Tam gia, mờ mịt không biết lối vào rồi tự ý sáng tạo ra các Tổ phái, phân thành các môn tu riêng. Cách làm ấy y như ở dưới đất mà tự vén màn trời, tạo thành chấn động cả trời đất, khiến cho biết bao nhiêu điều thị phi sinh ra, vì đã tạo dựng ra không biết bao nhiêu là cảnh giới, để cho người tu luyện tơ tưởng mà tu về.
Rồi dẫn đến người tu Phật công kích, bài xích người tu Đạo, rồi lại còn biến những ảo tưởng hoang đường từ không có ra nhiều điều diệu tưởng rất kỳ lạ, mà người tu chân chính không nên có.
Cũng vậy, người tu Đạo công kích người tu Phật, rồi cũng cẩn thận hơn lại chỉ rõ ra những suy nghĩ về Chủ Nguyên Thần. Nho công kích bao gồm luôn Phật với Đạo, làm cho đất bằng vậy sóng, cùng với biết bao nhiêu áng văn chương rồi để lại bao điều ngây ngô, ngốc nghếch...
Nhưng nào có biết đâu, cả 3 nhà cũng đều từ 1 Đạo mà phân chia ra, cũng vì con người ngày càng quá rời xa gốc Thiện. Và khi Đạo đã phân ra làm ba, thì đương nhiên trong đó sao không có cái bất đồng, vì ai cũng phải lo truyền ra thuyết giáo cho chi phái của riêng mình đó hay sao?
Trong pháp lý của trời đất, vũ trụ, Tà với Chính không thể xem là cùng loại? Vậy thì làm sao mà không nghĩ về cái gốc, mà cứ ôm đòm nhau nói về cái ngọn của nó không vậy?.
Nay nhà Phật lấy tu Tính kiêm tu Mệnh làm thành một phái, nhà Tiên lấy tu Mệnh kiêm tu Tính làm thành một phái, tức cả 2 đều trộn lộn tu Tính tu Mệnh vào chung một phái. Bởi vì ba giáo phái đó đều là cùng một Đạo phái với nhau, cho nên tu đến cuối cùng viên mãn, mới thấy rõ rằng chỉ có một.
Nói tóm lại, phàm Tính Mệnh thì phải Song Tu, mà công phu cũng chia làm hai phần: Một là Hữu Vi tu Mệnh để Liễu Tính, hai là Vô Vi tu Tính để Liễu Mệnh. Chứ đâu có thể chỉ ngồi Tĩnh Tọa với Không Không mà liễu giải Tính Mệnh được.
Có bài kệ rằng:
Tính Mệnh Song Tu khó mà truyền,
Thật là huyền diệu, lại diệu huyền.
Quyết đem Nguyên Thủy về Vô Thủy,
Nghịch chuyển Tiên Thiên hóa Hậu Thiên.
Kệ viết:
Thổi tắt đèn, làm sáng trò trẻ nhỏ,
Mới hay việc đó tại người nhà. Lời ta nếu có chi công kích,
Thì cũng phi hoa điểm đẹp thân.

Thứ 9.
TU DƯỠNG BẢN NGUYÊN, CỨU HỘ CHÂN MỆNH
1.Người tu ai cũng muốn tu được trường sinh, nhưng trước phải tìm cho được Chân Tâm của mình.
Phàm muốn tu đắc Trường sinh, thì cũng phải biết gốc gác của mình sinh từ chỗ nào. Còn muốn cầu được bất tử, lại cũng phải biết thế nào là con người bất tử. Cho nên nói: Có biết được người Bất tử, thì mới có thể trở thành người Bất tử là vậy.
Con người bất tử ấy Đạo gia kêu là «Thiết Hán», Phật Gia gọi là «Kim Cương». Tức là Chân Tâm, bản lai diệu giác của mỗi con người.
Chân Tâm này vốn là vật rất sáng láng, rất linh không bị mê muội; Nó lại cũng rất trí huệ, sáng suốt. (Minh linh bất muội, Thường tri, thường minh). Về Thể vốn dĩ đó là vật không sinh, không diệt; về Tướng vốn là vật không đến, không đi lại cũng không có quá khứ, mà cũng chẳng có vị lai.(vô khứ, vô lai).
Vật này vốn cũng không biết đã có tự bao giờ, kể cả trước khi đất trời xuất hiện thì Nó đã có và sau khi trời đất xuất hiện nó vẫn còn nguyên vẹn vậy. Nếu lấy chiều cao thì Nó vô thượng, chiều rộng thì vô cùng, độ thẳm sâu thì vô đáy.
Và cuối rồi mới biết: Sở dĩ Trời đất chở che được vạn vật là cũng vì nhờ có Nó, nhật nguyệt vận động không ngừng, sáng soi khắp nẽo cũng là do Nó; Bầu trời hư không cũng nhờ Nó mà rộng rãi, thênh thang ra ; vạn vật muôn loài nhờ Nó mà sanh sanh hóa hoá; các loại súc vật mang lông, đội sừng gì cũng đều là do Nó. Cho đến việc Sinh Tử sống hay chết của vạn vật muôn loài cũng đều do Nó.
Đặc biệt trong Tam giáo, Thánh Nhân tu Đạo cũng chính là tu luyện cái đó, thành Tiên, thành Phật cũng đều do tu luyện đạt đến chỗ đó...Đồng thời đời sống của các bậc Phật,Thánh, Tiên cùng với người phàm phu có chỗ khác biệt nhau bởi mỗi bên đều đi về một nẻo, cũng đều là do Nó tự phân chia ra.
Bởi vậy nên tất cả vạn vật trong thế gian này đều bị cái lý vô thường của âm dương trời đất thôn tính. Nhưng duy nhất chỉ có Nó, là không! Vì bản chất của Nó vốn không sinh, không diệt, ở nơi người gọi Nó là Chân Tâm nên không ai, không có thứ gì trói buộc nổi, bởi Nó vô hình vô tướng, đoan đoan, chính chính, đình đình, đáng đáng, tất cả đều đâu ra đấy. Nhưng do con người thường không ai hiểu được Bản Lai của nó gọi là cái gì, từ đâu đến?.
Nói trắng ra, cái Chân Tâm này của mỗi người cũng là một chủng tử được phân chia ra từ bản thể của trời đất vũ trụ hay còn gọi là Đạo vậy.
Đúng như lời Đức Lão Tử nói: "Có một vật hỗn độn, sinh thành trước trời đất; Nó yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không dừng; đó là mẹ của thiên hạ... Ta không biết tên của Nó là gì, nên tạm đặt tên là Đạo.
Đạo ấy là gốc rể của vạn vật muôn loài, Nó hiện hữu trước khi có trời đất. Nó đã tồn tại tự thuở xa xưa cho đến ngày nay. Nó sinh ra trời, ra đất. ra Quỷ, ra Thần, ra bậc Chí tôn, Thượng đế... Nó ở trên Thái Cực mà không cho là cao. Nó ở dưới Thái Cực mà không cho là sâu. Nó sinh trước trời đất mà không cho là lâu dài. Nó sinh trưởng trước thời thượng cổ mà không cho là già.
Ngoài ra Đạo còn có thể che trời chở đất, mở rộng bốn phương tám hướng; cao thì không có chỗ ranh giới, sâu thì không có chỗ tận cùng; bao bọc lấy trời đất, sinh thành vạn vật mà không để lại một dấu tích.”
Đạo cũng như thể nguồn nước vô tận phún ra, chảy qua chỗ trống rỗng rồi từ từ làm đầy tràn; thế nước chảy cuồn cuộn, cuồn cuộn, nước nếu có đục rồi từ từ trong trẻo lại. Cho nên, để thẳng đứng thì Đạo làm đầy trời đất; để nằm ngang thì lấp đầy bốn biển; vận dụng Đạo thì vô tận, không kể ngày đêm; mở rộng ra thì Đạo bao phủ lục hợp (trên, dưới, bốn phương), cuộn tròn lại thì Đạo [chưa] đầy một nắm tay.
Đạo ước thúc nhưng cũng có thể triển khai; Đạo thâm u mà sáng rỡ; Đạo nhu nhược mà cương cường; Đạo là giềng mối giữ lấy trời đất mà bao hàm cả âm dương; Đạo là giềng mối giữ chắc lấy vũ trụ mà cũng làm sáng tam quang: nhật, nguyệt, tinh; Đạo dày đặc khắp cả vũ trụ mà uyển chuyển, rất nhỏ mà cũng rất tế vi; núi nhờ đó mà cao, vực nhờ đó mà sâu, thú nhờ đó mà chạy, chim nhờ đó mà bay, mặt trời mặt trăng nhờ đó mà sáng; các tinh tú nhờ đó mà vận hành; lân nhờ đó mà rong chơi, phượng nhờ đó mà lượn múa.”
Cho nên mới gọi Chân Tâm con người có cùng một thể với trời đất, vũ trụ này là vậy.