Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Bốc dịch trong Kinh dịch đối với các Vương triều Trung Hoa


Bói Dịch là phép bói dựa vào Kinh Dịch. Kinh Dịch là nền triết lý cơ bản sâu xa lâu đời nhất của Trung Quốc, nó đóng vai trò thống lĩnh trong lý thuyết học thuật, chính trị và xã hội của người Trung Hoa. Khi xem phim “Hoàng Đế cuối cùng”, phần nào chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của phép Bói Dịch trong cung đình. Bất kỳ lúc nào gặp nguy biến, bạn đều thấy, Hoàng đế Phổ nghi cũng đưa tay lên bàn thờ bốc nắm cỏ thi dài cắm trong lọ. Đó là cách Hoàng đế bốc quẻ, sau đó các quân sư xem bói dịch có trách nhiệm nhận lại số cỏ trong tay Hoàng đế để tính xem quẻ cát hung thế nào.
 Đó là các hoàng đế, còn các tướng lĩnh trên đường chinh chiến, chẳng may bị lạc đường, thì cũng bẻ que hay nhặt hoa rụng bên đường bói quẻ để xem nên rẽ bên tả hay bên hữu. Trong các vương triều Trung Hoa, thường có một ban bói dịch trung ương - gọi là ban Bốc phệ triều đình. Ban này ít nhất gồm ba người. Vào năm mới, trước một trận đánh lớn, một tai họa thiên nhiên, hay dò ý một sứ giả nào đó... thì ban Bốc phệ làm việc. Trước khi gieo quẻ, người gieo phải ăn chay, giữ mình thanh tịnh từ ba đến bảy ngày, không được mê hoa luyến tửu, không gần “nữ nhi trường tình” sợ “đoản mất khí anh hùng” của người bói, vì sợ quẻ không nghiệm. Để phục vụ ban Bốc phệ (tức bói cỏ thi) nhà vua thường cắt đặt những kẻ chay sạch cẩn thận coi giữ những lượm cỏ Thi trong lều quán bốc phệ. Công việc đó rất được coi trọng, bởi người ta nghĩ đó là việc đối thoại với trời xanh. Sau thời gian ăn chay tâm niệm, người bói sẽ bốc cỏ Thi để lấy quẻ.
 Việc bốc phệ của triều đình phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc sau:
 1-   Ba người cùng bói dịch, trong trường hợp cả ba quẻ đều giống nhau thì theo ngay, nhưng nếu hai người giống nhau, thì theo hai người giống nhau, nếu ba người ba quẻ khác nhau thì gieo lại.
 2-   Vì vua là thiên tử, con Trời, nên nếu ý dân khác ý vua, mà quẻ lại giống ý vua thì theo vua; nhưng vì “Dân vi quí, quân vi khinh” nên nếu quẻ giống ý dân thì theo dân. Tóm lại, quẻ hướng về vua thì theo vua, quẻ hướng về dân thì theo dân.
 Ngoài việc dùng bói dịch để tìm kiếm dự báo cho tương lai, người Trung Hoa còn dùng bói dịch làm phép an hòa nhân sự; chẳng hạn trong triều đình khi gặp việc dăm bè bảy mối không quyết đoán, thì quẻ dịch sẽ giải quyết bất đồng trong nội bộ. Khi quẻ dịch đã chỉ dẫn, thì sau đó các phe phái đều phải hướng về, vì ý quẻ là ý Trời.
 st

Không có nhận xét nào: