Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Kinh pháp chơn truyền của Sơ Tổ Đạt Ma (phần 1)

Lời tựa :Kính thưa quí chư bằng hữu.Bộ kinh do Đại lão sư Nguyễn Đạo Cơ cùng soạn giả Thuần Hòa ở Khánh Nam phật Đường Gia Định biên dịch ngày Đinh Tỵ, năm Giáp Thìn, 1952 và được nhà xuất bản ấn quán Đạo Đồng, Giảng Xá Cứu Thế số: 219/ 1377, Ấp 4, Hẽm Ngô Tùng Châu, Gia Định, phát hành theo giấy phép số:37/TXB ngày 14-1-1953.
Trong đó, đầu kinh có ghi lời tựa như sau:

 Xưa đức Mạnh Tử có nói: “Nhất sanh tại Đạo nhi bất tri Đạo đa hỷ” nghĩa là con người sanh ra bởi do nhờ Đạo mà chẳng minh cái lý của âm dương tạo hóa. Bởi con người vừa sanh ra cho đến khi chết ai cũng bị lặng hụp trong bể trần lao, thế tình danh lợi; Tửu, Sắc,Tài, Khí, nhà cao cửa rộng , vợ đẹp con đông nên không thể làm sao mà hồi tỉnh cho đặng để suy xét thấu lẽ huyền cơ sống, chết, lại còn chê bai Phật pháp dị đoan.

 Với lại chẵng biết bao nhiêu bạn thiện trí thức nguyện dứt đời để tìm đạo giải thoát, nhưng mà nào đặng toại nguyện, xứng tâm. Đó là vì  trong bá thiên lục bá bàng môn, tam bá ngoại đạo mà chỉ có duy nhất một phép Bát chánh đạo, tức là: Chánh pháp nhãn tàng thôi thì dễ gì khỏi lầm tay bàng môn, ôi thiệt rất xót thương thay.
Nay thấy bộ Kinh Đạt Mạ này, Ngài diễn dạy pháp huyền cơ rất chí lý, vì muốn cho chúng sanh đều thấy để tỉnh ngộ mà tầm nẻo siêu thoát dục giới, rán tầm chơn sư mà cầu học chơn khẩu khuyết để lo tu hành cho tròn đạo quả thì chúng tôi mãn nguyện lắm lắm
                                                              Khánh Nam Phật Đường Gia Định. .
                          PHẦN KINH
ĐỨC ĐẠT-MA là Thái tử thứ ba bên Ấn Độ, bổn tánh hiền lương, tấm lòng bác ái, chẳng mến giàu sang, không tham vương vị, lâm thế nhất nhơn. Ngài phát nguyện tu hành sau được thành chánh quả. Ngài thấy bên Trung Quốc nguyên chúng sanh chưa tỉnh ngộ, chẳng chịu tu hành, chưa thông chánh lý. Ngài quyết đến Đông thổ mà khuyến thiện, dìu dắt chúng sanh vào đường chánh giáo. Ngài đi phổ độ, dùng những pháp môn, cùng kinh sám nội trong bụng Ngài đem ra mà giảng đạo nhưng chẳng ngoài dòng của tam giáo.
Ngày kia, Ngài xuất ngoại qua Đông thổ vừa đến nước Trung Hoa, nhầm đời nhà Lương chợt thấy khí lành của Lương Võ Đế xung lên không trung, thì Ngài biết Lương Võ Đế là người từ thiện, nên Ngài muốn thử cho biết coi người có căn duyên Phật đạo chăng, Ngài liền đi đến Kinh thành vào nơi Kim loan bửu điện đang lúc đại triều. Võ Đế chợt thấy, giựt mình liền hỏi: “Ai đó vậy có phải yêu quái chăng?”

Lão Tổ đáp rằng: “Chẳng phải là yêu quái, vốn tôi là người Tây quốc nhơn dịp thừa nhàn vân du thắng cảnh, chẳng dè đến đây”.
Võ Đế lòng ưa đạo Phật, nghe nói người ở Tây quốc liền mời ngồi và hỏi: “Thầy ở Tây quốc đi qua đến đây, vậy chớ từ đây qua Tây quốc đàng xá bao xa?”
- Lão Tổ nói: “Mười muôn tám ngàn dặm.”
- Võ Đế hỏi: “Đường xa như vậy, mà Thầy đi bao lâu mới đến đây?”
- Lão Tổ nói rằng: “Bần tăng dùng trong nửa khắc thì đến Đông thổ.”
- Võ Đế hỏi: “Nói như vậy Thầy có phải thần tiên chăng?”
- Lão Tổ nói rằng: “Tuy tôi không phải thần tiên, mà cũng được nửa Phàm nửa Thánh.”
- Võ Đế nói: “Nếu Thầy thông hiểu Phàm-Thánh, có khi Thầy cũng biết được sanh-tử của con người chớ?”
- Lão Tổ đáp rằng: “Tâu bệ hạ, tôi biết mà không biết, không biết mà biết.”
- Võ Đế nói: “Trẫm có tám câu thi, cầu hỏi Thầy xin trả lời cho tường trong **c:” Nói rồi liền ngâm:

Mấy kiếp làm người mấy kiếp xong.
Bao giờ giới đoạn sửa mình trong.
Người đam hà vật đền ơn nước.
Ai với ngươi là kết phái Tông.
Ngày nắng nơi mô trai gái hoá.
Đêm sương về ngụ chỗ nào không?
Tám câu trong **c lời han hỏi.
Ai ở thiên đường kẻ ngục gông.

Lão Tổ nghe trầm ngâm rồi tỏ biết Võ Đế chưa đủ phước đức, nên lời nói kiêu căng, liền ngâm tám câu thi trả lời rằng:

Chín kiếp làm người, mười kiếp xong.
Lìa nương giới tửu rửa mình trong.
Ta đem Kinh báu đền ơn nước.
Bồ-Tát ta đồng một phái Tông.
Ngày độ ngàn nhà khuyên chúng khổ.
Đêm Thanh về ngụ chốn am không.
Tám câu vàng đá xin hồi đáp.
Đây thiệt Thiên đường, đó ngục gông.

-Võ Đế nghe ngâm rồi trong lòng nổi giận mà nói rằng:”Trẫm là người đủ phước đức mới được làm vua trị vì thiên hạ, sao Thầy là người tu hành mà lời nói hỗn hào dám buông lời phạm thượng với Trẫm, nói Trẫm là địa ngục, nói như vậy, thiệt Thầy là một vị Hoà Thượng toàn vô đạo lý.”

- Lão Tổ đáp rằng: “Bần tăng có vô cùng đạo lý, mà Bệ hạ không suy xét, không hiểu thấu thành ra Bệ hạ toàn vô đạo lý.” “mà chỗ này không phài là chỗ tốt” (1)
(1) Câu nói: Chỗ này không phải là chỗ tốt, xin đọc giả để ý. Chẳng phải Ngài nói chỗ Đông thổ đâu. Ngài nói: “Cõi hồng trần là ngôi Vương Đế không phải là chỗ tốt, so sánh cái nhàn lạc, thì không bì kịp cảnh Tây phương.
- Võ Đế nói: “Quả nhơn hằng sùng tu đạo Phật 5 dặm lập am, 10 dặm tạo tự, biết bao nhiêu công đức, sao Thầy dám buông lời nói Trẫm là Địa ngục và không phải chỗ tốt. Thầy chẳng sợ mắc tội khi quân hay sao? Bất quá Thầy là một người tu dối, đơn cô độc trượng, hành khất thập phương, ăn dạo khắp xứ. Sao dám khoe mình là Thiên đàng và thông đạo lý, mà buông lời hồ đồ với Trẫm. Tội đáng chém đầu.”

- Lão Tổ đáp rằng: “Chém tôi sao đặng, thân tôi treo tại không trung. Bệ hạ vô phương hạ thủ, đao của Bệ hạ chém ta sao tới.”
- Võ Đế nói: “Nhà ngươi tiến tới 3 bước cũng chết , mà thối lui 3 bước cũng chết.”
- Lão Tổ nói rằng: “Nếu tôi không bước tới, cũng không bước lui, mà tôi bước ngang 3 bước Bệ hạ định lẽ nào?”

Võ Đế nghe nói càng giận dữ, liền truyền lệnh văn võ lưỡng ban, đem Hoà Thượng cầm tại tây lang, đợi ngày mai cao thuyết pháp đài, đem 48 cuốn kinh “Liên Hoa Bửu Toạ” lên đài, thỉnh Hoà Thượng diễn kinh thuyết pháp, nếu thiệt người chơn tu, thấy kinh thì minh-tâm kiến-tánh, còn giả dối thì bị Thiên Lôi đả tử.

Lão Tổ nghe nói trong lòng đã hiều rõ, rồi sau đó bãi triều. Võ Đế về cung, các quan đại thần đem Hòa Thượng trí tại Đại Lang. – Khi đến nơi thì các đại thần hỏi rằng: “Cái tông tích của Hoà Thượng làm sao xin thuật lại cho chúng tôi rõ biết.”

- Lão Tổ đáp lại rằng: “Các khanh, may mấy vị công khanh muốn biết cái tông tích của tôi, hãy lắng tai nghe cho rõ. Cái tông tích của tôi như vầy: “Tôi tùng bổn nhơn, nhứt khí chi lai, còn cái người không chết, không sống là cha mẹ của tôi, còn tôi tên là Trương Tiểu Hoàng Thai, mà Tiểu Hoàng Thai có nhiều anh em, cộng kể 96 ức, có người ở tại triều đình làm Thiên Tử, có kẻ làm quan hưởng lộc triều đình, có người làm giàu, có kẻ đi dạo ta bà, có người chuyển thân làm súc vật, có kẻ tu tiên được thành chánh quả. 
Kể từ Dần hội, anh em tứ tán, đến nay đã bốn muôn năm dư, nay tôi đến đây phổ độ quần sanh, hồi tâm, hướng thiện, mà các ông chê cười tôi rằng giả dối, ý tôi muốn trở lại Tây phương, nhưng tôi chẳng đành bỏ mấy ông đọa lạc.”

Các quan đại thần nghe Lão Tổ nói, ai ai cũng nực cười, cho rằng phong tăng (thầy tu khùng). Rồi đó phân ra ai về dinh nấy.
Rạng ngày Võ Đế lâm triều, bá quan chầu chực, Võ Đế truyền chỉ Hoà Thượng đăng đài thuyết pháp.

Lão Tổ đem 48 quyển kinh xem qua một bận đều thông hiểu, mà Ngài lẳng lặng làm thinh, không chịu khai ngôn thuyết pháp.
- Võ Đế hỏi: “Trẫm mời Hoà Thượng đăng đài diễn kinh thuyết pháp, cớ sao một lời chẳng nói?”
- Lão Tổ đáp rằng: “Tôi kiến tánh xem qua nháy mắt 3000 cuốn sách còn hiểu ý, một khắc 300 bộ kinh ngặt một điều người mê muội, chẳng biết Phật ở Tây phương đến chỉ dùng “Vô Tự Chơn Kinh”, chớ không dùng sắc tướng.”

Võ Đế nghe qua không hiểu ý, nên đoán chắc là người điên khùng, cả giận liền truyền lệnh tả hữu thị vệ bắt Hoà Thượng đuổi khỏi pháp đài.
- Lão Tổ nói: “Nào ai có đợi xô đuổi mà làm chi. Tôi lo cho Bệ hạ ngày sau, đến Đại Thành nhịn đói mà chết, chừng đó sáng mắt ăn năn đã muộn.”

Võ Đế nghe qua càng giận quá, liền truyền tả hữu thị vệ dùng ngọc côn đánh đuổi đi lập tức.
Khi Lão tổ đi ra khỏi điện, ngước mặt lên trời mà than rằng: “Tội nghiệp cho người vô phước, không duyên gặp Phật, mê luyến hồng trần, chỉ tham vương vị, chẳng biết ăn năn hồi tỉnh, quên cội bỏ nguồn, e đến Đài Thành ngạ tử.”

Than rồi liền ngâm 4 câu thi:
Nghĩ thương Võ Đế thiếu căn duyên.
Mê chốn trần gian chắc não phiền.
Sau đến Đài Thành thân ngạ tử.
Cho hay vay trả lẽ thường nhiên.

Lời tiên tri của Lão Tổ sau quả có y như vậy, sau vua Võ Đế ngự giá thân chinh đến Đài Thành, bị vây hết lương phạn nhịn đói mà chết. Có chỗ nói: Kiếp trước của Võ Đế đầu thai làm ông tiều, ngày kia gói cơm vô rừng đốn củi, Ngài để gói cơm trên bàn thạch, vô rừng đốn củi bị con hầu ăn hết gói cơm Ngài giận chém chết con hầu.

Qua đến nhà Lương, ngài đầu thai lên làm vua, còn con hầu đầu thai lên, tên là Hầu Kiển. Lúc vua Lương Võ Đế ngự giá thân chinh đến Đài Thành bị Hầu Kiển vây, làm cho chúa tôi, binh tướng nhịn đói mà chết tại Đại Thành, ấy là oan oan tương báo.(1)

Nói về Lão Tổ khi ra khỏi Hoàng Thành, nhằm Tây phương trở lại. Ngày kia, Ngài đi đến Kim Lăng, đường xá Thành, núi Huỳnh Hoa, là nơi Thần Quang diễn kinh, thuyết pháp đã 49 năm, bổn đạo có 5 muôn người.
Lão Tổ đến, thấy Thần Quang đang thuyết pháp, về khoản tả đạo bàng môn những là: Bố Thiên la, Địa võng, nê ngưu quá hải, mộc mã thừa phong, Nghĩa là: Trâu bằng đất đi qua biển, ngựa bằng cây cưỡi gió, Thần Quang đang thuyết pháp, ngẫu nhiên đặng thấy một vị Hoà Thượng đến, liền hỏi: Ông ở đâu đến đây?

- Lão Tổ trả lời: “Bần tăng ở chỗ gần đây mà chẳng xa.”
- Thần Quang hỏi: “Nếu ông ở gần đây sao mấy ngày rày chẳng thấy đến nghe diễn kinh thuyết pháp?”

- Lão Tổ trả lời: “Bần tăng trong mấy ngày rày không rảnh. Một là lên non hái thuốc linh dược, hai là xuống biển lấy Bửu Trân đặng tu tạo một bồng pháp, bởi công quả chưa hoàn toàn. Bần tăng nhơn dịp rảnh dạo chơi giây lát, đến đây hầu nghe diễn kinh luận văn. Thần Quang thấy lão tổ nói muốn nghe pháp, lật đật giở kinh điển luận một hồi.

- Lão Tổ hỏi: “Ông diễn kinh chi đó vậy?”
- Thần Quang đáp: “Tôi diễn Phật pháp.”
- Lão Tổ hỏi: “Pháp tại đâu?”
- Thần Quang đáp: “Pháp ở trong kinh đó.”

- Lão Tổ hỏi: “Đen là mực, trắng là giấy, làm sao gọi là Diệu pháp? Nếu ông nói giấy trắng có Diệu pháp, vậy để bần tăng vẽ một cái bánh trên tờ giấy trắng, ông ăn vào cho đỡ đói có được chăng?”
- Thần Quang đáp rằng: “Bánh vẽ trên giấy làm sao mà bảo ăn cho đỡ đói được?”
- Lão Tổ nói: “Nếu! ăn cho đỡ đói không được sao gọi rằng huyền diệu! Giấy trắng mực đen, cũng không biết được việc sanh tử của con người, sao gọi rằng diệu pháp? vậy thì cũng nên đốt phức đi cho rồi, để làm chi vô ích.”

- Thần Quang nói:”Ta ở đây cũng 49 năm dư, cũng nhờ những kinh thuyết pháp, phổ độ chúng sanh cả trăm muôn người, sao ông gọi rằng không trúng pháp môn; nói như vậy thì ông khi dễ Phật pháp thái quá.”
- Lão Tổ nói: “Ấy là đạo hữu khi dễ Phật pháp, chớ không phải tôi khi, bởi đạo hữu tu hành mà nghiên cứu không cùng tột pháp môn để ưa làm bàng môn, tả đạo thì không phải là chánh giáo.”

- Thần Quang đáp: “Ông nói tôi làm không trúng phép, vậy xin thỉnh Hoà Thượng đăng đài thuyết pháp.”
- Lão Tổ nói: “Tôi không dùng thuyết pháp làm chi. Tôi vốn ở Tây phương đến đây, chỉ mượn núi Tu Di làm ngòi viết, mượn nước biển làm mực, mượn thiên hạ làm giấy, tả nhứt tự chơn ngôn, nếu ai hiểu được Nhứt tự chơn ngôn, thì hiểu được việc sanh tử của con người và có huyền diệu vô cùng, thì hội Long Hoa sẽ đứng trên người. Đạo hữu lắng tai nghe bài kệ nầy thì sẽ rõ:

Tây phương Đạt Ma thiệt chơn truyền.
Chẳng diễn pháp đài cũng được Tiên.
Muôn cuốn kinh thơ nào có dụng.
Một câu sanh tử rõ huyền cơ.
Thần Quang thuyết pháp, lòng ưa mến.
Ý chắc độ người bước thiện duyên.
Chẳng gặp ngày nay Đạt ma cứu.
Khó ra tam giới cửu tuyền nguyên.

Thần quang nghe Lão Tổ ngâm rồi trong lòng nổi giận, mà nói rằng: “Lão tăng khi ta thái thậm”. Liền xách thiết châu đánh Lão tổ gẫy hai cái răng cửa.

Lão Tồ bị đánh, làm thinh ngậm miệng bỏ ra đi khỏi Dương Xá thành, đến tam kỳ lộ, ngài lấy thuốc linh đơn thoa chỗ bị tổn thương lành như cũ, rồi than rằng: “Võ Đế vô duyên, Thần Quang cũng thiếu phước, mê thế, luyến trần e khó tránh trầm luân khổ ải. Võ Đế chẳng khỏi Đài Thành ngạ tử - Thần Quang ưa tả đạo bàng môn e thuyền đến giang biên nhưng khó qua biển cả. Than rồi ngâm 8 câu thi:

Đông độ ít người có thiện duyên.
Lương Vương mê thế hụt chân truyền.
Thần Quang ám muội ưa tà đạo.
Chẳng biết ta là đấng Phật – tiên.
Kẻ đến Đài Thành lo ngạ tử.
Người qua biển cả sợ không thuyền.
Bao giờ sửa đặng dân hồi tỉnh.
Dắt khỏi mê đồ dạ mới yên.

Ngài tính trở lại Tây phương, đi vừa đến Đông duyên Quang, gặp một ni cô tên Dương Yên Chi giữa tam kì lộ.

- Ni cô hỏi: “Lão tăng ở đâu đến đây và đi đâu đó?”
- Lão Tổ đáp: “Bần đạo ở Tây quốcqua Đông thổ phổ độ chúng sanh tu hành chánh giáo, trước phổ độ Võ Đế vô duyên, sau gặp thần Quang cũng thiếu phước, công quả chẳng thành, Bần đạo tính trở về Tây phương nhàn lạc.”
- Yên Chi nói: “Bạch thầy tôi tên Dương Yên Chi, ở đây tu hành đã lâu, xin mời thầy vào am nghỉ chơn và luận bàn việc đạo.” Lão Tổ theo Yên Chi vô am thẳng vào kinh đường. Yên Chi mời Lão Tổ cao toạ mà thưa rằng: “Bạch thầy tôi trì trai giới sát đã lâu lắm rồi, mà đạo lý chưa thông, bởi chưa gặp minh sư chỉ dẫn, nay tôi gặp thầy thiệt là, tam sanh hữu hạnh, cúi xin thầy từ bi, thâu tôi làm đệ tử, tôi nguyện một xỉ vổ vong (dù cho răng rụng cũng chẳng quên ơn).

- Lão Tổ nói: “Nay nhà ngươi phát nguyện mong cầu chánh pháp, thì chẳng phải việc nhỏ, bời ngươi là thân thể phụ nữ nhơn nên có nhiều điều chẳng tiện. Nếu ngươi quyết chí tu hành thì phải lập đại thệ nguyện, giữ trọn tam qui, ngũ giới nếu không theo lời thệ và bán đồ nhi phế thì phải bị đoạ trầm kha nơi Đại ngục. Ngươi khá suy nghĩ ba phen nhắm làm được thì sẽ dâng minh thệ, ta sẽ truyền đạo cho.”

- Lão Tổ vừa nói dứt lời thì nàng Yên Chi vội vàng quì xuống chấp tay lập thệ như vầy: “Tôi tên Dương Yên Chi cầu minh sư học đạo, nếu tôi đắc pháp rồi, mà quên ơn thầy và bán đồ nhi phế thị chịu muôn kiếp trầm luân khổ ải.”
- Lão tổ thấy cử chỉ của Yên Chi không tề chỉnh và nghe lời thệ bốc hốt thì hiểu biết là thề dối, ngày sau ắt sanh quyệt kế liền ngâm bài kệ giảng kinh, giảng đạo ít câu sơ lược mà không chỉ mối huyền cơ:

Ba phen diện phép muốn rành thông.
Phải rõ trong mình động tịnh công.
Muôn vật hoá sanh trong tam giới.
Đạo bao thiên địa, thấu hư không.
Trong mình thấu đến xương cùng mở.
Ứng hiện 8 phương diệu vô cùng.
Tứ đại thông lưu tâm thiệt chủ.
Trong không hình tướng ngoài không động.
Thường giữ 3 nhà đồng hội hiệp (1)
Trong ngoài như một hiện Nhơn ông.

(1) Ngài dạy Luyện tam huê tựu đảnh, mà ngài nói đại lược, sợ người mới học chưa hiểu, nên tôi thêm vài lời cho rõ: Tam gia là: Thân, Tâm, Ý. Hễ luyện tinh hoá khí, thì thân bất động, luyện khí hoá thần, thì tâm chí tịnh, luyện thần hườn hư, thì ý cho đại định. Nghĩa là: Thân, Tâm, Ý phải cho chí tịnh , và định mới được hườn hư.

Dương Yên Chi nghe giảng đạo mấy ngày trong lòng đã thuần thục liền nghĩ ra một kế. Nay nội Đông thổ việc tu hành, không có người cao thượng, chưa ai đáng chức Quốc sư, chức ấy sớm muộn cũng về tay ta, bởi ta được y-bát chơn truyền, ngặt một điều Lão Tổ còn đây e một ngày kia Võ Đế trọng dụng Lão Tổ thì ta ắt hụt hỏi. Chi bằng ta dùng thuốc độc mà thuốc ổng đi cho rồi, thì chắc là Thần Quang và Võ Đế tôn ta làm thấy, được hưởng lộc thanh nhàn, khoái lạc vậy mới đáng cái công ta tu luyện bấy lâu. 

Yên Chi sắp đặt trong lòng vừa rồi mà chưa kịp ra tay, thì Lão Tổ biết trước cơ gian, Ngài có một đôi thảo hài Ngài lấy ra một chiếc, đề 4 câu thi lên chiếc giầy và làm phép hoá thân, biến ra hình Ngài, giả đau bụng giây phút rồi đứt hơi, còn một chiếc giầy Ngài xách trở lại Tây phương.
Yên Chi thấy Lão Tổ dứt hơi, trong lòng thầm mừng, nàng lo sắp đặt bề mai táng thi hài của Lão Tổ.

Lão Tổ xách chiếc giầy ra đi khỏi Đông duyên Quang vừa đi vừa nghĩ rằng:
“Bụng đàn bà quá lẻ”. Không sợ mắc lời thệ đành vong ân bội nghĩa, hèn chi lời tục có nói “Khả huý phụ nhơn tâm”. Bởi kiếp trước nhiều mê muội, chẳng biết tu hành nên đầu thai sanh con gái chịu điều ngũ lậu, phải tuân tam tùng, hiệp tứ đức, thính mạng ư nhơn, đến ngày nay còn chưa chịu ăn năn hồi tỉnh. Nay nàng cầu xin làm đệ tử của ta, mong cầu diệu pháp luyện thuốc trường sanh, ngặt còn lòng tham muốn vinh hoa phú quí mà sanh điều bội nghĩa, vong ân, e mắc lời thề chịu đáo trầm luân nơi khổ ải. Lão Tổ liền ngâm 8 câu thi rằng:

Thần Quang, Võ Đế vốn không duyên.
Lại gặp Yên Chi tánh chẳng hiền.
Thuốc độc hại thầy đành bội nghĩa.
Thiết châu nhục phó dạ nào yên.
Đã tham cuộc thế đường vinh hiển.
Cũng muốn lên làm Phật, Thánh, Tiên.
Lời thệ luân hồi e khó tránh.
Ối thôi khó thấy động Đào Nguyên.

Lão Tổ ngâm rồi đứng suy nghĩ, “bây giờ chẳng biết đi đâu, xét trong tứ đại bộ châu không có người tu niệm, duy có một mình Thần Quang được tin chút đỉnh, mà cũng có công tu luyện, tuy lỗi lầm mà ta chẳng đành bỏ người đọa lạc. Thôi ta cũng ráng độ người cho thành đạo, ngỏ dìu dắt chúng sanh chốn Đông thổ hồi tâm tu niệm.

Nói rồi Ngày quay chơn trở lại, đi gần đến Dương xá thành Lão Tổ dừng đứng lại, thò tay vào túi lấy ra 10 hột minh châu làm phép biến thân, hoá ra 10 vị Minh Vương thập điện, đội mão tú tài đi vào thẳng nơi pháp đài là chỗ Thần Quang thuyết pháp đứng nép một bên.

Thần Quang vừa muốn lên đăng đài thuyết pháp chợt thấy 10 ông thập điện liền hỏi: “Mấy vị tu sĩ đi đâu đó, có phải muốn nghe thuyết pháp chăng?” “Nếu muốn nghe thì ngồi đây nghe ta thuyết pháp”.

Mười ông thập điện trả lời rằng: “Nghe đồn nhà ngươi tu hành đã lâu năm, thần thông quảng đại, pháp thuật cao cường, năng tri quá khứ vị lai mà không biết căn cước của chúng ta. Té ra là nhà ngươi chưa thông được ngũ nhãn là: Nhục nhãn, Thiện nhãn, Huệ nhãn, Pháp nhãn, Phật nhãn.
- Thần Quang nói: “Ta chưa từng quen mặt, mà làm sao biết được tánh danh”.
- Thập điện đáp rằng: nếu nhà ngươi muốn biết căn cước của chúng ta hãy nghe bài thi này thì rõ:

Từ Vương thập điện chốn Diêm la.
Xử đóan phân minh kẻ chánh tà.
Được phép bắt hồn người tả đạo.
Trừ ra chánh giáo khỏi tay ta.

Chúng ta là: “U minh giáo chủ, thập điện Diêm la Minh Vương đến đây bắt dương hồn nhà ngươi. Thần Quang nghe nói dởn ốc, kinh hồn đứng sửng sốt hồi lâu mới nói: “Té ra mấy ông là thập điện Minh quân hay sao? Cha chả, tôi tu đã 49 năm, diễn kinh thuyết pháp phổ độ cả trăm muôn người, công đức vô lượng mà tránh chưa khỏi tay thập điện Minh Vương hay sao?”

Thập điện trả lời: “Tránh sao cho khỏi, vả chăng việc tu hành có hai đường là chánh với tà. Nay nhà ngươi tu về phe tả đạo, diễn kinh thuyết pháp không lấy điều chơn kinh, chánh lý mà thức tỉnh quần sanh theo đường chánh giáo. Nhà ngươi ưa dùng phương tả đạo, tuy giỏi thông tả đạo bàng môn, cũng từng có thần thông biến hoá song cũng chưa đặng siêu sanh liễu tử. Vì hễ là người còn trong đường sống chết, thì tên còn đứng bộ sổ sanh tử chốn Diêm đình. 
Trong thiên hạ lúc này trừ ra có một mình Hắc Diện Hoà Thượng là Đạt Ma Tổ Sư, tu hành chánh giáo nay đã chánh quả mới khỏi tay của Thập Điện Diêm Vương. Hôm trước người có ghé đây, luận về “Nhất tự chôn ngôn”, mà bị nhà ngươi đánh đuổi, nay người đã trở lại Tây phương, người đó mới thiệt là có chơn đạo.

Thần Quang nghe nói ngẩn ngơ hồi lâu, mới nhớ lại và nói: “Ờ hôm trước có một ông Hắc diện Hoà thượng ghé pháp đài, mà tôi không dè là người đạo đức, nên tôi xúc phạm oai đức của người, nói như vậy, tôi đã lầm rồi.” Vừa nói vừa cúi lạy: Cúi xin thập điện Từ Vương từ bi dung tội khỏi chết, đặng tôi theo Lão Tổ cầu học chân truyền, ngỏ hầu trở về dìu dắt chúng sanh Châu này tu hành theo đường chánh giáo, mới đáng công tôi khó nhọc diễn kinh thuyết pháp 49 năm dư, thì ơn đức của Thập diện Từ Vương ví tài: thanh sơn bất lão, lục thuỷ trường tồn.

Thập điện nói: “Nếu nhà ngươi thiệt cải tà qui chánh, thì ta dung cho khỏi chết”. Nói rồi biến mất.

Rồi đó Thần Quang kêu các tín đồ mà nói rằng: bấy lâu nay ta tu hành theo nẻo đường về tả đạo, thiếu chút nữa mà Thập diện bắt hồn xuống chốn Diêm la, nhờ ta hết lời năn nỉ với Thập điện nguyện cải tà quy chánh nên người mới dung tha ta khỏi chết. Các tín đồ nghe nói không cầm giọt luỵ mà hỏi rằng: “Nay tôn sư đi bao lâu mới trở lại dìu dắt chúng tôi?”
Thần Quang nói: Không hề chi đâu, các ngươi chớ nên phiền muộn, khá lo rồi thầy trò ta còn gặp gỡ lại nhau, ta quyết tầm sư học đạo chơn truyền, ngày sau đắc đạo sẽ trở lại dìu dắt chúng ngươi khá chớ bận tâm.

Một khuyên: Quy Y Phật: Khá định chơn tâm, sớm khai lục dục, giảm đường ân ái, chớ tưởng lợi danh, giờ lòng ở trước Phật niệm hương sám hối.
Hai khuyên: Quy y Pháp: Phép Phật oai nghiêm, không phải lễ chẳng nói, không phải lễ chẳng làm, không phạm phép nước, trong 12 canh giờ siêng làm công quả.

Ba khuyên: Quy Y tăng: Thường thanh thường tịnh, đừng loạn chơn tánh, vào cửa Phật làm điều chánh, thiết kỵ bàng môn.

Bốn khuyên: Cấm sát sanh. Người tu hành lấy nhơn đức làm gốc, người sợ chết, vật cũng muốn sống chẳng khá hại nhau.

Năm khuyên: Cấm trộm cắp. Đấng làm người lấy nghĩa làm trước, lòng đừng tham, một cây cỏ, một sợi tơ, đều có chủ. Người tham của ta, lòng chẳng nhịn, ta tham của người thì người chẳng phục, ắc có sanh họa.
Sáu khuyên: Cấm tà dâm. Lấy danh tiết làm gốc, chớ ham hoa đừng mến sắc, nếu ưa hư danh thì đời chê chẳng hạnh.

Bảy khuyên: Răn rượu thịt. Người trượng phu lập chí làm gốc, chớ mê rượu mà hư danh, uống một chén miệng muốn nói, uống luôn ba chén tánh loạn hành, bị đời chê cuồng sỉ.                                                       
Tám khuyên: Răn nói dối. Làm con người dùng chữ tín làm gốc, chớ nói đều càn quấy, trước xét suy rồi sau sẽ nói, nếu nói sai bị đời chê bất lập. (tục thường nói nhơn vô tín bất lập trường).
Chín khuyên: Miệng tu hạnh hồng phúc, phú quí vinh huê, siêng làm âm chất, siêu thăng thất tổ, nay ta đi tầm thầy học đạo, học phép trường sanh trở lại để độ chúng.
Mười khuyên: Người lành tu phước huệ. Làm lành lớn, làm ác nhỏ, khá lo thương đời, ta tầm Đạt Ma cầu truyền tâm ấn trở về độ chúng, khuyên các người lo làm công quả đồng qua bỉ ngạn.
Thần Quang nói rồi liền ngâm 8 câu thi rằng:

Các ngươi giữ dạ ráng tu hành.
Phải hết bụi trần bỏ lợi danh.
Lập chí lánh xa đường ngũ trược(1).
Giới tâm, luyện tánh sửa mình thanh.
Một phen khó nhọc tâm bền vững.
Muôn kiếp công thành tạc sử sanh.
Tấm mẳng mấy lời khuyên vẹn nhớ.
Ngày sau đắc đạo cũng chung cành.
(1) Trong kinh Di Đà nói: Ngũ trược là: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sanh trược, Mạng trược.

Nói rồi thầy trò cùng nhau rưng rưng nước mắt, chia tay kẻ tới người lui, Thần Quang ra khỏi Vương xá thành thẳng qua Tây phương. Ngày kia đến Đông duyên Quang, xẩy gặp nàng Dương Yên Chi. Yên Chi liền hỏi: “Đạo hữu đi đâu đó có việc chi cần kiếp mà bôn ba dữ vậy?”
Thần Quang đứng dừng lại, thuật các chuyện từ Đạt Ma tới pháp đài, cho đến Thập điện bắt hồn và nói: Nay tôi quyết đi tầm Đạt Ma Tổ sư học phép trường sanh, diệu pháp. Vậy chớ ở đây hổm rày, đạo cô có thấy Hắc diện Hoà Thượng là Đạt Ma Tổ Sư đi ngang qua chốn nầy chăng?
- Yên Chi trả lời: “Lão Tổ hiện thời còn ở tại am tôi, xin mời đạo hữu vào am tôi mà đàm đạo.”
Thần Quang theo Yên Chi vô đến am phân ngôi chủ khách, rồi Yên Chi nói: “Hôm trước lão Tổ ở tại am tôi bảy ngày, thọ bịnh rồi tịch, tôi mai táng Lão Tổ ngoài Đông duyên Quang.”
Thần Quang nghe nói liền khóc, một cách thản thiết mà nói rằng: “Thiệt tôi vô duyên thiếu phước, không gặp cao sư mà tầm chánh lý.
Yên Chi nói: Lão Tổ tuy thác, mà cái đạo hãy còn tại đây, chẳng nên sầu muộn. Thần Quang nghe nói tới mới ngưng giọt sầu luỵ mà hỏi rằng: “Cái đạo của Lão Tổ hiện giờ truyền lại cho ai?”
Yên Chi nói: “Lão Tổ đã truyền lại cho ta, nhà ngươi bớt sầu não thì ta chỉ lại cho.”
Thần Quang nghe nói như vậy, vội vàng quì xuống làm lễ Yên Chi cầu thọ giáo.
Yên chi nói: “Cái đạo rất là quí báu, chẳng nên làm rẻ lắm nếu nhà ngươi muốn học đạo, phải lập đại thệ nguyện ta sẽ trao truyền Diệu pháp.
Thần Quang lập thệ rằng: Việc tu hành đệ tử chưa thông diệu lý, vọng bái minh sư chỉ cách tham thiền, nếu tôi khi dễ Phật pháp thì khó tránh khổ ải, còn quên ơn thì tánh mạng chẳng đặng huờn nguyên.
Yên Chi truyền đạo rằng:

Tu hành luyện đạo ở nơi tâm.
Truyền đạo gạt người tội rất thâm.
Động tịnh, xuống lên bền dưỡng tánh.
Tánh thuần mới đặng Phật lai tâm.
Thấu non, thấu biển thường thường hiện.
Dậy đất, trùm trời ở tại TÂM.
Thông cả càn khôn là thiệt tánh.
Buông ra thâu lại trở về nguyên.

Thần Quang ba phen cầu hỏi tánh mạng nơi mình và nguồn gốc sanh tử.
Yên Chi đáp rằng: “Cái nguồn gốc sống chết có chia trong và ngoài là vầy: Trong hai thấm mỡ thấu xương, đậy úp mình người ứng hiện, mà hoá vật, bên là sáu cửa động tịnh, ngoài hay thấu non tràng biển, bao trời dậy đất thông cả 10 phương, buôn ra thâu lại có một chừng: Bên trong thiệt chơn nhơn ngoài kiếp vậy. Kinh Kim Cang có nói rằng: “Tam tâm là hiện tại, vị lai, quá khứ phải trừ dứt, tứ tướng là: Nhơn, ngã, chúng sanh, thọ, giả tướng chẳng khá có mới đặng ra khỏi luân hồi chi khổ, mới đặng thoát khỏi Diêm quân chi hình.
Thầ Quang nói: “Những lời đạo lý thầy giảng hồi giờ, tôi đã từng diễn dạy cho chúng sanh rồi, cầu xin thầy truyền cho tôi Tiên –Thiên chánh đạo.”

Yên Chi nói: “Đạo ta đã truyền hết rồi còn đâu nữa mà dạy.”
Thần Quang nghe Yên Chi nói thì trong lòng bán tính bán nghi, còn đang trù nghĩ chưa quyết định, bỗng đâu nghe ngoài ngõ có tiếng một ông lão tăng, nói lớn rằng: “Bên Đông thổ thiệt vô duyên thiếu phước, tiếc thay đã gặp Tây phương Đạt Ma Tổ Sư là Phật lâm phàm mà không học đạo, uổng biết là chừng nào để cho người trở lại Tây phương.
Thần Quang và Yên Chi bước ra ngõ mà hỏi rằng: “Lão tăng từ đâu đến đây, mà nói gặp Đạt Ma Tổ Sư.”
- Lão tăng đáp: “Ta trông ở tây phương qua Đông thổ có gặp Lão Tổ tại song Đại Hà, ta có chuyện vãng với Ngài một ngày một đêm.”
Yên Chi nói: “Có lẽ đâu như vậy, lời của lão tăng nói chưa đáng tin, lão tăng lại nói rằng: Hôm trước ta đi tắm tại Tây Dương hồ, còn gặp Lão Tổ tay cầm chiếc giầy, mình mặc áo bồ đoàn đứng trên cây lao muốn qua song thì ta hỏi: Lão tăng đi đâu đó? Ngài đáp rằng: Ta qua Đông thổ trước độ Võ Đế không duyên, dùng Ngọc côn đánh đuổi. Sau độ Thần Quang ít phước lấy Thiết châu đánh ta gẫy răng, sau rốt độ Yên Chi thì bị thuốc độc, nay ta tính qua Hùng Vĩ sơn dưỡng an thân thể, nói rồi Lão Tổ đạp lao qua sông.”

Thần Quang nghe nói quả thật, liền hỏi Yên Chi rằng: “Hôm trước nàng nói Lão Tổ diên tịch, sao nay còn sống?”
Yên Chi nói: “Lời nói của lão tăng không đủ tin, bời khi Lão Tổ tịch một tay ta chôn cất, không lẽ nào chết đi mà sống lại hay là có hai Đạt Ma Lão Tổ. Nếu muốn biết cho rõ việc chơn giả thì chúng ta đồng đến mộ cùng nhau đào lên chiêm nghiệm.”Nói rồi ba người đồng ra đến mộ moi lên, thấy quả có một chiếc giầy có đề 4 câu thi như vầy:

Chiếc giầy Đạt Ma xách về Tây.
Thuốc độc Yên Chi quyết hại thầy.
Tiếc mấy Đông lâm người ít phước.
Thảo hài thế chết để chôn thây.

Thần Quang thấy rõ ràng mới hay Lão Tổ thần thông quãng đại, biến hoá vô cùng, liền từ giã lão tăng và Yên Chi chẳng kể ngày đêm, quyết tới Hùng Nhĩ sơn. Ngày kia đến một song lớn, thấy song gió ba đào nhắm qua không nổi, đứng ngó quanh quất chẳng có một ai, trong lòng nghi rằng Lão Tổ đi ngã khác, làm Thần Quang tấn thối lưỡng nan. Trong lòng đang bối rối, Lão Tổ sớm biết ý liền hoá ra một ông ngư phủ đang thả ghe buông câu.
Thần Quang chợt thấy mừng quýnh, kiêu lớn liền: “xin bác ghé vô bờ cho tôi nói chuyện gấp”. Ông nghe kiêu thỉnh thoảng chèo vô bờ, Thần Quang nói: “Xin bác làm ơn đưa dùm tôi qua bên kia sông”

- Ngư ông nói: nghe nhà ngươi nói làm cho ta bắt lạnh mình, có ai mà dám đưa khách, bởi vì sông thì lớn mà sâu thăm thẳm, sóng gió muôn trùng không thể nào qua cho được, hết thảy trong thiên hạ có ai mà đi đặng.
Thần Quang hỏi: Còn ngoài thiên hạ có ai đi được chăng? Ngư ông đáp rằng: “Hôm trước có một lão tăng chơn đạp cây lao qua sông thì trời êm lặng không có chút gió, ta đáng tiếc cho nhà ngươi lầm lỗi gặp minh sư mà không cầu đạo, không cần đến nay tìm kiếm mà làm chi, chim sổ lồng khó mong trở lại, dễ gì mà kiếm.”

Thần Quang nói:” Tôi đã lầm lỗi rồi, nay ăn năn đã quá muộn vậy chớ bác có biết Lão Tổ qua sông, mà đã đến núi Hùng Vĩ Sơn hay chưa?”
Ngư ông đáp rằng:” có lẽ Lão Tổ đã đến núi rồi, cho nên hổm rày từ sáng chí tối,ta ở tại đây mà chẳng thấy ngài đến chốn này”
Thần Quang nghe nói , trong lòng nóng như lửa đốt và nói rằng :” xin bác làm phước tôi dốc lòng tầm sư học đạo, dẫu có chết cũng cam tâm !

Ngư ông muốn thử coi Thần Quang có bền chí chăng : liền giả đò giận mà nói rằng : Ủa chú mày nói mới lạ chớ , người có việc cần dẫu chết cũng đành, còn ta vô cớ mà biểu ta chết theo ngươi sao ? Nhà ngươi nói liều mạng với ai vậy?
Thần Quang nói:’ người làm phước đâu có mắc họa”. Và cứ năn nỉ hoài.
Ngư ông thấy vậy thì nghĩ rằng:”nay nhà ngươi quyết chí cải tà qui chánh, thì xuống thuyền ta ráng đưa dùm cho”

Thần Quang xuống thuyền ngồi rồi, ngư ông biểu :”thôi, ngươi hãy nhắm mắt lại thì ta đưa cho,bằng mở mắt chìm chết thì chịu”
Thần Quang nghe lời, nhắm mắt và định thần, giây phút thoáng qua đến bờ.Thần Quang mở mắt đứng dậy và nói rằng:”tôi là người tu hành,tay không lưng trống, không có tiền bạc chi mà đền ơn tri ngộ cho bác, nhưng tôi có một lời hứa như vầy. Ngày nay tôi mê muội,nhờ bác đưa tôi qua bờ tầm sư học đạo, ngày sau tôi tỉnh ngộ thì tôi đưa bác lại, ơn đền nghĩa trả tuần hoàn , trời đất tự nhiên” 

Nói rồi Thần Quang từ giã ngư ông, lên bờ quyết thẳng tới Hùng Nhĩ Sơn, ông câu cười chum chím rồi chèo ghe đi mất. Có bài thi làm chứng song Đại Hà như vầy:
Sông sâu thăm thẳm biệt ngàn xa.
Cách cõi Tây phương một Ái hà.
Sóng bủa tưng bừng ghe khó đến.
Gió đưa vùn vụt chẳng thoáng xa.
Muôn trùng nước biếc chia đôi ngã.
Đồ sộ Hùng Sơn trổ một tòa.
Tự cổ người trần ai dám tới.
Một mình Đạt Ma cỡi lao qua.

Nói về Thần Quang từ giã ngư ông rồi bôn ba thẳng tới Hùng Nhĩ Sơn, đến nơi thấy Lão tổ ngồi điềm nhiên trên bàn thạch.Thần Quang làm lễ tám lạy và bạch rằng:” đệ tử nhục nhãn phàm thân nên không biết, tội ấy đáng để thiên lôi đã tử, phục vọng tôn sư từ bi xá tội”Thấy Lão tổ ngồi làm thinh Thần Quang tái tam lai cầu và nói:” Tôi là Thần Quang quỳ dưới đất, giọt lệ dầm dề cầu xin thầy khoan tâm xá tội, bởi đệ tử nhục nhảu phàm thai, không biết gặp Lão Tổ TÂy lai ( là chỗ Tây phương), muôn khẩn ngàn cầu xin tôn sư sá tội. Thần Quang quì trọn một ngày mới thấy LÃo tổ nói rằng : “ vương xá Thành có Tam tạng Kinh, rất nên huyền diệu hơn là khẩu khuyết, sao còn đến Tây phương tìm ta mà làm chi”

Thần Quang quì giọt lệ dầm dề mà thưa rằng : ‘Nay tôi đã ăn năn, xin thầy bỏ qua việc trước”. Thần Quang quì dưới đất một ngáy một đêm, tuyết đống đã quá lưng, ý LÃo Tổ muốn thử coi có tâm đaọ chăng? Nhưng tôi thấy động lòng mà nói rằng : “ Tâm thanh tịnh mà chẳng đặng thanh tịnh, ý an nhàn mà chẳng đặng an nhàn thì khó siêu tam giới, còn vọng ý ắc hoạ đọa trầm luân.”
Thần Quang bạch rằng: “Đệ tử chẳng dám mong cầu làm phật làm tổ, chỉ mong cầu học phép trường sanh diệu pháp, đặng ra khỏi vòng biển khổ vì sợ tánh mạng không toàn, luân hồi khó tránh, khổ hải khó qua, trầm kha địa ngục, mới hôm trước đây có thập điện diêm quân đến đòi bắt hồn do đệ tử tu hành không nhầm chánh lý, bởi đệ tử khẩn cầu khỏi chết, nguyện tầm sư học đaọ chánh pháp chơn truyền.”

Lão Tổ nói “Như muốn cầu chơn pháp thì tua khử tả bàng, đợi cho tuyết đổ ngang lưng thì ta mới truyền đạo”
Thần Quang nghe Lão Tổ nói, tưởng là Lão Tổ biểu mổ bàng quang bên tả (trái), liền lấy dao trong tuí ra mổ máu chảy đỏ mình.
Lão Tổ thấy vậy trong lòng thương mà than rằng :”Thiệt người tâm đạo”.
Liền Đem miếng giẻ lấp chỗ thương tích làm phép hoạ phù cầm máu, tức thì lành mạnh như cũ và than rằng :”Nay bên Đông độ có người tâm đạo như vậy, ắt gặp chơn truyền” Rồi Lão Tỗ bảo Thần Quang lập Đại thệ học đạo.

Thần Quang lập đại thệ rằng :”Tưởng cha mẹ sanh dưỡng, ơn sâu khó trả, công lao khó nhọc, trời che đất chở, Nhật Nguyệt xét soi, quốc vương thuỷ thổ, công thầy dạy dỗ, gieo giống ơn sâu, khó đặng đền bồi. Nếu tôi chẳng thiệt tình cầu đạo để thoát ra khỏi sanh tử, trả đặng năm ơn, khỏi uổng một kiếp phù sinh mà đoạ lạc luân hồi, thì đâu được ngộ đaọ. Hôm nay, duyên lành nhơn đức, khấu thỉnh thần minh soi xét đệ tử cầu đạo, nếu có hai lòng dối thầy gạt tổ, đời đời địa ngục chẳng đặng siêu sanh.”

Lão Tổ nói: “Lành thay, lành thay! bằng muốn tu hành theo chánh đạo, thì tua khử tả bàng là bỏ tả đạo bàng môn, sao nhà ngươi mổ bàng quang bên tả, làm cho máu chảy đầy lưng ấy cũng khá khen cho ngươi, hết lòng cầu đạo, làm gương cho kẻ đời sau khen ngợi. Nói rồi Lão Tổ ngâm kệ rằng:
Ngô bổn lai Đông Độ.
Truyền pháp độ mê tâm.
Kết quả tự nhiên thành.
Nhứt hoa khai ngũ điệp.
Thủ danh viết Huệ Khả.

Thích nôm: Ta qua Đông độ truyền pháp độ mê tâm, một bông đôm năm lá, kết quả thành đạo mới là trí huệ vậy. Ta cho nhà ngươi pháp danh là Huệ Khả (nhứt huê khai ngũ diệp là Đạt Ma Tổ sư tiên tri rằng bên Đông lâm, ngày sau được năm vị tổ, kể thêm ngài là 6 vị).
Nói rồi lão Tổ lấy như lai chơn pháp, thuyết kệ truyền đạo cho Huệ Khả, Đạo thường Tu Tánh làm Căn, Mạng làm Đề. Đạo có Thể Dụng, cây cội nước nguồn; Đạo có bởi khí hư vô cực, động thì làm thái cực, hễ hành đạo chánh lý, thì chẳng lọt ngoài vòng tam giáo:

Có tính mới gieo giống.
Nhờ đất mới có cây (trái)
Không tính không gieo giống.
Không đất cũng không sanh.
Lão Tổ nói rồi, ngồi điềm nhiên bất ngữ (làm thinh).

Thần Quang nghe giảng mấy lời đã hiểu thông hai chữ TÁNH - MẠNG, liền quì xuống đãnh lễ tạ ơn và nói: mong câu ân sư chỉ rõ hai chữ Tả Bàng.
- Lão Tổ nói: “đạo có 3600 bàng môn, 72 giống tả đạo, cho nên kêu là “tả - bàng”, tóm lại là: Thuật , Lưu, Động, Tịnh, Tứ quả chi môn. Còn ta giữ một mối chơn truyền gọi là “Nhứt quán Tiên Thiên Đại Đạo, Tam giáo hiệp nhứt”, chẳng có hai pháp môn.”

- Thần Quang hỏi: “Bạch thầy sao gọi là: Thuật, Lưu, Động, Tịnh, Tứ quán chi môn?”
- Lão Tổ giải rằng: “Thuật giã pháp Thuật giả”. Phàm thư phù, luyện chú, giả dụ như: Đằng vân, Phi không, Bộ hư, Đạp khí bộ đẩu, hô lôi khiển tướng, sái đậu thành binh, ngũ tầng biến hoá, hàng tượng tẩu âm, thất thập nhị bang pháp thuật, thị là giai phi chánh lý, cụ bất đắc siêu sanh liểu tử.
- Nghĩa là 72 phép tả đạo, tuy giỏi biến hoá mà không phải đạo chánh, nên không tránh khỏi đường sanh tử:

- “Lưu giả châu Lưu giả”: vân du thiên nhai, triệu sơn lễ tượng, mộ hoá thập phương, tu tự kiến pháp. Y bốc tinh tường, toán số thôi trắc, năng tri quá khứ vị lai, kiết hung họa phước, ứng nghiệm như thần, cửu lưu tam giáo, chư tử bá gia, khấu đẩu tam muội, nhứt nhứt lưu thông, giai phi chánh lý, cụ bất đắt siêu sanh liễu tử.”
Nghĩa là: phe tả đạo tuy giỏi biến hóa mà không phải đạo chánh,nên không đặng tránh khỏi đường sanh tử.

” Động giả hành động giả”: Thực vụ phúc khí, thể được luyện đơn, triệu lập tọa quy, vận khí chi công, hứt nhứt hữu tác hữu vi, hữu hình hữu tượng chi đạo, giai phi chánh giáo cụ bất đắc siêu sanh liễu tử,còn phải bị luân hồi.”

“Tịch giả tịch tịch giả: Phàm ẩn nam, nhập động, tịnh tọa quang không, sổ tức chi niệm, tuyệt cốc luyện hình, hữu thủ nê hoàng, thủ vĩ lư, thủ cốc đạo, thủ tề lưng, hữu nhãn quang tỷ, tỷ quang tâm, dĩ tâm huyết tát huỳnh đình,dĩ cang phế vi Long Hổ, dĩ tâm thận tát khảm ly, hữu thủ lưỡng nhả chi trung, hữu tu tánh bất tu mạng, hữu tu mạng bất tu tánh, nhứt thiết dương hỏa, âm cô, mạng tu hạt luyện, giai phi chánh lý, cụ bất đắc siêu sanh liễu tử.

- Lại còn những kẻ oan sâu nghiệt nặng, mà chẳng làm chút công quả, tưởng mình hay giỏi muốn xưng làm thầy, làm phật, làm tổ phân môn biệt hộ, dối thế gạt người thì tội chẳng nhỏ biết bao giờ mới đặng siêu thăng thì cũng chẳng phải chánh vậy. khuyên đệ tử gắng y theo lời nguyện mà làm đạo.
- Còn tà đạo là: Lập trận , đánh trống nổi cồn, vẽ bùa, niệm chú, hú quỷ kêu ma, lên đồng vô xác, ngồi nghinh, chữa bệnh, đạo đó là ngoài dòng tam giáo. Lão Tổ bèn ngâm 4 câu thi rằng:
Bàng môn tứ quả phép tinh anh.
Hoán võ hô phong mỗi việc rành.
Tuy giỏi khó xa vòng tứ khổ
Chi bằng theo chánh được trường sanh.

- Thần Quang nghe ngâm rồi hỏi thầy rằng: ”Bạch thầy! tả đạo bàng môn hại người trong vòng sống chết tội rất nặng nề, đệ tử biết ăn năn chừa lỗi chẳng dám quấy nữa, cuối xin tôn sư giải nghĩa bốn chữ: Nhập, Đạo, Lộ, Kỉnh, hạ thủ công trình, sao gọi rằng “ lạc khước cửu chuyển đơn? “
- Lão Tổ phân rằng: ”Hể vào đường đạo phải tuân quy giới để hạ thủ công trình, nhứt quang lập quang khởi đầu Nhứt, Tam, Ngũ, lạc khước cửu chuyển đơn.
- Thần Quang hỏi: Tam giáo có hiệp nhứt chăng.
Lão Tổ đáp rằng:”Tam giáo có một không hai, nếu người nào có phận tu hành thì rõ biết tam giáo hiệp nhứt lý mà đoán được số Nhất, Tam, Ngũ”.
 Thần Quang hỏi:”sao gọi rằng số: Nhứt, Tam, Ngũ”.
- Lão Tổ phân rằng:”Nhứt giả là nhứt quán giả, hiểu chữ nhất ấy là thông vậy. Tam giáo hiệp nhất, là trong thân người có vạn thù quy căn làm nhất khiếu, cho nên Tiên có Bảo Ngươn Thủ Nhất. Đạo pháp có vạn pháp qui nhất. Đạo nho có chấp trung quán nhất, nghĩa là Tam giáo đều có một nguồn mà thôi.”

NHỨT: Là thiên nhứt sanh Thuỷ, “ Trời mới ban đầu sanh nước. Thuộc về cung khảm, cái chơn dương chen vào trong chẳng đặng về gốc. Nếu mà hiểu đặng một khiếu này, thì điều vận Ly Hống là lửa của cung Ly và lấy Huyền Khải làm cho Diên nước của Khãm thủy lên trên, thành Thuỷ Hoả Ký Tế làm cho nước, lửa bằng nhau thì trở về được tiên thiên. Thâu cái ngươn khí trong mình, đem về một tánh ờ trong thì kết thành một hạt giống lúa, nhưng phải giữ một lòng đừng đổi dời và phải kỵ tạp niệm để tránh nó hao tang.

TAM : “Tam gia là ba nhà vậy”. Một tánh chia ra làm ba là: Trong thân mình người có Tinh, Khí, Thần gọi là tam bửu. Đạo Tiên có Tam Thanh là : Ngọc Thanh, Tượng Thanh và Thái Thanh. Đạo Phật có Tan qui là : Qui y Phật, Qui y Pháp, Qui y Tăng. Đạo Nho có Tam cang lãnh là : tại Minh đức, tại Tân dân, tại Chỉ ư chí thiện.
Thiên tam sanh mộc (Trời ba sanh cây) Thuộc về cung Chấn, cái chơn dương của chấn nó ẩn dưới mà chẳng đặng về gốc, nếu rõ đặng một khiếu là: Dương thuộc về mộc, tính nó hay động, còn âm thuộc về kim, tính nó thường hay tịnh.
Đông Tây tương hội, nghĩa là: Kim-Mộc hiệp thì mới trở lại được Tiên thiên, thì trong thân mình Tinh, Khí, Thần mới qui về một tánh ở trong thân thành Tam-Huê-Tụ-Đảnh.

NGŨ: ”Ngũ giã nhơn giã” (5 nguồn vậy). Nghĩa là: Trong thân người có Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận là ngũ tạng. Đạo Tiên có ngũ hành là: kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ. Đạo nho có ngũ thường là: Nhơn, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Đạo Phật có ngũ giới cấm là: Bất sát sanh, Bất dục đạo, Bất tà dâm, Bất tửu nhục, Bất vọng ngữ. Ba cái tôn giáo đều có một lý.

Đạo Trời có Thiên ngũ sanh Thổ (5 sanh đất) thuộc trung ương Mồ Kỷ, nó tan ra ở trên và ở dưới chẳng đặng về gốc. Nếu rõ đặng một khiếu này mà điều vận hô hấp, đem cung Mồ, Kỷ hiệp lại một thì kết được thành kim đơn, trở về lại Tiên Thiên là thân mình được cái huệ của năm tạng qui tụ về một tánh ở trong, thì sẽ luyện được Ngũ Khí Triều Ngươn, mà phải cử ngũ huấn và ngũ giới chớ phạm nhầm”.

Thần Quang hỏi: ”Bạch thầy! Sao gọi là Ngũ Huấn xin thầy chỉ rõ?”
Lão Tổ phân rằng: Ngũ huấn là 5 món thảo mộc, khí vị độc dữ kỵ với phép luyện đơn là: Khói thuốc, hành, hẹ, tỏi, củ kiệu.
*Khói thuốc khắc tạng phế thuộc KIM. Phạm nhầm tạng khí này thì hư phổi.
*Hẹ khắc tạng can thuộc MỘC ,phạm nhầm tổn hại lá gan.
*Hành khắc tạng thận thuộc THUỶ, phạm nhầm thì hư thận.
*Tỏi khắc tạng tâm thuộc HOẢ khí, phạm nhầm thì nó tuyệt hoả.
*Củ kiệu khắc tạng tỳ thuộc THỔ khí ,hễ phạm nhầm là nó phạt hư tỳ.

Người tu hành luyện đơn, mà phạm nhầm ngũ huấn thì không đặng kết được Kim đơn vì nó khắc ngũ tạng làm cho đau ốm, còn phạm nhầm ngũ giới thì ngũ khí không được triều ngươn vậy.
Thần Quang hỏi: Bạch thầy việc ngũ giới đệ tử chưa mấy hiểu cho cùng lý.
Lão Tổ phân rằng: Ngũ giới là:

CẤM SÁT SANH: Vốn thiệt là nguồn nhơn đức, luật trên trời luôn có đức háo sanh. Cho nên cấm giết chết,mà dạy phóng sanh. Người sanh ư Hội dần nơi Đông độ,chịu trầm mai cưủ khổ, người chuyển làm thú, thú chuyển làm người, sống sống chết chết bởi kiếp trước nhiều mê muội, gây tội thâm căn, người ăn thú, thú ăn người, nên tốt nhất là chẳng hại nhau. Vì người đắc đạo muốn về tây, siêu sanh lạc cảnh mà nghiệp quả chưa đền thì đạo rất khó nên,mong về sao đặng. 

Nên tua khá phóng sanh nghiệp trái mới mòn tiêu, phật tuy từ mà oan nghiệt cứ theo phép làm y.Trời sanh vạn vật người cũng động lòng há nỡ hại nhau. Nhưng người đời nhiều ngang ngạnh. thuốc cá giết tôm, hại loài cầm thú thì gây nghiệp càng sâu, làm cho thựơng hoàng gia an luật định, giáng hạ kiếp vận, sai ma vương tứ đại bộ châu đều giấy binh ong, người giết nó, nó giết người trả vay, oan trái. Người tu hành không thương tiếc mạng sanh linh, thì tội tới mười phần. Phật thì từ bi, Nho thì dung thứ mà tiêu cảm ứng. Sáu chữ này nhớ để vào lòng đặng xét mình cùng người vậy.

RĂN TRỘM CẮP: Đây vốn thiệt nguồn nghĩa khí. Trời sanh Trai trí tại ngoài, gái trí tại bên trong vốn thiệt cùng một gốc. Nên lo giữ nghiệp mình, chớ mong làm quấy, khá liệu toan xem chí người như chí mình, nên một cây cỏ, một đồng tiền đều có số phận; một trái tơ, một sợi chỉ, điều có chủ nhân, hoặc là mua, hoặc là bán đều giữ lòng công chánh. Còn nếu gạt người thì chung sài chẳng đặng lâu mà một mình vương tội phạm. Nên vào nhà ai, vàng cùng bạc, đầy cửa đầy nhà dẫu cho trước mặt, hay nơi thường lui tới, một chút cũng chẳng tham. Tham của quấy thì hại nghĩa, ...trái luật thánh nhơn, vào cửa phật hành đại đạo thì phải giữ quy thanh giới tịnh. Chớ dối miệng nói phải mà lòng gạt người tham lam quá lẽ, người tu hành cũng có kẻ thấy lợi sanh lòng, một chữ tài ai đoán nỗi để phá trận mê hồn. Nên kể từ đây, phải thật nghiêm giữ giới mới ra khỏi mê tâm, làm người tu hành mười hai giờ siêng lo công vận, một mảy chẳng tham, một mảy chẳng nhuộm để thuần dưỡng tánh chơn, chờ đến lúc công thành bên thân mình có nhiều của báu dùng sao cho hết. Lúc này chỉ còn lo ăn cơm thánh, mặc áo hiền khoái lạc trường xuân.

RĂN TÀ DÂM: Vốn thiệt nguồn lễ tiết. 
Khá dặn lòng, mau ngăn cấm mỗi khi sanh lòng dục. Nam quang trinh, Nữ quang khiết, sớm mở ý mã, tâm viên. Lòng luôn hỏi miệng, miệng hỏi lòng mình nghiêm lo dè dặt, một mảy chẳng sai phàm tình sớm dứt, giữ trí huệ cho vững bền chẳng loạn để giữ tánh thiện lương. Trai nước Lỗ cần đóng chặt cửa chẳng xem sắc tốt, vào đại đạo đều có phận kết Tiên duyên, cùng Chơn không lão mẫu sanh hoàng thai được chín mươi sáu ức. Từ dần hội xuống đông độ sáu mươi năm chẵn, họ Trương trai, họ Lý gái vay trả luân hồi chẳng dứt, cho đến tam kỳ khai phổ độ chín mươi sáu ức nguyên nhơn mới trở lại nguồn xưa, đặng trở lại về nhà triều bái nương thân. 
Nên người tu hành cấm gây Dâm tục, chặt một đao cho dứt tận lòng tà để gặp sắc tốt tợ Tây Thi, đường tình cũng không hề lai động, mà còn luôn phải hằng sợ sệt sắc như hổ lang xà yết. Bằng răng giữ đặng đến chỗ tinh vi không còn thấy hình, cũng không thấy dạng được thì việc thành Phật Tiên cũng ở bàn tay, nào có khó khăn gì. Người tu vào đại đạo cứ mỗi việc chi trong trời đất đều phải xét mình, xét cho thật gắt lý: do hư dâm cũng bởi tại tà dâm nên người sống nơi sắc thì chết cũng vì nơi sắc. Nếu như người tu đại chí thì phải lập niệm này cứng như sắt đá, luôn hằng nhớ câu: muôn vạn hình tướng đều từ chỗ không mà có, rồi từ chổ có lại quay trở về không. Căn bản đều do chính ở nơi hành trí, đến khi thấu đáo ngọn nguồn thì rỏ ra nhơn cũng không, ngã cũng không, tứ tướng đều cũng đều không thì sẽ được trở lại nhà xưa ở trước mắt mà Tánh thể lại viên minh, muôn đời sáng lạng.

RĂN RƯỢU THỊT: Vốn để ngăn ngừa thanh trược lộn nhau. 
Phải trừ được mùi thơm, dứt được hơi béo thì mới gọi là bỏ **c lấy trong, nên chớ đừng mơ đồ ngon miệng ăn uống thật no lòng mà làm mê chơn, loạn tánh; năng răn cấm rượu làm đầu, khuyên người tu chớ đừng coi là nhẹ. Cái giống rượu tuy là nước mà độc khí lại rất sâu, nên uống luôn ba chén vào trong bụng thì mặt đỏ ngây ngây, uống cho đến say rồi lòng như điên như dại. Cũng vì rựu mà mê việc tà do lòng chẳng tỉnh, chôn luôn liêm sĩ, mất hết đức hạnh rồi mà cũng còn hung dữ dọc ngang.
Chẳng cần luận ngày giờ nào, gặp thân thích là hay mở miệng mắng, đấm tay thoi, hiếp người dưới, lỗi người trên thấp cao, tử sanh tánh mạng cũng đều chẳng biết, tỉnh rượu rồi mới chịu ăn năn, thì ăn năn đà quá muộn. 

Sao chẳng bằng sớm nên lập chí rượu chớ kề môi, khá bắt chước vua Võ Vương không ưa rượu, mà chí thánh luôn tồn tại ở nơi tâm huống chi, rượu độc rất thậm căn làm tổn hư cả Tam bửu, (tinh khí thần) cho nên nó không làm hư hại nước, thì cũng sẽ hư nhà là đều là thứ gieo tai hoạ. Nên thủ quy giới, mà lập chí tu hành chớ lầm tưởng rượu thịt ngon mà không dè dặt, mê đắm rồi cũng có ngày khó tránh khỏi nạn loạn thần.
Với người tu thịt động vật vốn thiệt là giống hôi tanh, lại luôn muốn ra công siêu độ thú, sao nỡ đành ăn nuốt chúng. Người tu hành nếu không lo mở đường tiêu oan trái thì đạo cũng khó thành, đến khi chết xuống âm ty Thập điện diêm quân tra xử kẽ tám lượng, người mười cân vì thịt da người cùng thú cũng là vật của trời sanh. Nhưng do người chịu bẩm thụ khí của trời đất, nhẹ thanh mà nên Tánh, còn vật cũng vì chịu bẩm thụ khí của trời đất nặng, trược mới được sanh. Nên người tu đã ngộ đạo thì phải tận trừ các cái trược, trược trừ rồi thanh khí mới được thăng lên.

CẤM NÓI DỐI:”Lời thiệt làm gốc”.
Gặp người hiền khi chuyện vãn chớ khá có hư tình, nói phải có kinh điển, đi phải có phép tắc mọi việc đều lấy trung tín làm đầu, nên đến phải cho thanh, đi phải cho minh thì mới khỏi lo sợ mọi nghi ngờ. Người ở thế, cái lỗi lớn là xảo ngôn quyệt luận, nói thiệt rằng gió nhưng lại té ra mưa, dối thế gạt người, rồi đông nói tốt, tây nói xấu, xấu tốt đều cũng không chừa. Lại còn người bộ từ bi mà lòng thiệt hung dữ, miệng phật lòng rắn, cái lưỡi như con dao giết hại người, cái Ý như con dao chém chết người làm cho già, trẻ phân ly. 
Người tu hành lòng răn không nói dối, nói là có chỗ tín đem mọi huê ngôn cùng xảo ngữ thảy ra trừ hết, mà khá dùng những lời chân thật, hiếu để, trung tín. Nói để cho người biết được lễ nghĩa, biết được liêm sĩ, hay dùng để dạy người nghịch khuyên thành người thảo, dâm tà khuyên thành trinh chính; tà khuyên cho chánh, ngu khuyên cho hiền, kẽ dữ hoá người lành là nói để răn sữa lòng người, mỗi một chỗ đều dùng khuyên đặng.

Do vậy nên người có lòng trung tín, không tà dại, không ngang dữ thì thấy được đời sống thanh bình. Đó cũng vì trời đất tín hiệp nhau mà bốn mùa đều nhau tạo thành chữ tín cho muôn vật lấy đó làm gốc, còn nếu như trời đất không thật, không tín thì làm sao có được thế giới nhơn luân.
Còn nói cho rộng ra thì Trời có chữ tín của NHẬT NGUYỆT cùng các sao Háo tinh đẩu bính. Đất có chữ tín của đất, nước, gió, lửa vận chuyễn đến đỉnh Côn lôn. Năm có chữ tín ở bốn mùa nóng, mát, ấm ,lạnh. Tháng có tín sóc, vọng chẳng sai phân hào. Ngày có tín mười hai giờ tý ngọ làm y mực thước. GIờ có tín mỗi giờ tám khắc năm phân. Dịch có tín của quái Càn, Khôn, Khảm ly làm định. 

Tín ấy thuộc thổ một thông ra ngũ thường để làm mực; hai thông đến ngũ hành để làm thước. Nên trời, đất, năm, tháng, ngày, giờ đều bởi chữ tín mà vận hoá ra thành muôn vật, cùng muôn dân. Dùng ứng tín mà sanh, sanh sanh – hoá hoá đều có một nơi chữ tín. Bằng không tín thì sẽ trái lại: hoá cũng không được hoá, sanh cũng chẵng được sanh. Nên luật của ngũ thường, ngũ giới rất khá linh nghiệm nhưng phải hiệp cùng ngũ hành thì mới được Tam huê tụ đảnh.
Giải nghĩa luật ngũ giới rồi, thì Lão Tổ ngâm 4 câu thi rằng:

Tu hành ngũ giới với tam qui.
Hai nẻo cho xong mới kịp thì.
Tứ cú kim cang phân chỉ rõ.
Muốn về lạc cảnh phải làm y.
Thần Quang thưa rằng:” Bạch thầy! luật tam quy, đệ tử đã hiểu mấy mấy chổ đại khái, còn việc nghĩa lí phân tích chưa thông, cúi xin thầy từ bi chỉ dạy.
Lão tổ liền ca luật Tam qui rằng:

QUI Y PHẬT: là phật từ bi lại thường thanh, thường tịnh. 
Siêng tham ngộ vốn thiệt là Vô Tự Chơn Kinh, chẳng khá tham giàu cùng sang, thế tục phù vân cũng chớ khá mến đường ân ái. Hồng trần sắc tốt, đắm mê tửu sắc cùng tài khí một đao chém dứt cho xong, để học theo đấng trượng phu mau ra khỏi chốn phàm trần. Người đánh ta, ta chẳng đánh lại mà luôn niệm câu thường tịnh Di Đà. Người mắng ta, ta chẳng mắng lại mà luôn dạ dạ liền câu. Người hại ta, người câu chấp ta, ta cũng luôn kính cẩn. Người ghen ghét ta dầu nhiều cho mấy, tánh ta cũng chẳng cố. Bài bác ta, ta đã biết cũng luôn lấy lời cung kính hiền lành. Gặp người phải, nói lời lành thì xin chỉ dạy; người phân chia được hiền ngu, nhờ dạy bảo cho thật ân cần. 

Thấy cảnh sanh tình thì phải thường nghiên cứu Phật, Tiên xưa do sao mà động, tịnh? Nếu người chẳng ham học Phật hành trì thì làm sao cho được siêu sanh? Phật, phật, phật vốn bởi thiệt trần duyên đều phủi hết, nên cũng không cần phải phô trương bày ra hình tượng, đó vốn thiệt là dòng của khí Hậu thiên, rồi tất cả cũng đều hư hoại. Duy chỉ có về gốc vô vi thanh tịnh của Thái hư thì mới không có đường nào sống chết; nên luôn đi, đứng, nằm, ngồi, mười hai giờ cũng không lìa thước tấc, cũng đừng phóng tâm mà cứ an định dùng bát nhã tâm. Chuyển vận pháp luân cho tinh hoá khí, cho khí hoá thần huyền diệu cao thâm, nghiã lý khó mà có thể luận bàn. Một khi thần đã huờn hư, hư được huờn vô thì tánh sáng thông linh; Chơn ẩn trong giả, giả ẩn trong chơn, chẵng bằng minh tịnh mới tra tìm ra đặng. Làm người con cháu thảo, với phật vốn thiệt là có nhơn duyên. Ấy thiệt là: Quy y Phật chỉ dạy cho người.

QUY Y PHÁP: Khá kỹ càng, pháp không trái khuấy. 
Pháp là theo quy cũ, diễn theo lễ nghĩa để rửa sạch lòng phàm; trên đãi dưới phải khá từ bi, y theo phép mà dạy dỗ. Dưới cùng trên cũng làm y lễ, chớ đừng để loạn chương trình; nên trong lúc đi, lập phẩm cách áo mão phải thẳng ngay. Trong khi ngồi, phải vững tựa Thái sơn giữ cho đặng Huỳnh đình là chỗ, nơi thờ Phật thật cho trang nghiêm thanh tịnh. Khi thỉnh đức Phật phải cho thật sự vui lòng, bốn thời cúng chí phải luôn nên thành kỉnh. Làm cho Tánh mình thấu được thần minh; luôn tụng chơn kinh để trừ tạp niệm cho thần khí được giao hoà. 
Giáo hóa thì giác ngộ được hiền lương, thuyết pháp độ người phải tùy theo lòng chúng. Thấy đạo hữu khá khiêm hoà, việc hành lễ ắt phải luôn được cung kỉnh; khi học nên dằn lòng, học theo hạ chí của phận người ở dưới, lúc thuyết đaọ cũng chớ nên cười giỡn, lại cũng chớ khá nên tranh luận, hơn thua. 

Đạo Tiên thiên lý vô cùng nhưng cũng đều có chỗ cạn sâu, nên lòng kiêu căng, lòng giả dối, lòng gian tham, lòng quyệt trá cũng phải sớm trừ dứt sạch; Lại còn lòng ghen ghét, lòng thị phi cũng chẳng nên bao trữ. Lòng danh lợi, lòng ân ái chẳng nên chất chứa; lòng tưủ sắc, lòng tài khí tóm lại phải được trừ căn, lòng khắc bạc khá mau trừ hết; lòng cao hãnh, lòng chấp chứa cũng chớ nên kiên cố.
Luật tu hành vốn vô nhơn ngã, trong sóng nước mọi người chẳng sợ nhọc, chẳng sợ khó mà đều phải ráng sức trèo lên. Còn một bực cũng còn duy trì lòng sắt đá mà sau được điều tốt đẹp siêu quần. Ngoài phép thời thì lời luôn nhỏ nhẹ, diễn luận không thể cùng để còn dành cho chỗ truyền tâm pháp, dành chỉ chỗ cho được thành chánh pháp.
Pháp, pháp, pháp vốn không pháp, pháp tại tánh mình; Diên đầu hống, Khảm ly giao cùng Kim Mộc đều hiệp, Tam huê tụ, Ngũ đảnh triều ngươn, dữơng dục Thánh thai, kết thành một hột Mạch mễ châu là được thoát phàm thành thánh. Đó mới thiệt là chơn diệu pháp ta nay chỉ rõ cho ngươi tỉnh ngộ.

QUY Y TĂNG: là điều chỉnh bởi chẳng mến cảnh trần.
Lòng phải cho thật chánh, ý phải cho chân thành, chậm rãi mà bước đi làm một bậc đại trượng phu chẳng sợ điều cùng khổ, cho bụi trần cần mau rửa sạch, hiểu biết thấu hết đường sanh tử, luân hồi. Chỉ có người ngộ đạo mới biết đặng đường chơn nẻo giả; phải cùng quấy, tà cùng chánh xấu tốt đều do bởi tự trí mình. Nếu không có căn học phật tâm thì pháp không cầm nổi, nên dẩu gặp đạo rồi cũng có ý chẳng siêng, cứ lo chuyện hư danh, lại sợ đói, sợ lạnh lại sợ nghèo, mỗi ngày đều lo từ sáng đến tối không giờ an tịnh. Hay cứ mãi lo già cùng trẻ, cháu cùng con canh cánh nơi lòng, mỗi ngày đều thấy khổ cực, việc tu hành cũng không được cho siêng. Rồi cũng còn nào mến việc ái ân, tham muốn nhiều của cải… muôn điều không muốn bỏ hết, sao được gọi quy y tăng?
Luận về quy y tăng là lòng ở thế nhưng không mến thế, thân tuy ở tục mà lòng không mê tục thì điều đó mới thiệt có chỗ hay. Cứ đủ 12 canh giờ năng tu tịnh được thì mình tuy ở tục nhưng lại có được tánh trong, lý của Trời một mảy cũng không thấy tình tục thì tăng với tục cũng đều có chia rõ đôi bờ, hai nẻo khác nhau; nên **c cùng trong cũng không được mở thì làm thế nào để được thành công. Nhắc kẽ hiền lương hãy mau tỉnh ngộ, xét nét kỹ nơi mình phải làm thế nào mới thoát lìa được chỗ biển khổ, hang sâu.

Luận về Tăng vốn thiệt là danh tánh của Chơn nhơn, do siêng tham ngộ mới được thông diệu lý: Vận hô hấp điều chơn tức, ra Huyền vào Tẩn với suối nước cam lồ làm nhuần trăm mạch, gặp được thuốc trường sanh giúp Chơn dương động thấu Tam quang, chuyển vào Ngũ đảnh, gặp được Huỳnh bà làm mai ước giúp Anh nhi, Xá nữ gần nhau…
Kinh truyền đời huyền diệu vô cùng, vô hạn cảnh tốt mà kết được một hột Cưủ khúc minh châu, hào quang rỡ rỡ. Luật tam quy, người tu hành vâng theo y lý thì sẽ đem Tam bửu luyện về một mối, kết được chữ Kim đơn.

Thần Quang hỏi:”Giá nhứt tự tinh vi chi đạo, đệ tử chưa thông cúi xin thầy từ bi chỉ giáo”
Lão Tổ phân rằng;

Thiệt một chữ, trong Vô cực là điểm linh tánh ở tại Tây phương, đại thánh nhơn cốt dùng chỉ ở chơn kinh vô tự. Nơi đông độ tất cả chúng sanh cùng muôn vật đều có nhứt khiếu linh căn trong tam giới, nên mới được chỗ để sanh thành.
Thiệt một chữ, an Thiên địa Lưỡng nghi chia định, sanh âm dương, sanh trai gái mới chế lập căn người.
Thiệt một chữ, sanh Tam bửu, Tam cang lãnh gồm Tam tài dựng thành Tam giới để chống đỡ Càn Khôn.
Thiệt một chữ, sanh Tứ sanh, Tứ tướng định ngôi, thông bốn phương chia bốn mùa Thu, Đông, Xuân, Hạ,.
Thiệt một chữ, sanh Ngũ cốc, Ngũ khí vận hoá sanh Ngũ hồ cùng Ngũ nhạc, lại sanh cả Ngũ hành.
Ngũ hồ là: Đơn Dương, Động Đình, Phan dương , Hanh thảo, Thái hồ nên trong thiên hạ vị chi có ngũ hồ, hay 5 hồ vậy.
Ngũ nhạc là: Đông nhạc thái sơn, Tây nhạc Huê sơn, Tam nhạc Hoành sơn, Bắc nhạc Hằng sơn, Trung nhạc trung sơn nên trong thiên hạ chỉ sanh ra Ngũ nhạc, lại chia sanh được Ngũ hành là kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
Thiệt một chữ, sanh Lục mễ, Lục khí đi chia Tánh; an Lục hào trong Dịch quái hoá Lục thú, Lục đạo luân hồi.
Thiệt một chữ, sanh Thất khổng lại sanh Thất chánh ,mỗi một phương lập Thất tú, Bắc đẩu, Thất tinh.
Thiệt một chữ, sanh Bát quái, sanh Bát đại thánh thần, chia tám phương, chế ngự tám biển Bát bộ long thần.
Thiệt một chữ, sanh Chín sông, Cửu khúc định châu; chia Chín cung có Chín ải, Cửu chuyển thành Đơn.
Thiệt một chữ, sanh một ngàn mười Phật, chưởng định án độ Mười phương, lại chế xuống Thập điện Diêm quân.
Thịêt một chữ, tùng Vô cực Tiên thiên vận hoá, sanh ra ngàn Phật cùng muôn Tổ lại thêm vô số Chơn nhơn.
Sanh Tinh đẩu, sanh Núi sông, cỏ cây, muôn tánh.
Thiệt một chữ, nói chẳng cùng huyền cơ diệu huẩn nên người thông hiểu được một thì muôn việc cũng đều thông, không sanh cũng không tử.

Lão Tổ ngâm rồi, Thần Quang vui mừng chẳng xiết, chỉ vốn một chữ Tiên thiên đại đạo mà có được vô cùng tạo hoá, mà tâm thần phát sáng láng lên. Vùng nhớ lại lời Lão Tổ có nói cái số Nhứt-Tam-Ngũ là: Chánh đạo tinh vi chi lý, hễ minh rõ được thì tóm trở về lại nơi ở Hà đồ trong Dịch: Trời sanh ra số Nhứt, Tam, Ngũ. Đất cũng sanh số Nhị, Tứ, Lục chi lý mình mà chưa rõ ý lắm? Chi bằng cầu hỏi lại cho minh bạch, liền quỳ xuống nói rằng: Thưa thầy, đệ tử chưa hiểu rõ cái lý của số Nhứt- Tam- Ngũ và Nhị- Tứ- Lục cúi xin thầy từ bi chỉ bảo.

Lão Tổ nói: Số Nhứt- Tam- Ngũ hiệp thành con số chin. Trong Kinh dịch có nói: Dương dùng Cửu (số chín), còn số nhị và tứ cộng lại thành số sáu nên trong Kinh dịch cũng còn nói: Âm dùng Lục (số sáu). Số chín thuộc dương vì nó có chân khí nhẹ trong, nổi lên làm trời; số sáu thuộc âm có chân khí nặng và **c, ngưng rớt xuống làm đất, cho nên việc tu hành người quân tử phải bỏ **c thì mới lấy được trong.
Vì thế mà Thánh nhơn trong tam giáo đều chỉ dùng số một, ba, năm cộng thành số chin mà không dùng số hai và bốn hiệp cộng thành số sáu, cho nên trí sáng láng của thánh nhơn mau rõ biết được cõi thiên đường và địa ngục. Do vậy mà hễ lành thì được siêu, còn dữ thì bị đọa thửa lý rất minh, bàng môn chánh giáo gì cũng đều rõ biết được.
Thần Quang hỏi: Cái số Nhị, số Tứ làm sao cho phân biệt?

Lão Tổ đáp rằng: Nhị giã là Tâm, Viên, Ý, Mã còn Tứ giã là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt đều gọi là tứ tướng. Số hai và số bốn, hiệp thành số sáu kêu là Lục căn. Lục căn sinh ra Lục tặc, rồi biến lìa ra Lục trần bởi cớ ấy cho nên mới có Lục đạo luân hồi chuyễn kiếp.
Bèn thiệt: ” Đạo người” số hai là Tâm, Viên, Ý, Mã. Còn “đạo con súc vật” là số bốn, Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt. Phàm con người có cái Chơn tánh, hồi lúc còn ở khí tiên thiên ở trong bụng mẹ thì có được một đường khí này tương thông với mẹ. Lúc đó Tâm, Viên, Ý, Mã đều tụ hội, Tứ tướng đều còn được hịêp hoà, chỉ có một khiếu là thông được Tam bửu và Ngũ ngươn hỗn hiệp lại thành một mà cái thai biết động; tục gọi là thai máy nhưng không biết nói, chừng đến mười tháng thai đủ hình cũng như trái dưa chín rụng, thì mới hạ thai.

Đó cũng nghĩa là thai quay đầu trở xuống sanh ra trong khí Hậu thiên, nên liền sau đó phải cắt đứt lìa đoạn rún, chừng đó khí Tiên thiên mới thâu, rồi khí hậu thiên tiếp vào mà thai mới ra được khỏi lòng mẹ, mà hoãng hốt kêu lên một tiếng khổ A! Bởi cớ ấy người mới rớt xuống vòng khổ hải, khó trở về lại được 
nguồn cội. Vòng khổ hải là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt ấy là bốn biển khổ lớn của người.
Lão Tổ lại nói: Cho nên hễ cái tánh mà xu phụ nghe theo tứ tướng là: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt ấy thì mới thật là bốn biển khổ lớn mà phải chịu đoạ theo như: Tánh theo con mắt, đoạ vào nơi đẻ trứng. Tánh theo lỗ tai, đoạ vào nơi đẻ giống con, tánh theo lỗ mũi, đoạ vào nơi giống đại trùng. Tánh theo lỗ miệng, đoạ vào nơi sanh hoá sanh (hoá sanh như là chuột hoá dơi, lươn hoá chồn, v.v…)
Tâm, Viên, Ý, Mã lại còn sanh biến ra Lục dục, rồi hoá ra Lục trần liên kết bằng một luồng khí nặng, **c rồi ngưng xuống làm địa ngục. Rồi người chuyển làm súc, súc chuyển làm người luân hồi chẳng dứt. Cho nên sách có nói: Người ban đầu tánh vốn lành do tánh gần nhau, sau tập nhiễm lần lần rồi cách xa nhau là có vậy. Lão Tổ nói rồi liền ngâm bài kệ rằng:

Hễ là quy giới dụng lời thanh.
Ta chỉ cho ngươi một khiếu lành.
Bốn tướng ba lòng mau quét sạch.
Dữ mười, tà tám chớ nên sanh.
Luyện thành nhứt phẩm gồm Tam bửu.
Lục tặc thân lưu tại cấm thành.
Hô hấp giao thông trong một khiếu.
Ra vào hai cửa tận Huyền ranh.
Tùng kim lạc cảnh mau về xứ.
Nào sợ Diêm la thập điện hành.
Ấy thiệt Thần Tiên là đạo chánh.
Ngồi nằm đi đứng để vào tâm.

Thần Quang nghe nói liền thưa rằng:” Ơn Thầy tế độ xin chịu cho đệ tử một trăm lạy và xin thầy từ bi chỉ dạy Tam quang, Cửu khiếu tại chỗ nào?”
Lão Tổ nói: Tam quang, Cửu khiếu chẳng phải tầm thường, nếu rõ chỗ đó thì tránh khỏi thập điện Diêm quân, thay được Hào Quái, đổi được Quái Tượng trong thân người, đó là việc chẳng phải nhỏ. Nay đồ đệ mới bước tới đường đạo, chớ khá lo lường việc lớn này vội và lại nói rằng: Cái đạo lý ấy tên là Tối thượng thừa, hay độ từ người phàm cốt hóa được Tiên chơn, tụ được Nhứt điểm chơn tánh mà siêu tam giới, giúp cho mười phương muôn vạn sinh linh đều trở về gốc.
Thần Quang cầu xin nghe giải hai chữ Tánh- Mạng căn nguyên, trong 12 giờ tại chỗ nào để an thân lập mạng. Lão Tổ rằng:

Lúc ngủ như trong núi Thạch đảo.
Khi thức, bay ra biển, lên trên không.
Chỗ ngồi hằng sáng hoài chẳng tối.
Khi đi rộng lớn như biển.
Vận hành Nhựt, Nguyệt, giáp Tý.
Chứng minh chưng vòng Phật đạo.
Sớm mai và chiều Phương Đông mọc, Phương Tây lặn. Giờ tý, giờ ngọ, Phương Nam, Phương Bắc thông nhau.
Về tại Huỳnh đình an dưỡng.
Hoảng hốt diệu dụng vô cùng.
Tua khá (sơ ý) dùng tâm theo lấy.
Chớ khá sơ ý buông trôi.
Một điểm linh quang Xá lợi hiện, thì xuống nước không chìm, vào lửa không cháy.
Lão Tổ nói rồi ngâm bốn câu thi rằng:

Người ở trong trần chẳng sống lâu.
Khó nghe phép Phật đạo diệu mầu.
Nhược bằng đại đạo người nghe được.
Luyện tựu Âm, Dương sớm gặp chầu.

Lão Tổ ngâm rồi thì nói: Đồ đệ hãy nghe ta phân hai chữ Âm Dương, Tánh Mạng gồm trong Tam tài chi lý.
Trời mà không mặt Nhựt, mặt Nguyệt thì chẳng đặng huyền tinh quái đẩu. Đất không nước, lửa chẳng đặng nuôi sống muôn loài. Trên không trung không có mây gió thì muôn loài chẳng đặng thơ thới. Phương không Nam Bắc, bốn phương chẳng đặng ổn an. Quái không có Khảm Ly thì nước lửa khó đặng lên xuống mà làm thành công dụng. Thời không Tý, Ngọ khó phân được đêm ngày. Người không Tánh Mạng thì cái thân không có đặng kẽ chủ trì. Do vậy, nếu lìa khỏi Âm Dương thì muôn vật lấy đâu ra mà sanh sản, lấy đâu ra mà làm sự sống, lấy đâu ra mà có Phật, Thánh, Tiên.

Thần Quang hỏi: Sao gọi là cao sáng sánh với trời, rộng dài sánh với đất?
Lão Tổ nói:Trong Dịch đạo lấy Càn quái làm trời, Khôn quái làm đất. Buổi tiên thiên ngôi trời ở trên, ngôi đất ở dưới, sau khi sanh ra khỏi bụng mẹ, cắt rún rồi thì khóc lên một tiếng tứ tướng đều mới được khai mở ra, thì lúc đó cũng là lúc Càn Khôn nghiêng ngửa. Cung Càn mất khí dương trong Hào quái thì huyết nó tự biến làm cung ly; Chữ Ly ấy gọi là “Lìa”, lìa khỏi nhà cửa Tiên thiên thì khó mong trở về lại được cung Khôn, do cung Khôn đặng khí dương trong cung Càn biến qua làm thành cung Khảm; chữ khảm có nghĩa là bị hãm vào vậy. Cho nên khi một điểm Chơn dương bị hãm vào Hậu thiên, nơi Đơn điền thì con người chẳng đặng hùơn nguyên trở về nguồn cội được. Còn rộng và dày ấy là âm khí nặng **c của cung Khôn vậy.

Đến khi người mà muốn được trở về nguồn cội ở cung Khôn, thì phải biết đem cái Chơn âm bên trong lửa của cung Ly, vận đưa nó trả về cung Khảm, đổi lấy Chơn dương trong cung Khảm ra, khiến cho Chơn dương mất thì ba Hào âm đều ngưng trả lại làm thành cung Khôn làm đất; Rồi đem cái Chơn dương của nước trong cung Khảm hấp dẫn chuyễn lên trên lửa của cung Ly, hoán đỗi lấy Chơn âm của cung Ly trả trở về điền lại vào cung Khảm, thì nó sẽ chơn kết thiệt trở lại làm thành cung Càn, thì trời đất đều được định vị trở lại. Nên nói Đất rộng dày, sánh cùng Trời cao, sáng ấy là chỉ khí khinh thanh của trời đất âm dương hợp nhất lại được vậy.

Hay nóI: Cung càn của Trời rất cao sáng, sánh với cung Khôn rất dày rộng của Đất, khiến trời đất định được ngôi mà phản bổn huờn nguyên trở về nguồn gốc, mà siêu tam giới vậy.
Trong thân người Trời thiệt là chủ cái Tánh, Đất thiệt là khách của cái Mạng. Nên người tu tập cho được thường thanh thường tịnh, thì cũng luyện đặng âm dương qui về hiệp nhứt, trời đất đều được trở về gốc mà tạo lập đặng thiên địa, tạo hoá chi cơ cho mình. Chừng đó thì trời đất chẳng còn câu thúc được mình, rồi cũng có lo chi thập điện Diêm quân đến đòi mạng? Nếu nguời biết đặng cái lý của Tạo hoá này mở được bốn phương đường tiến về đỉnh Linh Sơn thì Hội Linh Sơn sẽ hội họp tại thân người; Cho nên trong bụng thường luôn vận Chơn kinh, khi cung Nê hoàng chia ra được chủ khách, nghe to rõ một tiếng thì sẽ được tiêu diêu tự tại, vỗ tay một cái là thoát khỏi hồng trần.

Thần Quang nghe Lão Tổ diễn đạo rồi mới biết được căn do sinh tử tánh mạng, trong lòng vui mừng chẳng xiết, và nói thầm: Uổng cho ta tốn công thuyết pháp mấy chục năm dư, mà chẳng từng gặp đặng căn duyên. Nay rõ biết đặng nẻo huyền diệu rồi, mới biết sự diển kinh sách là chẳng ích lơi chi.
Nhưng Lão Tổ biết được và nói: Lời luận của đồ đệ còn sái, bởi việc phổ độ chúng sanh phải dùng kinh sách, trừ ra bực thượng thừa kinh sách đã bác lãm rồi, thì mới dùng chơn kinh vô tự này. Bởi kinh giả, là lộ giả dẫn dụ người nhập đạo tu hành, kinh là các mối đường để dẫn người vào đường đạo, chừng nào có người tỉnh ngộ rồi thì phải biết tầm sư mà hỏi đạo. Sau khi đặng đắc ngộ rồi, thì kinh chỉ dùng làm kiểu mẫu, như lời vàng, đá chi ngôn để xét đường chơn giả, phải quấy mà phân biệt bàng môn hay chánh giáo.

Chớ chẳng phải dạy người tụng kinh mà thoát khỏi điều sống chết, diễn kinh thuyết pháp mà thoát khỏi được tay của thập địa Diêm quân. Lại nữa, dù chơn kinh hay giả kinh gì cũng chẳng phải ở nơi giấy mực, mà chính ở nơi khẩu khuyết, tâm truyền. Nhưng phải biết hết các kinh hữu tự thì mới gọi là bác lãm thượng thừa.
Nay đồ đệ đặng pháp chơn truyền, vậy đồ đệ có biết Lục Thần Triều Tôn chưa?
Thần Quang nói: “Đệ tử đã đặng nhứt điểm ấn chứng” .
Lão Tổ nói : “ Nay đồ đệ đã được đạo Thần tiên, ngày sau sẽ đặng lên Kim tiên, phải khá dặn lòng cho cẩn thận .”
Thần Quang nghe rồi tỉnh ngộ, vội vàng quỳ xuống đảnh lễ tạ ơn và xin thầy từ bi phân Châu thiên, Tạo hoá chi nguyên cho đệ tử rõ đường tiêu trưởng chi cơ, gian đoạn chi xứ cớ nào chưa biết!
Lão Tổ nói: Phật là Tâm, Tâm là Phật . Không người không ta thì không chúng sanh, tam tâm tứ tướng cũng đều quét sạch; thập ác bát tà trừ nhanh, ân ái dục tình một mảy cũng chẳng nhĩêm; tham, sân ,si, ái ố giận hờn cũng đừng cho sanh. 
Gắng giữ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu bốn buổi tu luyện 12 canh giờ cho đạo luôn ngự ở nơi mình, chớ khá lơi là thì khỏi sợ bị thập điện Diêm quân đến ngõ. Thường làm bạn với Phật di đà và cỗ Phật quan âm Bồ Tát, mình giữ lấy mình tránh gây oan nghiệt. Chờ đến khi Trời nổ lên một tiếng nghe thật sự thất kinh (giựt mình), thì cung Nê hoàng mở sáng làm cho mình như tỉnh ngộ một giấc mơ màng, mà được siêu Tam giới, một tiếng tịch mịch ra được khỏi chổ khổ ải trầm luân.
Nhược bằng sáu cửa không đóng chặt, thì Lục tặc ngoài cửa tới loạn hành làm cho chủ nhơn người sẽ bị hôn mê loạn tánh, cho nên phải cẩn thận đề phòng Lục tặc kéo đến. Nếu để bị Lục tặc vào nhà, rồi trộm bửu bối của mình thì chừng đó cả nhà già, trẻ, gái trai chẳng được an(hoà) thân, làm cho chủ nhơn ông bốn gốc đều suy…Cái lý tiêu trưởng là vậy đó, đồ đệ khá dè lòng.
(khoản nói trên đây là để luyện cái Tâm không, mà trừ Lục tặc.)
Thần Quang hỏi: Lục tặc phản chủ là cớ làm sao?
Lão Tổ nói: Lục tặc vốn thiệt do cái Tâm làm chủ, cai trị lớn nhỏ đám ma quân này, nếu cái tâm yếu đuối không an, không tịnh thì Lục tặc bèn lấn lên làm loạn. Lời tục thường nói quân nhược thì thần cường, hễ vua yếu thì tôi mạnh, còn đạo hễ cái tâm yếu thì Lục tặc mạnh dấy lên.

Thần Quang hỏi:” Làm sao gọi rằng trứng Gà và con Gà là Càn- Khôn và trước có trứng sau có Gà, hay là trước có Gà sau có trứng”
Lão Tổ phân rằng: Trong buổi hỗn độn chưa mở trời đất, không có trứng mà cũng không có gà heo chi cả, duy chỉ có hai làn khí trong và **c, lộn lạo kết thành một khối, đó thiệt là khí tiên thiên vô cực. Phải chờ đến giờ tý, nhứt dương sanh thì cái tánh động của thanh khí mới có cảm, cũng như thanh khí trong trứng gà đến giờ sửu nhị dương sanh, mạng động thì khí trược xung lên như trong trứng gà có màu vàng. Lúc đó gọi âm dương mới giao cảm, hai khí âm dương được tương thông hòa hợp cùng nhau, thì mới kêu là Vô cực sanh Thái cực. 
Đến giờ dần mẹo trứng gà khải mở, mới chia khí hỗn độn thành hai mà kêu là Thái cực sanh Lưỡng nghi ( tròng trắng với tròng đỏ trứng gà ). Chừng đó trứng mới sanh ra gà. Như vậy, trước thiệt có trứng rồi sau đó mới có gà.

Nếu ai rõ được cái lý này, thì hiểu được máy thiên cơ của Tạo Hoá. Trong sách Nho có nói: Thiên vi kê tử bạch, Địa vi kê tử huỳnh. Có nghĩa Trời là tròng trắng Đất là tròng đỏ, còn trứng gà là Lưỡng nghi vậy.
( luận về trứng gà trên đây là ý phân khí hỗn độn Vô cực, Thái cực và Lưỡng nghi cũng là luận cái đạo trong mình con người y như vậy)
Thần Quang hỏi:”Thưa thầy niệm Phật là tưởng ai?”
Lão Tổ đáp rằng: Niệm Phật là tưởng bổn tánh
Thần Quang hỏi:”Nếu trừ hết bổn tánh còn lại thiệt là ai?”
Lão Tổ đáp rằng :Còn lại Linh Quang phát hiện
Thần Quang hỏi:”Linh quang phát hiện ở tại đâu, trong mười hai giờ lập mạng tại chỗ nào?”
Lão Tổ trả lời rằng: Ở tại rừng Song lâm thọ chỗ “Tâm điền”
Thần Quang hỏi:”Nếu đốt hết rừng Song lâm, thì Kim quang phát hiện ở tại đâu?”
Lão Tổ nói: Rừng song lâm hư rồi ẩn vào cung Thái hư.
Thần Quang hỏi:” Nếu tôi phá đến cung Thái hư thì tại đâu an thân, lập mạng?”
Lão Tổ đáp rằng: Nếu phá cung Thái hư rồi thì kim quang phát hiện, phần từ hư không Vô cực, (Nê hoàng cung) là nhảy ra khỏi Càn Khôn, Tam giới.
(chỗ này nói luyện đến kiến tánh thành Phật)
Thần Quang hỏi:Tam giới ở đâu?

Lão Tổ nói Tam giới là: Đông độ là Bà sa thế giới, còn Tây phương là Cực lạc thế giới. Đây mới thiệt là quê hương của trẻ già trai gái, chỗ này mới gọi là Vô cực chi khí, muôn loài sanh ra cũng nhờ nhứt điểm khí Tiên thiên, Vô cực nơi này mà đặng tánh linh, đó cũng là căn bổn của muôn loài vậy. Còn nơi Đông độ, chúng sanh nhiều kẻ tu hành nhưng còn mê muội, do tàng ẩn trong thế giới Bà sa mà lại lầm tưởng đặng về Tây phương, Cực lạc. Nào té ra tất cả đều bất thông chơn tánh, chẳng ai hiểu rõ được mình thì khó trở về được nguồn cội.
Thần Quang hỏi:”Tây phương ở tại đâu?”
Lão Tổ nói: Chỗ sáng sáng rỡ rỡ là cung Cực lạc, đi đủ mười muôn tám ngàn dặm thì Tây phương ở trước mắt. Đáng cười cho người mê muội chẳng thông, đem mình vào đường tối mà không chịu tỉnh ngộ quay chơn trở lại.

Thần Quang hỏi:”Trong 12 giờ quy y tại chỗ nào và phúng tụng kinh chi?”
Lão Tổ đáp rằng: Quy y tại chỗ: Vô bồng tháp. Hễ người tu hành đến bực thượng thừa thì một câu kinh Vô tự cũng chẳng nên mở miệng nói ra, nói thì thần khí tán mà phải năng luyện Pháp luân thường chuyển.
Thần Quang hỏi:”Tại chỗ nào kêu Vô bồng pháp?”
Lão Tổ nói: tại nơi trong mình lựa phải kiếm bên ngoài, đó chính là hột Xá lợi (kim đơn) bất kể ngày đêm thường chói sáng, chỗ này còn có tên gọi là cung Huỳnh đình.
Thần Quang hỏi:”Thưa thầy sao gọi là Tam tâm, tam hội?”

Lão Tổ phân rằng: Nhãn là quá khứ tâm, do Nhiên đăng Phật liên trì hội; Nhĩ là hiện tại tâm,Thích ca Phật Linh Sơn hội; Tỷ là vị lai Phật tâm, do Di Lặc Phật an dưỡng hội.
Thần Quang hỏi:”Thưa thầy sao gọi là Tam thiên đại thiên thế giới?”
Lão Tổ đáp rằng: Quá khứ Phật cai quản Thiên hồng phấn thế giới. Hiện tại Phật cai quản thiên hạ Bà sa thế giới. Vị lai Phật cai quản thiên hạ Thanh đạm thế giới. Lão Tổ nói rồi ngâm bốn câu thi rằng:
Luyện thành đồng sắt mấy xuân thu
Diệu pháp muôn đời chẳng lợt lu
Tiếng nổ biển sao cùng đất rúng
Bốn Châu trời đất khắp ngao du

Thần Quang hỏi:”Sao gọi kinh tứ tự, kinh lục tự?”
Lão Tổ nói rằng:Thưở trước Văn thù Bồ Tát hỏi Đức thê tôn rằng:” Đệ tử dùng thành thiệt kinh tứ tự phải, hay kinh lục tự phải?” Đức Thế tôn nói: Tứ tự, lục tự cũng chẳng qua dẫn dụ người nhập đạo tu hành. Tỷ như: vào sơ hội dùng kinh Tứ tự để dẫn dụ công khanh; Nhị hội dùng kinh Lục tự, dẫn dụ hiền lương; Tam hội dùng kinh Thập tự để dẫn dụ quần sanh.
Còn kinh Vô cực, Thái cực, Hoàng cực, Tam tự kinh đó tên là Đơn kinh, năm ngàn 48 Phật. Mở tám mươi bốn ngàn cửa, giáo hoá dẫn độ nhơn sanh nên dùng kinh hữu tự. Trong kinh có nói muốn hiểu thấu đường sống chết, thì cũng phải bái câu nhứt tự làm gốc, pháp bất nhị môn; nghĩa là pháp chỉ có một, không có hai đó là duy chỉ dùng Vô tự chơn kinh thì người mới được siêu phàm nhập thánh. 
Lão Tổ nói rồi ngâm bốn câu thi rằng:

Chơn kinh chẳng dụng bút cùng nghiêng
Trên giấy chép kinh chẳng thiệt truyền
Sáng ý hiểu thông đường diệu lý
Minh tâm kiến tánh rõ huyền cơ
Người người sẵn có kinh Vô tự
Chớ để nhọc lòng lúc triết biên
Đại đạo từ xưa không một chữ
Ngày đêm bốn chữ sáng liên miên
HỰU
Huyển thâm tuy nhỏ sánh trời cao.
Diễn luận chơn kinh rõ mấy Hào.
Ba tạng gồm về nhì, lục bộ.
Trong ngoài thân thể nhẹ nhường phao.

Lão Tổ ngâm rồi thì nói rằng: Mười hai bộ kinh chơn diệu phẩm đều ở trong mình người chứ chẳng phải kinh ấy ở ngoài, do thề gian có nhiều người mê muội lại chẳng hiểu trong kinh còn có chỉ về việc siêu sanh liễu tử, mà cũng chẵng chịu hiểu ra. Lại còn thêm nhiều hạng sa môn ưa dùng nhiều thứ kinh, thêm đánh trống, gõ mỏ, chọi đẫu nhịp sanh, ca vận với lầm tưởng là siêu độ được quỷ hồn, mà chẳng biết mình đang làm quấy; chẳng bền dạ tịnh thiền, miệng ăn thịt cá hôi tanh mà tụng kinh niệm phật, làm điều giả dối rồi cầu lạy dưng hương, thượng văn đốt sớ, khi dễ phật môn thì kẻ dối cùng chủ đám với vong hồn sẽ bị gia tội lên tam đẳng. Lại cũng còn rất nhiều bật Sa tăng, chưng nghĩ rằng mình giáo hoá được thập phương, nhưng rốt cuộc cũng lâm chung mà khi chết lại còn bị thêm Tam đồ thọ khỗn.
Nay ta khuyên đồ đệ tỉnh ngộ dè lòng, xét đường chơn giả phải khá tin nơi Vô tự chơn kinh để trước tiên siêu độ lấy mình, sau siêu độ đến tôn thân rồi chưởng giáo Đông độ, truyền 28 phật tánh để dìu dắt nguyên nhơn, giữ gìn căn đạo. Vậy muốn cầu cho đặng Hoàng thai, phải tua khá khử bàng, tùng chánh; tầm minh sư khẩu truyền y-bát thì mới được liễu tử siêu sanh.
- Nói rồi Lão Tổ ngâm 4 câu thi rằng:
                                                        con tiep phan sau...                                                    

Không có nhận xét nào: