Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Tầm nhìn của Đức Khổng Tử về nhân sinh quan


Tam thập nhi lập
Tứ thập nhi bất hoặc
Ngũ thập nhi tri thiên mệnh
Lục thập nhi nhĩ thuận
Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ. (Luận Ngữ)
Khổng Tử tên là Khâu, tự là Trọng Ni, sinh ngày 27 tháng 8 năm 551 trước Công nguyên, tại ấp Trâu, làng Xương Bình, nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn ĐôngTrung Quốc) trong một gia đình mà ông tổ ba đời vốn thuộc dòng quí tộc sa sút từ nước Tống dời đến nước Lỗ. Cha của Khổng Khâu, Thúc Lương Ngột (cháu 13 đời của Vi Tử Diễn, anh của vua Trụ nhà Thương) là quan võ thuộc ấp Trâu, đến 70 tuổi mới lấy Nhan thị mà sinh ra ông. Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử , hay gọi gọn hơn là Khổng Tử . 'Tử' ngoài ý nghĩa là 'con' ra còn có nghĩa là "Thầy". Do vậy Khổng Tử  là Thầy Khổng.
Trong suốt gần 20 năm, từ năm 34 tuổi, Khổng Tử dẫn học trò đi khắp các nước trong vùng để truyền bá các tư tưởng và tìm người dùng các tư tưởng đó. Có nơi ông được trọng dụng nhưng cũng có nơi ông bị coi thường. Năm 51 tuổi, ông quay lại nước Lỗ và được giao coi thành Trung Đô, năm sau được thăng chức Đại tư khấu (coi việc hình pháp), kiêm quyền tể tướng. Sau ba tháng, nước Lỗ trở nên thịnh trị. Nhưng rồi bị ly gián, dèm pha, ông bèn từ chức và lại ra đi một lần nữa.
Năm 68 tuổi, Khổng Tử trở về nước Lỗ, tiếp tục dạy học và bắt tay vào soạn sách. Ông mất tháng 4 năm 479 TCN, thọ 73 tuổi.
Các sách kinh điển
Các sách kinh điển của Nho giáo đều hình thành từ thời kỳ Nho giáo nguyên thủy. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Hệ thống kinh điển đó hầu hết viết về xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hướng biện luận về xã hội, về chính trị, về đạo đức là những tư tưởng cốt lõi của Nho gia.
Kinh Thi: sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai "học Kinh Thi chưa?", người con trả lời "chưa". Khổng Tử nói "Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao" (sách Luận ngữ).
Kinh Thư: ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ: ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" (sách Luận ngữ).
Kinh Dịch: nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dươngbát quái,... Đời ChuChu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu: ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói, "Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này". Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất. (Xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.)
Kinh Nhạc: do Khổng tử hiệu đính nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên trong Kinh Lễ gọi là Nhạc ký. Như vậy lục kinh chỉ còn lại ngũ kinh.
Luận ngữ: ghi lại lời dạy của Khổng Tử do học trò của ông ghi chép lại sau khi ông mất (Luận ngữ = các lời bình luận).
Đại học: dạy phép làm người để trở thành bậc quân tử. Sách này do Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử, dựa trên lời dạy của ông soạn ra (Đại học = sự học lớn).
Trung Dung: dạy người ta cách sống dung hòa, không thiên lệch. Sách này do người cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, học trò của Tăng Tử, còn gọi là Tử Tư soạn ra (Trung = ý muốn nói cái Tâm không lệch bên này hay bên kia, Dung = có nghĩa dung dưỡng, giữ mãi ở mức như vậy).
Mạnh Tử: ghi lại lời dạy của Mạnh Tử. Mạnh Tử tên thật là Mạnh Kha, là người tiêu biểu nhất sau Khổng Tử, thuộc dòng Tử Tư, phát triển tư tưởng của Khổng Tử ở thời Chiến Quốc (390-305 trước công nguyên).
Nội dung cơ bản của Nho giáo
Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử (quân = kẻ làm vua, quân tử = chỉ tầng lớp trên trong xã hội, phân biệt với "tiểu nhân", những người thấp kém về điạ vị xã hội; sau "quân tử" còn chỉ cả phẩm chất đạo đức: những người cao thượng, phẩm chất tốt đẹp, phân biệt với "tiểu nhân" là những người thiếu đạo đức hoặc đạo đức chưa hoàn thiện. Điều này có thể được lí giải bởi đối tượng mà Nho giáo hướng đến trước tiên là những người cầm quyền). Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo" (Đạo không đơn giản chỉ là đạo lí. Nho gia hình dung cả vũ trụ được cấu thành từ các nhân tố đạo đức, và Đạo ở đây bao chứa cả nguyên lí vận hành chung của vũ trụ, vấn đề là nguyên lí đó là những nguyên lí đạo đức do Nho gia đề xướng (hoặc như họ tự nhận là phát hiện ra) và cần phải tuân theo. Trời giáng mệnh làm vua cho kẻ nào có Đạo, tức là nắm được đạo trời, biết sợ mệnh trời. Đạo vận hành trong vũ trụ khi giáng vào con người sẽ được gọi là Mệnh). Cần phải hiểu cơ sơ triết lí của Nho giáo mới nắm được logic phát triển và tồn tại của nó
 Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức... để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Tam Cương và Ngũ Thường là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam Tòng và Tứ Đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng người trong xã hội giữ được Tam Cương, Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức thì xã hội được an bình.
Tam Cương: Tam là ba;Cương là giềng mối; Tam Cương là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu thê (vợ chồng).
Quân thần: Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt công minh, tôi trung thành một dạ.
Cha con:Cha hiền con hiếu. Cha có nghĩa vụ nuổi dạy con cái,con phải hiếu đễ và nuôi dưỡng cha khi cha về già
Vợ chồng: Chồng phải yêu thương và đối xử công bằng với vợ;vợ chung thủy tuyệt đối với chồng
Ngũ Thường: Ngũ là năm; Thường là hằng có; Ngũ Thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật.
Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải.
Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người.
Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai.
Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.
Tam Tòng: Tam là ba; Tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải theo, gồm: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"
Tại gia tòng phụ: nghĩa là, người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha,
Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng,
Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con"
Tứ Đức: Tứ là bốn; Đức là tính tốt. Tứ Đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải có, là: Công - Dung - Ngôn - Hạnh.
Công: khéo léo trong việc làm.
Dung: hòa nhã trong sắc diện.
Ngôn: mềm mại trong lời nói.
Hạnh: nhu mì trong tính nết.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
Đạt Đạo. Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ thường, hay Ngũ luân Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là Tam thường hay còn gọi là Tam tòng.
Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là ngũ thường.
Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
 Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
Đó chính là những điều quan trọng nhất trong các kinh sách của Nho giáo, chúng được tóm gọi lại trong chín chữ: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Và đến lượt mình, chín chữ đó chỉ nhằm phục vụ mục đích cai trị mà thôi.
Quân tử ban đầu có nghĩa là người cai trị, người có đạo đức và biết thi, thư, lễ, nhạc. Tuy nhiên, sau này từ đó còn có thể chỉ những người có đạo đức mà không cần phải có quyền. Ngược lại, những người có quyền mà không có đạo đức thì được gọi là tiểu nhân (như dân thường).
Triết học
Dù Khổng giáo thường được người Trung Quốc tin theo như một tôn giáo, vẫn tồn tại những cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một tôn giáo không, bởi Khổng giáo ít đề cập tới các vấn đề thần học hay duy linh (quỷ thần, kiếp sau, vân vân).
Các môn đồ Khổng Tử được chấp nhận chủ yếu bởi họ dựa trên nền tảng quan điểm phổ thông Trung Quốc. Khổng Tử đề cao mối quan hệ gia đình,thờ cúng tổ tiên, trẻ kính trọng già, vợ tôn trọng chồng, và gia đình là căn bản cho một chính phủ lý tưởng. Ông đã tuyên bố rõ nguyên tắc nổi tiếng, "Sở kỷ vật dục mạc thi ư nhân" (cái gì mình không thích thì đừng làm cho người khác). Ông cũng luôn mơ về thời quá khứ, và thúc giục người Trung Quốc, đặc biệt là tầng lớp chính trị, tự đổi mới mình dựa trên những hình mẫu quá khứ.
Đạo đức
Lý thuyết đạo đức của Khổng tử dựa trên ba quan niệm chính:
Khi Khổng tử trưởng thành, lễ được xem là ba khía cạnh sau trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày. Lễ được xem là xuất phát từ trời. Nhưng Khổng từ đã tranh luận rằng lễ không phải từ trời mà từ người. Ông xem lễ là tất cả các hành động của một cá nhân nhằm xây dựng một xã hội lý tưởng. Lễ, theo Khổng tử, đã trở thành mọi hành động của cá nhân nhằm đạt được thể diện cho mình. Và các hành động này có thể là tốt hoặc xấu. Nhìn chung, các cố gắng để thu nhận một cuộc sống hưởng thụ trước mắt là xấu còn những cố gắng để làm cho cuộc sống tốt hơn lơn về lâu dài là tốt. Quan niệm này là làm đúng việc vào đúng thời điểm.
Đối với Khổng tử, nghĩa là nguồn gốc của lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn. Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại . Một ví dụ sống theo nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
Cũng như lễ xuất phát từ nghĩa, thì nghĩa cũng xuất phát từ nhân . Nhân là cách cư xử tốt với mọi người. Hệ thống đạo đức của ông dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp có được như một quyền lực thần thánh. Để sống mà được cai trị bằng nhân thì thậm chí còn tốt hơn là sống trong luật pháp của nghĩa. Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng tử: ông đã tranh luận rằng người ta phải luôn đối xử với người khác đúng như những gì họ muốn người khác đối xử với họ. Đức hạnh theo Khổng tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người.
Ông áp dụng nguyên tắc trên như sau: "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác; cái gì mà ta muốn thì cho kẻ khác"
Chính trị
Tư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng "lễ nghĩa" và đạo đức tự nhiên của con người, chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc. Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: 1. "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vây tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." (Tứ Thư - Luận Ngữ, NXB QĐND 2003) Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, có lẽ vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời kỳ đó, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế quyền lực của những nhà cai trị. Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Thậm chí trên nét mặt, phải luôn thể hiện sự trung thực. Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên. Điều này đòi hỏi người dưới phài đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm. Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu vua không ra vua, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa là đúng đắn bởi vì kẻ bạo chúa giống một tên trộm hơn là một vị vua.
 Khổng Tử  cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn sinh thành, biến hoá không ngừng theo đạo của nó. Sự vận động biến hoá ấy bắt nguồn từ mối liên hệ, tương tác giữ hai lực âm và dương trong một thể thống nhất thái cực, trời đấttương thôitrung hòa để vạn vật sinh hoá mãi. Cái lực vô hình ấy ông gọi là đạo,thiên lý, đó là thịnh đức, là đạo chí thành của trời đất, là cái gốc của thiên hạ. Do cái gốc ấy mà cũng như dòng nước chảy mọi vật đều trôi đi ngày đêm không ngừng, không nghỉ.
Vì đạo là huyền vi sâu kín, mầu nhiệm mạnh mẽ, lưu hành khắp vũ trụ, định phép sống cho vạn vật, con người ta không thể cưỡng lại được nên ông gọi làthiên mệnh và vì thế ông cho rằng trời có ý chí, làm chủ tể vũ trụ, làm sao cải được mệnh trời. Ong cho rằng hiểu biết mệnh Trời là là một điều kiện tất yếu để trở thành con người hoàn thiện. Đã tin có mệnh, biết mệnh thì phải sợ mệnh và thuận mệnh đó là cái đức của người quân tử  người quân tử có ba điều sợ: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhânsợ lời thánh nhân, vì vậy ông tin vào số mệnh sống chết có mệnh giàu sang do Trời. Tuy nhiên ông lại không tán thành quan điểm cứ nhắm mắt dựa vào thiên mệnh, ông luôn yêu cầu mọi người phải chú trọng vào sự nỗ lực học tập, làm việc tận tâm, tận lực, còn việc thành bại như thế nào lúc đó mới là do ý Trời. Ong cũng tin có quỷ thần và cho rằng là do khí thiêng trong trời đất tạo thành song ông lại cho rằng quỷ thần không có tác dụng chi phối đời sống con người nên ông phê phán mê tín sùng bái quỷ thần kêu gọi mọi người hãy chú trọng vào việc làm của mình. Theo ông trí thông minh, khôn ngoan của con người đối lập với mê tín, quỷ thần. Như vậy quan điểm của ông luôn có những tính chất mâu thuẫn khi chống lại chủ nghĩa thần bí, tôn giáo đương thời ông thừa nhận sự vật, hiện tượng trong tự nhiên luôn luôn tự vận động biến hóa không phụ thuộc vào mệnh trời. Nhưng mặt khác ông lại cho rằng trời có ý chí và có thể chi phối vận mệnh con người đó là một bước lùi trong tư  tưởng triết học của ông.
Những nguyên lý đạo đức căn bản nhất trong học thuyết của ông là: nhânlễtrí,dũng... trong đó chữ nhân được đề cập với ý nghĩa sâu rộng nhất, nó được coi là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người và những quan hệ giữa người với người. Về mặt lý luận theo ông do sự chi phối của thiên lýđạocác sự vật, hiện tượng trong vũ trụ luôn biến hoá không ngừng nhờ sự trung hòa giữa âm dương, trời đất… Trung là các gốc lớn của thiên hạ mọi vật do đó mà nảy sinh, tiến hóa. Hoa là đạo thông đạt của thiên hạ mọi vật đều nhờ đó mà thông hành (trung dung). Con người là kết quả bẩm thụ tinh khí của âm dương, trời đất mà sinh thành. Đạo sống của con người là phải trung dungtrung thứ, nghĩa là sống đúng với mình và sống phải với người đó chính là chữ nhân. Ong chủ trương dùng nhân đức để giáo hóa con người, cải tạo xã hội. Trong việc giáo dục đạo đức nhân nghĩa cho con người ông chủ trương hữu giáo vô loại. Người có đức nhân là người làm được năm điều trong thiên hạ:
1.     Cung thì không khinh nhờn
2.     Khoan thì được lòng người
3.     Tín thì người tin cậy
4.     Mẫn thì có công
5.     Huệ thì đủ khiến được người
Nhân còn biết thương người, và biết ghét người. Người có đức nhân là người trước làm những điều khó sau đó mới nghĩ đến thu hoạch kết quả. Nhân đâu phải xa bởi bản tính con người là thiệnNhưng vì con người quen thói đời, mê vật dục nên thấy nhân xa mình đó thôiNhân là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người nên nhân chính là đạo làm người sở kỷ bất dục vật thi ư nhân, mình muốn thành đạt thì cũng giúp người thành đạt. Theo ông nhân có thể yên lặng, vững trãi như núi, bao nhiêu đức tính khác đều bởi nó mà sinh racon người có phẩm chất chất phác, tình cảm chân thực là điều kiện cần thiết để trau dồi đức nhân. Còn những kẻ thích trau chuốt, hình thức, ăn nói khéo léo là ít đức nhân  (xảo ngôn, lệnh sắc tiển hỉ nhân). Người muốn đạt đức nhân phải là người có trí và dũng. Có thể có người trí mà không có nhân nhưng không thể là người nhân mà thiếu trí. Nhờ có trí con người mới có sự sáng suốt, minh mẫn để hiểu biết được đạo lý, xét đoán được sự việc, phân biệt được phải trái, thiện ác, để trau dồi đạo đức và hành động hợp với thiên lý. Nếu không có trí sáng suốt thì chẳng những không giúp được người mà còn làm hại đến thân mình nữa. Trí không phải ngẫu nhiên mà có nó chỉ được hình thành khi người ta trải qua quá trình học tập, tu dưỡng. Nếu không học thì dù có thiện tâm nhân đức, trung tín đến đâu cũng bị cái ngu muội, phóng đãng, phản loạn…che mờ.
Trung thứtrung là hết lòng hết dạ, thành tâm, thật ý, thứ là suy lòng ta ra lòng người, thương mình như thương người, việc gì mình không muốn chớ đem cho người.
Theo ông mục đích cao nhất của học không chỉ để biết đạo mà phải ra giúp xã hội, giúp đời, giúp người (tu nhân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Học phải cố gắng không mệt mỏi kẻ nào không cố công tìm hiểu ta chẳng dạy cho, kẻ nào không bộc lộ được tư tưởng của mình ta chẳng khai sáng cho, kẻ nào ta bày một mà không biết hai ta chẳng dạy nữa. Ong luôn khuyên mọi người học phải nghe nhiều rồi chọn điều hay mà theo, thấy nhiều để xét cho rõ cái hay, cái dở mà nhớ lấy đó là điều quan trọng để trở thành trí giả. Ong cho rằng bản chất ban sơ bản tính con người ta đều giống nhau, đều có tính bản thiện (nhân chi sơ tính bản thiện) nhưng vì nhiễm thói quen và do hoàn cảnh nên họ thành ra khác nhau trừ có bậc thượng trí và hạ ngu là không thay đổi nết của mình.
Theo ông người muốn đạt nhân chỉ có trí thôi chưa đủ mà cần phải có dũng khínữa kẻ nhân tất hữu dũng nhưng người dũng chưa chắc có nhân. Dũng không phải là kẻ ỷ vào sức mạnh, vì lợi mà suy nghĩ và hành động bất chấp đạo lý, người có nhân có dũng phải là người có thể tỏ rõ ý kiến của mình một cách cao minh có thể hành động một cách thanh cao, tự chủ được mình, quả cảm xả thân vì nhân nghĩa, lập nhân và đạt nhânKhi cơn thiếu thốn cực khó không nao núng làm mất nhân cách của mình, khi đầy đủ sung túc không ngả nghiêng xa rời đạo lý. Người nhân có dũng sẽ sẵn sàngvì nhân mà sát nhân, chứ không phải giữ mạng sống của mình mà hại nhân .
Nếu thịnh đức của trời đất là sinh thành, chí thiện thì cái gốc của con người lànhân, nhờ đó mà dân tốt, nước yên, thiên hạ bình trị. Nhưng do xã hội thời đó đạo đức suy vi nên ông đưa ra học thuyết nhân trị và chính danh định phận đó là hoài bão, ý nguyện kinh bang tế  thế, gần như suốt đời của ông, dẫu cho người đời chê cười là biết việc chẳng làm được mà vẫn làm cho đến cuối đời khi gắng sức mà không thành công ông phải ngửa mặt nên trời mà than đó là do mệnh Trời để tự an ủi mình.
Theo ông nguyên nhân khiến cho xã hội loạn lạc là do danh thực rối loạn, xã hội đã xa rời đạo lý nhân nghĩa muốn ổn định trật tự  xã hội phải giáo hóa đạo đức và thực hiện chủ nghĩa chính danh định phận. Ong cho rằng mỗi người mỗi vật sinh ra đều có một địa vị công dụng nhất định ứng với nó là một danh nhất định nếu danh không hợp với thực là loạn danhChính danh là làm mọi việc cho ngay thẳng, người nào có địa vị bổn phận chính đáng của người ấy, trên dưới, vua tôi, cha con trật tự phân minh vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua, vua cho ra vua, tôi cho ra tôi, cha cho ra cha, con cho ra con. Đó là một nước thịnh trị, lễ nghĩa, nhân đức, danh phận vẹn toàn. Ong đã chia xã hội thành những mối quan hệ gọi là một luân như : vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Đối với quan hệ vua tôi ông chủ trương thượng hiền không phân biệt đẳng cấp xuất thân của người ấy, trong việc chính trị phải biết trọng dụng người hiền đức, tài cán và rộng lượng với những kẻ cộng sự, vua phải tự mình làm thiện, phải làm trước thiên hạ để nêu gương và phải chịu khó lo liệu giúp đỡ dân. Đối với đạo cha con, con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu, cha đối với con phải lấy lòng từ ái làm trọng. Dù rất nhiều mặt nhưng cốt lõi phải ở tâm thành kínhđời nay hễ thấy ai nuôi được cha mẹ thì người ta khen là có hiếu, nhưng loài thú vật người ta cũng nuôi được vậy nên nuôi cha mẹ mà chẳng kính trọng thì có khác gì nuôi thú vật đâu.
Trong việc trị nước, cũng như tu thân, học đạo sửa mình ông rất chú trọngnhânlễ. Dùng lễ để khôi phục lại trật tự , phép tắc, luân lý xã hội khiến cho mọi người trở về với đạo. Ong còn cho rằng nhạcthithư cũng là phương tiện để giáo hóa con người góp phần ổn định và phát triển xã hội hướng tâm người ta tới cái chânthiệnmỹ.
Như vậy trong triết học của khổng tử các phạm trù nhânlễtrídũng… chính danhđịnh phận có nội dung hết sức phong phú, thống nhất với nhau, luôn thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đây là kết tinh rực rỡ trong triết lý nhân sinh của ông.
st

Không có nhận xét nào: