Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Khưu Trường Xuân Chơn Nhân tác giả Tây du ký


Lý Chí Thường Trường xuân Chân nhân tây du ký 

Trích lời dẫn của người dịch
Khưu Trường xuân tên thật là Khưu Xứ Cơ, tự là Thông Mật, hiệu là Trường xuân tử, quê ở Thê Hà, Đăng Châu (nay thuộc tỉnh Sơn Đông). Ông được Nguyên Thái tổ tức Thành cát Tư hãn (1162-1227) mời đến triều đình Mông Cổ, cách Trung Quốc vạn dặm về phía Tây.
Nguyên Thái tổ phái hai mươi chiến sĩ Mông Cổ đi mời, dẫn đường, hộ tống quốc khách. Khưu Chân nhân sang Tây Tạng, đem theo mười tám đệ tử. Nguyên Thế tổ hỏi về phép trị nước, Chân nhân bảo lấy kính Trời yêu dân (kính Thiên ái dân) làm gốc. Nguyên Thế tổ lại hỏi về thuật sống lâu (trường sinh cửu thị), Chân nhân đáp hãy giữ lòng trong sạch ít ham muốn (thanh tâm quả dục) làm căn bản.
Nguyên Thế tổ rất đẹp dạ, tặng Chân nhân danh hiệu Thần tiên, phong tước Đại tông sư, giao cho Chân nhân chủ trì Trường xuân cung, cai quản Đạo giáo cả nước, nhờ thế mà Toàn chân giáo cực thịnh.
Toàn chân giáo (cũng gọi Toàn chân đạo, Toàn chân phái) do Vương Trùng dương sáng lập vào đầu đời Kim (triều nhà Kim bắt đầu năm 1115). Toàn chân phái chủ trương Tam giáo hợp nhất, tính mệnh song tu, hoặc tu tính trước tu mệnh sau. Toàn chân phái chiếm lĩnh trọn phương bắc Trung Quốc, còn phương nam là giang sơn của phái Chính nhất (chuyên về phù lục).
Vương Trùng dương có bảy đại đệ tử được đời tôn là Bắc thất chân (bảy vị Chân nhân phương bắc), sau này họ lập thành bảy chi phái của Toàn chân giáo:
1. Mã Ngọc lập Ngộ tiên phái, chuyên về thanh tĩnh, lý luận thanh đàm và luyện nội đơn.
2. Đàm Xứ Đoan lập Nam vô phái, bảo thủ chủ trương của Vương Trùng dương.
3. Lưu Xứ Huyền lập Tùy sơn phái.
4. Khưu Xứ Cơ lập Long môn phái, có ảnh hưởng nhất so với sáu chi phái kia. [Long môn cũng là tên núi, thuộc Lưỡng Châu, Khưu Chân nhân hay ẩn cư ở núi này. Tác phẩm chủ yếu của ông là Đại đan chân chỉ, trình bày chỗ bí yếu của thuật luyện đan (ngồi thiền) là tính mệnh song tu (vừa tu tính vừa tu mệnh).]
5. Vương Xứ Nhất lập Du sơn phái.
6. Hác Đại Thông lập Hoa sơn phái.
7. Tôn Bất Nhị (trước khi xuất gia là vợ của Mã Ngọc) lập Thanh tịnh phái.
Cuộc đời tu hành của Bắc thất chân được tiểu thuyết hóa thành truyện Thất chơn nhơn quả. Sang nửa sau thế kỷ XX, vào những năm sáu mươi, nhà văn Kim Dung (Hong Kong) đưa tất cả bảy nhân vật này vào truyện chưởng với biệt hiệu Toàn chân Thất tử.
st

Không có nhận xét nào: